Học Phân tích Kỹ thuật chuẩn CMT (Hồi II - Chương 4): Phương pháp xác định các ngưỡng Kháng cự/Hỗ trợ, Đỉnh/Đáy quan trọng (Bài 4)

Học Phân tích Kỹ thuật chuẩn CMT (Hồi II - Chương 4): Phương pháp xác định các ngưỡng Kháng cự/Hỗ trợ, Đỉnh/Đáy quan trọng (Bài 4)

Học Phân tích Kỹ thuật chuẩn CMT (Hồi II - Chương 4): Phương pháp xác định các ngưỡng Kháng cự/Hỗ trợ, Đỉnh/Đáy quan trọng (Bài 4)

Mạc An

Junior Mod
Thành viên BQT
Trial mod
17,848
84,342
HỌC PHÂN TÍCH KỸ THUẬT CHUẨN CMT là 1 series của TraderViet, được đăng vào lúc 20:00 các tối thứ 3 và thứ 5 hàng tuần mới mục đích giúp anh em cùng ôn tập CMT. Series này sẽ được TraderViet biên tập lại dựa trên giáo trình thi CMT.

Các điểm đảo chiều (Đỉnh/Đáy, Hỗ trợ/Kháng cự) quan trọng được xác định như thế nào?


Điểm đảo chiều càng quan trọng thì chúng là các ngưỡng Hỗ trợ hoặc Kháng cự càng quan trọng. Có một số cách để xác định một điểm đảo chiều quan trọng. Mời anh em cùng nghiên cứu:

Phương pháp DeMark & Williams


Tom DeMark và Larry Williams đều sử dụng chung một phương pháp để xác định điểm đảo chiều, đó là sử dụng 2 thanh giá bên cạnh trước và sau thanh giá đảo chiều tiềm năng, để xác định xem đó có phải là đỉnh/đáy đảo chiều quan trọng không.
  • Để xác định 1 thanh giá có đóng vai trò là đáy đảo chiều không, bạn hãy xem 2 thanh liền kề trước nó và sau nó (tổng cộng là 4 thanh: 2 liền kề trước và 2 liền kề sau). Nếu 2 thanh liền kề này có đáy cao hơn, thì đó là 1 đáy đảo chiều quan trọng.
  • Ngược lại, để xem 1 thanh giá có đóng vai trò là đỉnh đảo chiều không, bạn cũng xem 2 thanh liền kề trước vào sau nó. Nếu 2 thanh liền kề có đỉnh thấp hơn, thì đó là 1 đỉnh đảo chiều.
  • Số lượng thanh ở hai bên có thể được tăng lên để xem xét tầm quan trọng của đỉnh/đáy. Số lượng thanh xác nhận càng cao thì mức đỉnh/đáy càng quan trọng.
upload_2022-7-12_15-47-2.png


Ví dụ, hãy xem Hình phía trên (trong giáo trình). Các đỉnh và đáy quan trọng đều được đánh dấu bằng mũi tên, bởi chúng đều có 2 thanh liền trước và liền sau có đỉnh/đáy thấp hơn/cao hơn. Điểm (a) không phải là đáy đảo chiều vì nó có thanh giá thứ 2 bên phải tạo đáy thấp hơn. Tương tự như vậy, Điểm (b) không phải là một đỉnh đảo chiều bởi nó có thanh giá thứ 2 bên trái tạo đỉnh cao hơn. Còn với điểm (c), chúng ta chưa thể xác định nó có phải là đáy đảo chiều không, bởi thanh giá thứ 2 bên phải chưa xuất hiện.

upload_2022-7-12_15-49-38.png


Phía trên là 1 ví dụ (nằm ngoài giáo trình) về tầm quan trọng của các đỉnh/đáy đảo chiều. Đỉnh đảo chiều tại (1) sẽ quan trọng hơn tại (2), bởi bên cạnh (1) là rất nhiều các thanh có đỉnh thấp hơn, trong khi bên cạnh (2) chỉ là 5 thanh có đỉnh thấp hơn.

Phương pháp tính theo phần trăm


Một phương pháp khác để xác định các đáy quan trọng là quyết định trước xem giá sẽ tăng bao nhiêu % rồi điều chỉnh bao nhiêu %; hoặc giảm bao nhiêu % rồi phục hồi bao nhiêu % để tạo thành đáy/đỉnh. Ví dụ: Nếu bạn quyết định sử dụng cột mốc 5%, th bất kỳ lúc nào giá giảm hơn 5%, sau đó tăng hơn 1% sẽ xác định mức đáy 5%. Phần trăm được sử dụng càng lớn thì điểm đảo chiều càng quan trọng, nhưng nó sẽ xuất hiện ít thường xuyên hơn.

Phương pháp 2 ngày của Gann


Phương pháp 2 ngày của W. D. Gann cũng tương tự như phương pháp của DeMark & Williams, nhưng nó chỉ sử dụng 2 thanh giá kế tiếp (bên phải); và để xác nhận đáy, chúng ta cần quan sát đỉnh của 2 thanh giá kế tiếp, trong khi để xác nhận đỉnh, chúng ta cần quan sát đáy của 2 thanh giá kế tiếp:
  • Để xác định 1 điểm hỗ trợ - hoặc đáy đảo chiều, chúng ta cần quan sát 2 ngày tiếp theo. Nếu hai ngày này có đỉnh cao hơn thanh giá quan sát, thì đáy của thanh giá đó là một hỗ trợ.
  • Ban đầu, Gann sử dụng 3 ngày để xác định điểm hỗ trợ, kháng cự nhưng sau đó ông đã đổi thành sử dụng 2 ngày (theo Krausz - 1998).
  • Tương tự như vậy, một điểm kháng cự hoặc đỉnh đảo chiều được xác nhận khi nó theo sau bởi hai thanh liên tiếp có mức đáy thấp hơn.
upload_2022-7-12_15-50-53.png


Hình minh họa bên trên giống với hình minh họa trong ví dụ về phương pháp DeMark & Williams, ngoại trừ việc các điểm đảo chiều được xác định bằng cách sử dụng quy tắc của Gann. Sự khác biệt giữa hai biểu đồ là tại các Điểm (a), (b), (c) và (d); chúng là các đáy/đỉnh đảo chiều theo quy tắc Gann mà không phải là đỉnh/đáy đảo chiều theo phương pháp DeMark/Williams.

Phương pháp dựa trên Khối lượng


Những ngày giao dịch có Khối lượng rất lớn cũng có thể dùng để xác định một điểm đảo chiều. Khối lượng cao cho thấy rằng hoạt động giao dịch tại ngày đó lớn hơn bình thường. Hình bên dưới cho thấy sự đảo chiều xuất hiện trong một ngày giao dịch có khối lượng lớn, tạo ra một điểm đảo chiều và mức kháng cự mạnh trong tương lai.

upload_2022-7-12_15-52-0.png


Những mô hình khối lượng như hình trên thường xảy ra ở giai đoạn cảm xúc thị trường tăng cao, chúng biểu thị một cơn bán tháo trong hoảng loạn tại đỉnh hoặc thậm chí là tại đáy.

Trong Hình phía trên, khối lượng tăng đột biến vào ngày 28 tháng 4 năm 2015 đi kèm với mô hình outside bar, trong đó cây nến ngày hôm đó có biên độ lớn, với đỉnh cao hơn đỉnh của cây nến trước đó, đáy thấp hơn đáy của cây nến trước đó, và đóng cửa lại gần mức đáy thấp nhất. Những mô hình này có thể xuất hiện mà không có khối lượng lớn, nhưng khi khối lượng lớn xuất hiện, chúng là một tín hiệu tuyệt vời cho thấy xu hướng tăng giá đã đạt đến đỉnh và sẽ là ngưỡng kháng cự mạnh trong tương lai.



Phía trên là toàn bộ chương I được biên tập lại bởi TraderViet (rút gọn bớt, và tóm vào những ý chính quan trọng). Anh em đọc và tham khảo, nếu có gì phản biện hoặc yêu cầu anh em có thể để lại comment để chúng mình biết nhé. Anh em nào muốn ôn luyện thì để lại comment để được tag vào các bài sau nhé!

Chúc anh em ôn tập tốt!
Nguồn: Giáo trình CMT
 

Giới thiệu sách Trading hay
Phương Pháp Mới Để Giao Dịch Kiếm Sống

Quyển sách của Tiến sỹ Alexander Elder đề cập đến những vấn đề cơ bản và cần thiết nhất với các trader. Sách được đánh giá rất cao trên toàn cầu
Ad cho mình hỏi theo phương pháp 2 ngày của Gann :
" Để xác định 1 điểm hỗ trợ - hoặc đáy đảo chiều, chúng ta cần quan sát 2 thanh giá kế tiếp bên phải. Nếu 2 thanh này có đỉnh cao hơn thanh giá quan sát, thì đáy của thanh giá đó là một hỗ trợ"

Câu hỏi: lý thuyết đúng có quy định: đỉnh thanh giá thứ 2 cao hơn đỉnh thứ 1 , đỉnh thanh giá thứ 1 cao hơn đáy đảo chiều
HAY CHỈ CẦN đỉnh thứ 2 cao hơn đáy đảo chiều nhưng thấp hơn đỉnh thanh giá thứ 1 vẫn được
 
Ad cho mình hỏi theo phương pháp 2 ngày của Gann :
" Để xác định 1 điểm hỗ trợ - hoặc đáy đảo chiều, chúng ta cần quan sát 2 thanh giá kế tiếp bên phải. Nếu 2 thanh này có đỉnh cao hơn thanh giá quan sát, thì đáy của thanh giá đó là một hỗ trợ"

Câu hỏi: lý thuyết đúng có quy định: đỉnh thanh giá thứ 2 cao hơn đỉnh thứ 1 , đỉnh thanh giá thứ 1 cao hơn đáy đảo chiều
HAY CHỈ CẦN đỉnh thứ 2 cao hơn đáy đảo chiều nhưng thấp hơn đỉnh thanh giá thứ 1 vẫn được
chỉ cần so sánh với đỉnh của thanh giá quan sát là được nhé bác!
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 238 Xem / 18 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 933 Xem / 62 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 137 Xem / 3 Trả lời
  • Berkeley trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 92 Xem / 2 Trả lời
  • LuTienSinh trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 107 Xem / 3 Trả lời
  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 23,967 Xem / 81 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 230 Xem / 9 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên