Học Phân tích Kỹ thuật chuẩn CMT (Hồi II - Chương 7): Những điều bên lề thú vị về Mô hình Biểu đồ (bài 2)

Học Phân tích Kỹ thuật chuẩn CMT (Hồi II - Chương 7): Những điều bên lề thú vị về Mô hình Biểu đồ (bài 2)

Học Phân tích Kỹ thuật chuẩn CMT (Hồi II - Chương 7): Những điều bên lề thú vị về Mô hình Biểu đồ (bài 2)

Mạc An

Junior Mod
Thành viên BQT
Trial mod
17,859
84,399
HỌC PHÂN TÍCH KỸ THUẬT CHUẨN CMT là 1 series của TraderViet, được đăng vào lúc 20:00 các tối thứ 3 và thứ 5 hàng tuần mới mục đích giúp anh em cùng ôn tập CMT. Series này sẽ được TraderViet biên tập lại dựa trên giáo trình thi CMT.
----


Hello anh em,

Hôm nay chúng ta lại đến với series CMT. Sr anh em vì có những lúc không lên bài, anh em thông cảm vì cái dạng bài này đọc rất cực (nhiều chữ :D)

Mời anh em cùng tìm hiểu những điều bên lề thú vị về mô hình biểu đồ nào:

Các mô hình có tồn tại không?


Một số học giả và nhà giao dịch tin rằng các mô hình giá không tồn tại. Họ tin rằng hành động giá là hoàn toàn ngẫu nhiên và không thể giải mã được. Và câu hỏi liệu thị trường có chuyển động 1 cách trật tự hay không vẫn là 1 dấu hỏi khổng lồ mà bao thập kỷ qua vẫn chưa ai trả lời chính xác được.

Tuy nhiên, ngay cả khi thị trường chuyển động 1 cách trật tự, thì các mô hình toán học hiện tại vẫn không nhận ra được, vì nó rất phức tạp. Các mô hình ứng dụng lý thuyết hỗn mang, trí tuệ nhân tạo và toán học huyền bí để đọc vị chuyển động thị trường có thể hữu ích trong tương lai, nhưng hiện tại thì chưa có ai làm được.

Một số nhà phân tích kỹ thuật tin rằng mô hình giá tồn tại, nhưng như phần lớn, họ không có cơ sở về mặt toán học để chứng minh tính hợp lệ của chúng. Bài báo của Hasan Hodzic năm 2010 (http://arora.ccs.neu.edu) dường như cung cấp bằng chứng cho thấy con người có thể học cách phân biệt các mô hình và dữ liệu thực từ các chuỗi ngẫu nhiên, trong khi máy tính thì không thể.

Nếu hành động giá có trật tự và tạo nên các mô hình, thì nguyên nhân nào dẫn đến chúng? Đây đã là một cuộc tranh luận đã diễn ra trong ít nhất một thế kỷ và được đúc kết thành một niềm tin rằng: Các mô hình là kết quả của hành vi con người & chúng không thể giải thích được.

Và đó là lý do tại sao các nhà phân tích kỹ thuật rất quan tâm đến các nghiên cứu mới về tài chính hành vi cũng như thần kinh học. Họ hy vọng rằng những thành kiến và xu hướng trong hành vi của con người sẽ được đo lường vào 1 thời điểm nào đó trong tương lai, để giải thích tại sao các mô hình giá đang tồn tại.

Tài chính hành vi và nhận dạng mô hình


Có 1 thực tế cần thừa nhận về các mô hình biểu đồ (hoặc mô hình giá) là chúng chưa được chứng minh tồn tại hoặc sinh lợi. Mặc dù nhiều nhà đầu tư và nhà giao dịch có thể kiếm lợi nhuận nhờ một số mô hình nhất định, nhưng nó lại phụ thuộc vào người sử dụng và không có công thức hoặc bằng chứng nào cụ thể để khẳng định rằng họ tiếp tục làm được điều đó trong tương lai. Điều này dựa trên những yếu tố hành vi đặc trưng của loài người như sau:
  • Con người có xu hướng dựa vào các dữ liệu và thông tin có được để từ đó “ngoại suy” ra 1 mô hình nào đó trong khi chúng không tồn tại. Đây là một hành động nguy hiểm đặc biệt, vì việc mong muốn được thấy một mô hình nào đó có thể khiến họ phạm phải sai lầm.
  • Con người thường rất kém trong bộ môn thống kê và có xu hướng đặt nặng những gì xảy ra gần nhất, hơn những gì được thống kê một cách cụ thể. Nó giống như việc đồng xu, mặc dù có xác suất thống kê là 50% cho việc xuất hiện 1 mặt sấp hoặc ngửa; tuy nhiên, nếu 3 lần gần nhất là mặt ngửa thì chúng ta luôn mặc định lần tung thứ 4 sẽ là mặt sấp.
  • Con người cũng có xu hướng xem tương lai sẽ giống như quá khứ và thích nhìn về phía sau hơn là hướng về phía trước. Vì lý do này, con người gặp khó khăn trong việc nhận biết khi nào các mô hình trong quá khứ không còn giá trị. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng não bộ con người tiết ra dopamine (một chất hóa học tạo cảm giác khoái cảm), nên khi họ đã thực hiện được những hành động mang lại hiệu quả trước đó, thì họ mặc định là tương lai cũng như vậy. Vấn đề này đặc biệt phổ biến và rất nguy hiểm trong thị trường tài chính, nơi mà mọi thứ luôn biến đổi liên tục. Chắc hẳn anh em cũng đã từng rơi vào những trạng thái hưng phấn tương tự khi thắng 1 chuỗi dài và thắng lớn, đến mức anh em tự tin rằng mình sẽ nhanh giàu có đến nơi, đó chính là chất dopamine, nên hãy cẩn thận đừng để nó "tiết ra" nhiều quá nhé :D
Trong một thế giới không có sự thay đổi, cách tốt nhất để tìm pho mát là quay trở lại vị trí mà nó đã được tìm thấy trước đây. Tuy nhiên, trong một thế giới luôn thay đổi, cách tốt nhất để tìm pho mát là tìm kiếm một nơi nào đó mới” - Burnham. Nói cách khác, những nhà giao dịch với mô hình biểu đồ và theo xu hướng nên linh hoạt hơn là tin vào sự ổn định của các mô hình trước đó. Như Schwager đã từng gợi ý rằng: Lợi nhuận kiếm được từ các mô hình thất bại thường lớn hơn so với các mô hình đúng.

Máy tính và việc nhận diện mô hình


Các nhà phân tích kỹ thuật bắt đầu phát hiện ra các mô hình biểu đồ trong thời kỳ mà biểu đồ được vẽ bằng tay, cập nhật hàng ngày. Ngoài các đường xu hướng, mô hình chính là sự khởi đầu của phân tích kỹ thuật. Các nhà giao dịch tại sàn (floor trader) khi đó vẫn vẽ biểu đồ giá trong ngày bằng tay để sử dụng trong các giao dịch ngắn hạn, nhưng máy tính đã thay đổi đáng kể điều này. Hiện nay, các phần mềm biểu đồ cung cấp những chuyển giá nhỏ đến từng phút, thậm chí là từng tick và từ chúng, chúng ta có thể nhận diện ra nhiều mô hình khác nhau. Tuy nhiên, với việc phần mềm thay thế cho công việc thủ công, “cảm giác” của nhà giao dịch đối với hành động giá không còn được “chân thật” như trước. Và điều gì cũng có tính hai mặt của nó:
  • Máy tính không làm cho việc nghiên cứu các mô hình trở nên dễ dàng hơn. Đầu tiên, các mô hình thay đổi và điều chỉnh theo những thị trường mới. Một số mô hình cũ dường như không còn hoạt động tốt nữa, và một số mô hình mới khác đã thay thế. Bên cạnh đó, các mô hình cũng được xác định một cách chủ quan bởi các nhà giao dịch và chúng hình thành dựa trên trực quan hơn là dựa trên toán học. Chỉ thông qua thực hành, sai lầm và kinh nghiệm thì nhà phân tích kỹ thuật mới có thể nhận ra các mô hình một cách nhất quán. Đây là cách mà nghệ thuật phân tích kỹ thuật đánh bại máy tính; và mặc dù máy tính hiện đang chiếm ưu thế trong cả việc vẽ và phân tích, các mô hình biểu đồ vẫn tồn tại và được nhiều người sử dụng. Việc phân tích các mô hình vẫn sẽ còn, mặc dù đã bắt đầu có ít người chú trọng hơn vào nó.
  • Tuy nhiên, nói đi thì cũng nói lại, máy tính có thể giúp các nhà giao dịch tính toán nhanh hơn nhiều tỷ lệ, các mức trung bình, v.v.. Việc sử dụng máy tính cũng giúp nhà phân tích kỹ thuật kiểm tra, back test độ chính xác và ý nghĩa thống kê của chiến lược. Với sự ra đời của máy tính, giờ đây chúng ta có thể nghiên cứu một cách khách quan nhiều chỉ báo dao động, giá trị trung bình và các phương pháp khác mà trước đây không thể nào nghiên cứu. Máy tính đã "làm sạch" rất nhiều các khuôn mẫu vô giá trị và loại bỏ những thứ ít hoặc không có giá trị. Nó khiến phân tích kỹ thuật trở nên cân bằng hơn, giữa khoa học và nghệ thuật.

Thị trường ngày nay và việc nhận diện mô hình


Tất nhiên, thị trường đã thay đổi rất nhiều kể từ khi phân tích kỹ thuật và các mô hình lần đầu xuất hiện. Ngày nay, các mô hình đã trở nên kém chính xác hơn. Đầu tiên, việc kiến thức phân tích kỹ thuật của các nhà giao dịch tăng lên đã dẫn đến việc nhận biết các mô hình cụ thể khi chúng xảy ra dễ dàng hơn. Khi một mô hình được công nhận và áp dụng rộng rãi, hiệu quả của nó sẽ giảm đi. Do đó, các mô hình biểu đồ áp dụng vào thị trường chứng khoán có xu hướng kém chính xác hơn nếu chúng được sử dụng nhiều hơn so với các mô hình mà ít nhà giao dịch biết đến.

Trên thị trường chứng khoán, quyền sở hữu cổ phiếu đã trở nên tập trung vào một nhóm nhỏ được xem như là những “bàn tay vô hình”. Họ có xu hướng hành động cùng nhau khi tin tức được công bố; do đó, để không mất đi đặc quyền và quyền lợi của mình, họ sẽ khiến cho các mô hình phải thất bại. Mặc dù rất khó chứng minh, nhưng khi một tổ chức lớn là chủ sở hữu, chi phối của một lượng lớn cổ phiếu và có kiến thức về phân tích kỹ thuật, thì họ sẽ “thao túng” các mô hình biểu đồ, và gây ra các phá vỡ giả. Điều này có thể ảnh hưởng xấu đến những nhà giao dịch sử dụng mô hình biểu đồ.

Cuối cùng, sự ra đời của các công cụ phái sinh khổng lồ đã ảnh hưởng đến hành động giá và khối lượng giao dịch chứng khoán - thay vì những lý do liên quan đến doanh nghiệp như thời kỳ đầu, khiến cho các Mô hình biểu đồ trở nên khó lường hơn bao giờ hết.

TÀI LIỆU ĐỌC THÊM

Có rất nhiều sách tham khảo hay chuyên về mô hình giá. Anh em có thể google, tải về và đọc thêm (Mình giữ nguyên tên tiếng Anh)
  • Encyclopedia of Chart Patterns - Thomas N. Bulkowski
  • How Charts Can Help You in the Stock Market - William Jiler
  • How Technical Analysis Works - Bruce Kamich
  • Profits in the Stock Market - H. M. Gartley
  • Technical Analysis by Jack Schwager Technical Analysis Explained - Martin Pring
  • Technical Analysis of Stock Trends - Robert Edwards, John Magee, and W. Bassetti
  • Technical Analysis of the Financial Markets - John Murphy
Các Mô hình trên biểu đồ PnF:
  • Point and Figure Charting - Thomas J. Dorsey
  • Study Helps in Point & Figure Technique - Alexander Wheelan
  • The Chartcraft Method of Point and Figure Trading - Abe Cohen, Earl Blumenthal, Michael Burke
  • The Definitive Guide to Point and Figure - Jeremy du Plessis
Các Mô hình giá ngắn hạn:
  • Connors on Advanced Trading Strategies - Laurence Connors
  • Dave Landry's 10 Best Swing Trading Patterns and Strategies - David Landry
  • Encyclopedia of Candlestick Charts - Thomas N. Bulkowski
  • Japanese Candlestick Charting Techniques - Steve Nison
  • Long-Term Secrets to Short-Term Trading - Larry Williams
  • Market Wizards - Jack Schwager
  • New Concepts in Technical Trading Systems - J. Welles Wilder, Jr.
  • Street Smarts - Laurence Connors, Linda Bradford Raschke
  • Trading Systems and Methods - Perry J. Kaufman
  • Trade Chart Patterns Like the Pros - Suri Duddella
[TBODY] [/TBODY]
Phía trên là những điều bên lề về mô hình biểu đồ, trong bài tới chúng ta sẽ bắt đầu tìm hiểu chi tiết về các mô hình, anh em đón đọc nhé!



Bài học phía trên được biên tập lại bởi TraderViet (rút gọn bớt, và tóm vào những ý chính quan trọng). Anh em đọc và tham khảo, nếu có gì phản biện hoặc yêu cầu anh em có thể để lại comment để chúng mình biết nhé. Anh em nào muốn ôn luyện thì để lại comment để được tag vào các bài sau nhé!

Chúc anh em ôn tập tốt!
Nguồn: Giáo trình CMT
 

Giới thiệu sách Trading hay
Mô Hình Biểu Đồ - Phương Pháp Hiệu Quả Để Tìm Kiếm Lợi Nhuận

Được xem là cẩm nang về mô hình biểu đồ của các nhà đầu tư, giao dich tài chính toàn cầu và là kiến thức bắt buộc phải nắm về Phân Tích Kỹ Thuật
Chỉnh sửa lần cuối:

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 822 Xem / 6 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,134 Xem / 57 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 297 Xem / 20 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 294 Xem / 7 Trả lời
  • nlinh trong Lập trình MQL - Expert Advisor - Indicator 13,911 Xem / 14 Trả lời
  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 24,458 Xem / 86 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên