Học Phân tích Kỹ thuật chuẩn CMT (Hồi II - Chương 8): Open Gap, Runaway Gap & Exhaustion Gap (Bài 2)

Học Phân tích Kỹ thuật chuẩn CMT (Hồi II - Chương 8): Open Gap, Runaway Gap & Exhaustion Gap (Bài 2)

Học Phân tích Kỹ thuật chuẩn CMT (Hồi II - Chương 8): Open Gap, Runaway Gap & Exhaustion Gap (Bài 2)

Mạc An

Junior Mod
Thành viên BQT
Trial mod
17,803
84,117
HỌC PHÂN TÍCH KỸ THUẬT CHUẨN CMT là 1 series của TraderViet, được đăng vào lúc 20:00 các tối thứ 3 và thứ 5 hàng tuần mới mục đích giúp anh em cùng ôn tập CMT. Series này sẽ được TraderViet biên tập lại dựa trên giáo trình thi CMT.
----

Khoảng trống giá mở cửa (Opening Gap)


Khi giá mở cửa của ngày hôm nay nằm ngoài phạm vi giá của ngày hôm trước (với mô hình nến thì có thể xem là nó không nằm trong cây nến ngày hôm trước), thì khoảng trống giá đó được gọi là khoảng trống giá mở cửa (Opening Gap).

upload_2022-10-18_19-11-33.png

Sau đó, giá có thể tiếp tục theo hướng phá vỡ và trở thành khoảng trống giá ly khai (breakaway gap) hoặc giá có thể thoái lui và lấp đầy khoảng trống giá đó. Hình bên trên cho thấy giá tạo khoảng trống phá vỡ xuống, rồi lấp đầy nó. Loại mô hình này hữu ích trong việc xác định sự đảo chiều của xu hướng ngắn hạn. Thống kê các khoảng trống giá mở cửa đi lên xuất hiện trong các hợp đồng tương lai chỉ số cho thấy rằng chúng thường bị lấp đầy, và chúng ta nên giao dịch đảo chiều để kiếm những khoản lợi nhuận nhanh. Ngược lại, với các khoảng trống mở cửa giảm, chúng thường không được lấp đầy (Kaufman, 1998). Việc khoảng trống giá bị lấp đầy là một dấu hiệu cho thấy sự yếu kém trong việc phá vỡ và chúng ta không nên giao dịch tiếp diễn xu hướng. Nếu khoảng trống không được lấp đầy, thường là trong vòng nửa giờ đầu tiên, khả năng xu hướng tiếp diễn sẽ tăng lên.

Một cách tiềm năng để kiếm lợi nhuận từ khoảng trống giá mở cửa là quan sát 3 thanh năm phút đầu tiên (3 thanh M5) và đánh dấu đỉnh/đáy của 3 thanh này.
  • Nếu giá phá vỡ đỉnh/đáy của 3 thanh này và nó trùng với hướng phá vỡ của khoảng trống giá thì xác suất giá tiếp diễn sẽ khá cao; ngược lại,
  • Nếu giá phá vỡ 3 thanh này theo hướng lấp đầy khoảng trống giá thì xác suất khoảng trống bị lấp đầy sẽ khá cao.
  • Tuy nhiên, những tín hiệu phá vỡ khỏi 3 thanh giá này cũng có thể là phá vỡ giả, nên chúng ta vẫn cần phải có một điểm dừng lỗ chặt chẽ.
  • Nếu giá phá vỡ 3 thanh giá theo hướng lấp đầy khoảng trống, thì giá đóng cửa của ngày hôm trước, có thể sẽ là mục tiêu chốt lời.
  • Nếu giá chạm vào mức giá đóng cửa của ngày hôm trước, rồi bật nảy giữa mức giá này và đỉnh/đáy của 3 thanh giá được đánh dấu, giá thường sẽ chuyển động tiếp diễn theo hướng lấp đầy khoảng trống giá.
  • Trong khi đó, nếu giá sau khi phá vỡ đỉnh/đáy của 3 thanh giá được đánh dấu, theo hướng lấp đầy khoảng trống nhưng không chạm được vào giá đóng cửa của ngày hôm trước và kiểm chứng (test) lại đỉnh/đáy của 3 thanh giá này, xác suất giá tiếp diễn theo hướng tạo khoảng trống giá là khá cao!

Khoảng trống giá Ly khai (Khoảng trống đo mục tiêu, Runaway Gap)


Khoảng trống giá xuất hiện giữa các xu hướng mạnh được gọi là khoảng trống giá Ly khai. Chúng xuất hiện trong các xu hướng mạnh, giá ít điều chỉnh hoặc chỉ điều chỉnh nhỏ trước khi tiếp tục xu hướng. Chúng thường được gọi là Khoảng trống đo mục tiêu bởi chúng xuất hiện sau khi phá vỡ khỏi các mô hình Cờ, Cờ cao và chặt hoặc cờ đuôi nheo, theo sau 1 đợt tăng/giảm bùng nổ và do đó, thường được chiếu lên/xuống để có giá mục tiêu giá. Khoảng trống giá Ly khi phá vỡ lên lên xuất hiện trong khoảng 43% tính từ điểm bắt đầu xu hướng cho tới đỉnh cuối cùng, trong khi khoảng trống Ly khai phá vỡ xuống xuất hiện trong khoảng 57% tính từ điểm bắt đầu xu hướng cho đến đáy cuối cùng (Bulkowski, 2010). Điều này có nghĩa là chúng thường xuất hiện giữa 1 xu hướng tăng/giảm.

upload_2022-10-18_19-14-7.png


Khoảng trống giá kiệt sức (Exhaustion Gap)


Khoảng trống giá kiệt sức xảy ra ở cuối xu hướng, nhưng thường bị nhầm lẫn với khoảng trống giá ly khai. Điều khác biệt giữa 1 khoảng trống giá ly khai và khoảng trống giá kiệt sức là khoảng trống giá kiệt sức sẽ bị lấp đầy. Những khoảng trống giá này xuất hiện khi một xu hướng mạnh đã đạt đến đỉnh điểm, khi lòng tham hoặc sự sợ hãi đã đạt đến điểm tột cùng. Thông thường, chúng đại diện cho sự tham lam, sợ hãi của những “người đến sau”, những người đang lo lắng sẽ bỏ lỡ cơ hội hoặc hoảng loạn bán tháo. Chúng thường đi kèm với khối lượng giao dịch lớn, nhưng đây không phải là 1 điều bắt buộc.

Khoảng trống giá ly khai sẽ nằm giữa 1 xu hướng giá và không bị lấp đầy. Trong khi đó, khoảng trống kiệt sức sẽ bị lấp đầy và xuất hiện ở cuối 1 xu hướng, nó báo hiệu một sự đảo ngược xu hướng tiềm năng. Vì thế, khi bắt gặp 1 xu hướng mạnh, giá tạo khoảng trống và bị lấp đầy, hãy đóng lệnh và quan sát thật kỹ. Đôi khi giá đảo ngược ngay lập tức, và đôi khi chúng đi ngang, tích luỹ trước khi đảo chiều.

Những khoảng trống giá nhỏ khác:


Khoảng trống giá phổ thông (Common Gap):


Là những khoảng trống giá xuất hiện trong các giai đoạn kém thanh khoản, hoặc giá đi ngang trong 1 vùng phạm vi nhỏ hẹp. Khoảng trống giá phổ thông rất hay xuất hiện và chỉ mang tính tạm thời. Chúng thường được lấp đầy nhanh chóng và không có đột biến về khối lượng giao dịch. Do đó, nó không thực sự hữu ích trong việc phân tích và cũng không được sử dụng để giao dịch.

Khoảng trống giá bên trong mô hình (Pattern Gap):


Là những khoảng trống giá nhỏ, thỉnh thoảng xuất hiện trong quá trình hình thành các Mô hình biểu đồ lớn và nằm bên trong các Mô hình. Chúng cũng thường cũng được lấp đầy sau khi hình thành. Ý nghĩa duy nhất của chúng là gợi ý rằng một vùng giá đi ngang hoặc Mô hình đang hình thành.

Khoảng trống giá sau khi chia tách (Ex-dividend Gap)


Là những khoảng trống giá xuất hiện sau khi chia cổ tức hoặc chia tách, và giá cổ phiếu được điều chỉnh vào ngày hôm sau. Khoảng trống giá này không có ý nghĩa và không được sử dụng để giao dịch.

Khoảng trống giá ngắt quãng (Suspension Gap)


Khoảng trống xuất hiện trong các thị trường tương lai giao dịch 24 giờ. Khi chúng đóng cửa trong 1 khoảng thời gian ngắn và mở cửa ngay sau đó, thì các khoảng trống giá ngắt quãng này xuất hiện. Chúng khá vô nghĩa và thường xuất hiện trong thị trường Forex.

Hẹn anh em ở bài học tiếp, giới thiệu về thanh nến có thân lớn (wide range bar).



Bài học phía trên được biên tập lại bởi TraderViet (rút gọn bớt, và tóm vào những ý chính quan trọng). Anh em đọc và tham khảo, nếu có gì phản biện hoặc yêu cầu anh em có thể để lại comment để chúng mình biết nhé. Anh em nào muốn ôn luyện thì để lại comment để được tag vào các bài sau nhé!


Chúc anh em ôn tập tốt!
Nguồn: Giáo trình CMT
 

Giới thiệu sách Trading hay
Phương Pháp Wyckoff Hiện Đại - Kỹ thuật Nhận diện Xu hướng Thị trường Tiềm năng

Phương pháp Wyckoff là một phương pháp price action kinh điển và đem lại thành công cho nhiều trader. Phương pháp này là nền tảng của nhiều phương pháp trading nổi tiếng khác

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,461 Xem / 92 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 347 Xem / 29 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 311 Xem / 18 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên