Học Phân tích Kỹ thuật chuẩn CMT (Hồi II - Chương 8): Thanh giá nhọn và Cú nảy mèo chết (Bài 3)

Học Phân tích Kỹ thuật chuẩn CMT (Hồi II - Chương 8): Thanh giá nhọn và Cú nảy mèo chết (Bài 3)

Học Phân tích Kỹ thuật chuẩn CMT (Hồi II - Chương 8): Thanh giá nhọn và Cú nảy mèo chết (Bài 3)

Mạc An

Junior Mod
Thành viên BQT
Trial mod
17,803
84,116
HỌC PHÂN TÍCH KỸ THUẬT CHUẨN CMT là 1 series của TraderViet, được đăng vào lúc 20:00 các tối thứ 3 và thứ 5 hàng tuần mới mục đích giúp anh em cùng ôn tập CMT. Series này sẽ được TraderViet biên tập lại dựa trên giáo trình thi CMT.
----

Thanh giá nhọn - Spike (hoặc Thanh giá biên độ rộng)


upload_2022-10-20_18-0-42.png


Spike (thanh giá nhọn) là những thanh giá dài, có thân và biên độ lớn. Nó được gọi là thanh giá nhọn bởi trong biểu đồ thanh, nó trông khá dài và nhọn, trong khi ở biểu đồ nến, nó có thể là cây nến không bấc (marubozu) cũng được. Tầm quan trọng của thanh giá này, cũng như khoảng trống giá, phụ thuộc vào bối cảnh xung quanh nó. Các thanh giá này có thể xuất hiện sau khi phá vỡ khỏi 1 Mô hình biểu đồ, điểm giữa của một xu hướng mạnh và cũng có thể là ngày đảo chiều cuối cùng trước khi kết thúc xu hướng. Về 2 yếu tố đầu tiên thì chúng ta có thể khá quen thuộc rồi, những thanh nến này sẽ củng cố cho 1 xu hướng chính. Trong khi đó, nếu nó xuất hiện ở cuối xu hướng, nó thường được gọi là thanh nhọn tạo đỉnh (xem Hình minh hoạ bên dưới). Tóm lại, thanh giá nhọn có thể đại diện cho sự bắt đầu hoặc kết thúc của một xu hướng.

Cú nảy mèo chết - Dead Cat Bounce (DCB)


"Dead Cat Bounce" là một thuật ngữ để chỉ một sự phục hồi thất bại sau khi giảm mạnh. Mặc dù thuật ngữ này đã được sử dụng trong nhiều năm ở Phố Wall, nhưng lần đầu tiên nó được sử dụng chính thức là trong một bài báo được đăng trên Financial Times vào năm 1985 của Chris Sherwell với tên “Hãy xem chừng cú nảy mèo chết”.

upload_2022-10-20_18-2-26.png


DCB khá dễ dàng phát hiện trên biểu đồ, thường xuất hiện sau khi giá tạo 1 khoảng trống ly khai phá vỡ xuống hoặc 1 thanh giá nhọn giảm mạnh. Hành động giá giảm đột ngột được đi kèm với những sự kiện không tốt chẳng hạn như kết quả kinh doanh cực kỳ tệ hay những vấn đề liên quan đến lãnh đạo công ty. Sau đó, 1 DCB xuất hiện, chỉ kéo dài vài ngày (trung bình là 7 ngày) và giá lại tiếp tục giảm mạnh, kéo dài.

Đặc điểm của DCB là một đợt phục hồi ngắn, diễn ra từ vài ngày đến hai tuần sau khi hành động giá chạm đáy đầu tiên sau sự kiện bán tháo. Lý tưởng nhất, sự phục hồi sẽ bắt đầu xuất hiện sau khi giá giảm hơn 20%. Thông thường, mức giảm đầu tiên càng lớn thì sự phục hồi càng mạnh.

Hình bên trên mô tả DCB xuất hiện trên đồ thị cổ phiếu Hewlett Packard (HPQ). Sự phục hồi là hành động giá được gây nên bởi những người muốn săn giá rẻ và những nhà giao dịch bắt đáy; họ đang bắt đáy với kỳ vọng giá sẽ tiếp diễn xu hướng và động lượng của đợt hồi này là ngắn hạn, tạm thời. Người mua đa phần sẽ sai khi cố gắng mua tại các đợt DCB. Theo thống kê (Bulkowski, 2010), 67% số DCB được nghiên cứu tiếp tục giảm với mức giảm trung bình là 18%. Đợt giảm thứ hai trong DCB thường sẽ ít dữ dội hơn nhưng cũng không kém phần kinh khủng. Nó thường đi kèm với khối lượng giao dịch thấp hơn nhiều so với đợt giảm đầu tiên. Bên cạnh đó, không phải tất cả các đợt giảm mạnh đều bao gồm DCB, mà đôi khi giá giảm 1 mạch.

Để giao dịch với DCB, trước tiên chúng ta phải có 1 đợt giảm mạnh, đi kèm với một sự kiện tin tức nào đó. Điều này thường dễ dàng nhận ra, bởi luôn có những tin xấu về 1 công ty hoặc tài sản nào đó diễn ra hàng ngày, và nó thể hiện rất rõ trên hành động giá. Chúng ta hãy chờ cho khối lượng bán tháo trong đợt đầu tiên giảm bớt, và sau đó chờ một đợt phục hồi với khối lượng thấp về gần chạm với đỉnh của khoảng trống giá ly khai (nếu có) hoặc vùng giá mà trước thời điểm tin xấu được công bố. Khi đó, chúng ta sẽ bán khống và dừng lỗ đặt bên trên thanh nến liền trước khoảng trống ly khai hoặc liền trước thanh nến mà có chứa thời điểm tin xấu được công cố. Chúng ta hãy tránh mua cổ phiếu trong giai đoạn này, bởi phần lớn chúng sẽ thất bại, và xu hướng giảm sẽ kéo dài trong ít nhất 6 tháng.

upload_2022-10-20_18-9-11.png


Một DCB điển hình trên thị trường chứng khoán Việt Nam là cổ phiếu FLC, sau khi tin chủ tịch Trịnh Văn Quyết bị bắt được rò rỉ. Trên đồ thị anh em cũng thấy rất rõ 1 thanh giá nhọn tạo đỉnh, 1 khoảng trống giá ly khai, đi kèm 1 cú nảy mèo chết kéo dài trong khoảng 3-4 tuần. Một minh họa rất sống động và chân thật, rất tiếc là TTCK VN không cho chúng ta bán khống để giao dịch với thiết lập này!



Bài học phía trên được biên tập lại bởi TraderViet (rút gọn bớt, và tóm vào những ý chính quan trọng). Anh em đọc và tham khảo, nếu có gì phản biện hoặc yêu cầu anh em có thể để lại comment để chúng mình biết nhé. Anh em nào muốn ôn luyện thì để lại comment để được tag vào các bài sau nhé!


Chúc anh em ôn tập tốt!
Nguồn: Giáo trình CMT
 

Giới thiệu sách Trading hay
Các Phương Pháp Price Action Kinh Điển

Bộ sách tổng hợp các phương pháp Price Action truyền thống và hiện đại, với các hướng dẫn cụ thể và dễ áp dụng cho nhà giao dịch

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 158 Xem / 7 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 689 Xem / 47 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 210 Xem / 19 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên