Hướng dẫn cách kết hợp cực hay giữa RSI và Supply-Demand

Hướng dẫn cách kết hợp cực hay giữa RSI và Supply-Demand

Hướng dẫn cách kết hợp cực hay giữa RSI và Supply-Demand

TraderViet News

Editor
Trial mod
6,446
34,773
RSI là một indicator rất có giá trị. Không phải ngẫu nhiên mà xếp ngang hàng với các công cụ kinh điển khác như MA, MACD, Bollinger Bands, Stochastic...mà khi nhắc đến phân tích kỹ thuật ai cũng biết. RSI là một công cụ chỉ báo mà các nhà đầu tư mới vào nghề cũng phải được tiếp xúc bởi sự đa dạng phong phú trong cách dùng. Tuy nhiên trước khi vào chủ đề chính tôi vẫn khuyên các bạn nhất là các nhà đầu tư mới vào nghề, tuyệt đối không sử dụng indicator nào một mình, sẽ rất khôn ngoan nếu kết hợp mọi thứ hài hòa và đúng lúc.

Bây giờ vào chủ đề chính. Trong xu hướng tăng, chúng ta chỉ nên mua và mua, giá sẽ vượt các vùng Supply và đi mạnh hơn, ngược lại trong xu hướng giảm chúng ta cần bán và bán, giá sẽ vượt xuống các vùng Demand và di chuyển xuống mức thấp hơn. Cách xác định xu hướng như thế nào thì anh em cứ search trên TraderViet, ra cả đống :D.

Vậy khi thị trường có xu hướng, chúng ta mua ở điểm nào ? Mấu chốt nằm ở vùng Pullback (giá giảm nhẹ trong xu hướng tăng và tăng nhẹ trong xu hướng giảm) và giá chạm vào các vùng Supply / Demand ngắn hạn và đặt lệnh tại đó. Vùng Supply Demand sẽ đóng vai trò như vùng cản giá lại.

Nhưng vấn đề của các nhà đầu tư giao dịch theo Supply/ Demand là không biết như thế nào để nhận diện nó, đâu là Supply / Demand thật, đâu là giả, đâu là vùng có thể phá được
Để khắc phục vấn đề đó chúng ta sẽ dùng RSI để lọc và đánh giá các vùng Supply/ Demand xem chúng có thể giao dịch được hay không ?

Mời anh em xem ví dụ:
4.jpg

Tuy nhiên sẽ có một số trường hợp RSI đi hẳn xuống 40 hoặc vượt lên 60. Những trường hợp này, xác suất phá thủng Supply/ Demand sẽ cao hơn, hay nói cách khác, xác suất bạn bị hit StopLoss khi đặt lệnh tại đó sẽ cao hơn. Đó là một hậu quả, hậu quả thứ 2 khi bạn đặt lệnh tại vùng Supply/ Demand dưới 40, giá tại đó khả năng cao là sẽ yếu đi, mất động lượng và cuối cùng là không tăng nữa, xác xuất đảo chiều có thể xảy ra.

Anh em tiếp tục xem ví dụ khác:
5.jpg


Và đây là cho xu hướng giảm:
6.jpg

Còn đây là ví dụ RSI vượt lên 60 và giá không duy trì được đà giảm mạnh:
7.jpg

Tóm tắt lại một cách dễ hiểu về phương pháp kết hợp RSI và vùng Supply / Demand, tôi sẽ nói ngắn gọn thế này, đây cũng là cách sử dụng cho phương pháp này luôn.
  • Tại vùng Supply (vùng cung), RSI > 60 thì vùng Supply đó không có giá trị cao
  • Tai vùng Demand (vùng câu), RSI <40 thì vùng Demand đó không có giá trị cao
  • Tại vùng Supply hay Demand, chỉ cần RSI nằm trong vùng 40 - 60 thì có thể giao dịch được
8.jpg
Một lưu ý nho nhỏ, RSI dù sao cũng chỉ là một công cụ hỗ trợ nhà đầu tư giao dịch, do đó không nên phụ thuộc vào RSI hay bất kỳ công cụ nào, nhà đầu tư cần phải hiểu tình hình biến động của thị trường, xu hướng, tình hình chính trị, và những yếu tố khác liên quan đến biến động của giá.

Hy vọng bài viết này hữu ích cho anh em.

Nguồn: Kakata
 

Giới thiệu sách Trading hay
Phương Pháp Mới Để Giao Dịch Kiếm Sống

Quyển sách của Tiến sỹ Alexander Elder đề cập đến những vấn đề cơ bản và cần thiết nhất với các trader. Sách được đánh giá rất cao trên toàn cầu

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 200 Xem / 12 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 83 Xem / 5 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 475 Xem / 38 Trả lời
  • DuongHuy trong Hệ thống giao dịch - Trading system 37,560 Xem / 19 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 449 Xem / 19 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên