Hướng dẫn chi tiết cách sử dụng các tín hiệu mà chỉ báo MACD cung cấp

Hướng dẫn chi tiết cách sử dụng các tín hiệu mà chỉ báo MACD cung cấp

Hướng dẫn chi tiết cách sử dụng các tín hiệu mà chỉ báo MACD cung cấp

Phương Thúy

Editor
Trial mod
6,385
29,034
MACD (Moving Average Convergence Divergence) là một trong những chỉ báo phổ biến và được nhiều anh em trader sử dụng trong phân tích kỹ thuật chủ yếu để xác định động lượng của hành động giá trên biểu đồ. Nó được tạo ra bởi Gerald Appel vào cuối những năm 1970. Có thể nói MACD được tạo ra để thấy được một cách trực quan những thay đổi về sức mạnh, xu hướng, động lượng và giai đoạn của xu hướng và biến động trong hành động giá trên biểu đồ.

MACD được hình thành bởi 2 đường trung bình động đóng vai trò hư các chỉ báo theo xu hướng và tạo ra một bộ dao động động lượng bằng cách lấy đường trung bình động ngắn hạn trừ đi đường trung bình động dài hạn. Công thức này tạo ra MACD như một chỉ báo kép cho cả việc xác định xu hướng và độ lớn của động lượng. Các đường MACD dao động trên và dưới đường số 0 trên biểu đồ, còn các đường trung bình động kết hợp với nhau, giao nhau và tách biệt.

Cách sử dụng MACD


Sự giao cắt của đường tín hiệu, hoặc của đường trung tâm và sự phân kỳ làm tín hiệu giao dịch tiềm năng. MACD không dùng để xác định tình trạng quá mua hoặc quá bán mà nó là một chỉ báo xu hướng và động lượng, cho trader biết hướng di chuyển hiện tại.

Tín hiệu giao cắt của MACD và đường tín hiệu thường được sử dụng làm tín hiệu kích hoạt giao dịch theo hướng của xu hướng. Tín hiệu mua khi đường tín hiệu cắt trên đường MACD và sau đó chốt lời khi đường tín hiệu cắt ngược trở lại bên dưới đường MACD.Tương tự với tín hiệu bán. Chỉ báo MACD có thể được sử dụng theo nhiều cách, nhưng các tín hiệu giao cắt và phân kỳ là những tín hiệu được sử dụng nhiều nhất.

Screenshot-SPY-365.26-0.40-_-TrendSpider-Google-Chrom.png

Sự giao cắt của đường tín hiệu và đường MACD cho tín hiệu tăng giá được xem như là dấu hiệu cho thấy động lượng tăng mạnh lên và khả năng giá hình thành đỉnh cao hơn giúp xu hướng tăng tiếp tục duy trì. Sự giao cắt cho tín hiệu tăng giá này có thể xảy ra ở gần một vùng đáy sau một đợt tăng giá hoặc là khi giá phá vỡ lên trên vùng giá đi ngang.

Tương tự với tín hiệu giảm giá. Đường tín hiệu giao cắt xuống dưới đường MACD là tín hiệu chó thấy giá đang mất dần động lượng. Tín hiệu giao cắt này cũng báo hiệu sự bắt đầu của xu hướng giảm và sự kết thúc của xu hướng tăng. MACD hoạt động tốt nhất khi được sử dụng với các chỉ báo kỹ thuật khác để xác nhận. Ví dụ: nếu bạn sử dụng các tín hiệu giao cắt của MACD để tham gia giao dịch, vậy bạn có thể sử dụng chỉ báo RSI để thoát lệnh khi có tín hiệu quá mua (RSI trên mức 70) hoặc quá (RSI dưới mức 30).

Ngoài ra, nếu bạn có một tín hiệu giao cắt quan trọng trên đường trung bình động, lúc này tín hiệu giao cắt trên MACD có thể làm tăng sự xác nhận cũng như tỷ lệ cược cho chiến lược giao dịch đó, mang lại cho giao dịch khả năng thành công cao hơn.

Hi vọng chút kiến thức này có thể giúp anh em hiểu hơn về cách sử dụng chỉ báo MACD.

Trích nguồn: Newtraderu
 

Giới thiệu sách Trading hay
Naked Forex - Phương Pháp Price Action Tinh Gọn

Naked Forex được đánh giá cao trên toàn cầu (theo Amazon) vì đã cung cấp một cẩm nang thực thụ cho những nhà giao dịch theo trường phái Price Action
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 397 Xem / 34 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 121 Xem / 18 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 600 Xem / 46 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 315 Xem / 2 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên