Hướng dẫn nâng cao về cách giao dịch với ngưỡng hỗ trợ và kháng cự sao cho đúng! (Phần cuối)

Hướng dẫn nâng cao về cách giao dịch với ngưỡng hỗ trợ và kháng cự sao cho đúng! (Phần cuối)

Hướng dẫn nâng cao về cách giao dịch với ngưỡng hỗ trợ và kháng cự sao cho đúng! (Phần cuối)

Phương Thúy

Editor
Trial mod
6,332
28,931
Chúng ta tiếp tục về chủ đề ngưỡng kháng cựhỗ trợ của ngày hôm qua nhé. Bài viết ngày hôm nay có 2 phần chính, đó là ngưỡng kháng cự hỗ trợ bị phá vỡ và cách giao dịch như thế nào.

Mình xin phép được tag các bạn: @hoangvuanh7693 @Bùi Quang Hậu @trungthanh2019 @Nguyễn Quỳnh @Autumm1983 @Jackie F90 @Hung Phi Le @Sontra2018 @Dinhluong @wildness @vitrinh @gacon007

Chúng ta vào nội dung chính luôn nhé.

Khi nào thì ngưỡng kháng cự và hỗ trợ bị phá vỡ


Để xác định ngưỡng kháng cự hỗ trợ có khả năng bị phá vỡ. Các bạn chú ý vào những điểm chính sau đây:
  • Ngưỡng hỗ trợ thường bị phá vỡ trong một xu hướng giảm
  • Ngưỡng kháng cự thường bị phá vỡ trong một xu hướng tăng
  • Ngưỡng hỗ trợ và kháng cự thường bị phá vỡ khi có sự tích lũy tăng dần (Build-up) xảy ra.
Nếu có bạn nào chưa hiểu về thuật ngữ “build-up” thì có thể đọc lại bài viết này của mình tại đây nhé.

Bây giờ chúng ta đi vào tìm hiểu lý do tại sao các ngưỡng kháng cựhỗ trợ lại thường bị phá vỡ trong những tình huống trên nhé.

Ngưỡng kháng cự thường bị phá vỡ trong một xu hướng tăng

Sự thực là, để một xu hướng tăng tiếp tục duy trì, thì nó cần phá vỡ đỉnh cũ và tạo lập đỉnh mới. Vì vậy nếu trader nào thường bán ra ở ngưỡng kháng cự thì thường có xác suất thắng thấp.

Thay vào đó, mua vào tại một ngưỡng hỗ trợ trong một xu hướng tăng sẽ là hành động thông mình hơn.

Ngưỡng hỗ trợ thường bị phá vỡ trong một xu hướng giảm

Tương tự như vậy, để một xu hướng giảm tiếp tục, nó cần phải liên tục phá vỡ đáy cũ và tạo đáy mới với mức giá thấp hơn. Vậy nên mua lên nó gần như là ý tưởng tồi. Trong trường hợp này, ta nên bán xuống ở ngưỡng kháng cự thì sẽ tốt hơn.

Ngưỡng hỗ trợ và kháng cự thường bị phá vỡ khi xảy ra sự tích lũy tăng dần

Mọi người hãy xem xét câu hỏi dưới đây:

Ngưỡng hỗ trợ là một vùng có tồn tại áp lực mua tiềm năng. Vì vậy, khi tiếp cận vùng này, giá thường tăng lên dù ít hay nhiều, đúng không nào?

Bây giờ các bạn thử tưởng tượng rằng, điều gì sẽ xảy ra nếu giá tiếp cận ngưỡng hỗ trợ nhưng lại không tăng lên mà thay vào đó, nó lại tạo thành một vùng giá tích lũy ngay tại ngưỡng hỗ trợ?

Điều này có nghĩa là thị trường đang đưa ra dấu hiệu rằng phe mua không thể đẩy giá cao hơn và áp lực mua dường như đang giảm dần. Khi có tình trạng này xảy ra thì khả năng cao sẽ thu hút phe bán vào cuộc vì dấu hiệu phe mua đang yếu đi. Nên khả năng cao là ngưỡng hỗ trợ này sẽ bị phá vỡ. Hãy xem ví dụ dưới đây:

kháng-cự-hỗ-trợ-traderviet.png

Tương tự các bạn tư duy ngược lại với ngưỡng kháng cự nhé. Và dưới dây là ví dụ về ngưỡng kháng cự:

kháng-cự-hỗ-trợ-traderviet-1.png

Chiến lược để kiếm lợi nhuận từ những trader thua lỗ khi giao dịch với ngưỡng kháng cự và hỗ trợ


Thực tế là các ngưỡng hỗ trợkháng cự thu hút được rất nhiều sự chú ý từ các trader. Tại ngưỡng hỗ trợ kháng cự đó, sẽ có một số người tìm cách giao dịch đảo chiều và những người khác thì tìm cách giao dịch theo hướng phá vỡ.

Và trong trường hợp này, tại vùng giá này nhất định sẽ có người thắng kẻ thua, đúng không mọi người? Trading là zero sum game (trò chơi có tổng bằng 0), vậy cho nên tiền của kẻ thua sẽ được trả cho kẻ thắng.

Vậy bây giờ chúng ta sẽ tìm hiểu về chiến lược giao dịch để kiếm lợi nhuận từ những trader giao dịch theo hướng phá vỡ.

Và đây là những gì bạn cần làm:
  1. Đánh dấu các ngưỡng hỗ trợ & kháng cự (SR)
  2. Đợi cho giá di chuyển đến vùng SR
  3. Chờ đợi tín hiệu từ chối giá tại vùng SR
  4. Vào lệnh ở nến tiếp theo với mức dừng lỗ khi giá vượt quá mức cao/ thấp nhất của cây nến đó.
  5. Chốt lời tại các vùng đỉnh đáy trước.
Các bạn xem biểu đồ cho dễ hiểu hơn nhé.

1. Đánh dấu các ngưỡng hỗ trợ & kháng cự (SR)

kháng-cự-hỗ-trợ-traderviet-2.png

2. Đợi cho giá di chuyển đến vùng SR

kháng-cự-hỗ-trợ-traderviet-3.png

3. Chờ đợi tín hiệu từ chối giá tại vùng SR

kháng-cự-hỗ-trợ-traderviet-4.png

4. Vào lệnh ở nến tiếp theo với mức dừng lỗ khi giá vượt quá mức cao/ thấp nhất của cây nến đó

18.-Entry-and-Stop-1024x450.png

5. Chốt lời tại các vùng đỉnh đáy trước

kháng-cự-hỗ-trợ-traderviet-5.png

Ví dụ minh họa cho chiến lược giao dịch trên:


Chiến lược thua lỗ ở cặp GBP/NZD:

kháng-cự-hỗ-trợ-traderviet-6.png

Chiến lược có lợi nhuận ở SOYBNUSD:

kháng-cự-hỗ-trợ-traderviet-7.png

Chiến lược thắng ở WTICOUSD:

kháng-cự-hỗ-trợ-traderviet-8.png

Lưu ý:
Chiến lược giao dịch này không phải chén thánh, không phải lúc nào nó cũng mang lại cho bạn lợi nhuận. Đã giao dịch thì có thua có thắng. Có lúc bạn sẽ thắng những trader giao dịch theo hướng breakout, nhưng có lúc bạn sẽ thua. Chủ yếu bạn cần nắm 5 bước trên là vì mục đích nó giữ cho bạn không bỏ sót chi tiết, giao dịch theo từng bước một và theo đúng kỷ luật cũng như nguyên tắc của chiến lược.

Để tồn tại được trong thời gian dài thì quản lý rủi ro vẫn là yếu tố quan trọng nhất. Đừng bao giờ quá mạo hiểm tài khoản của mình chỉ vì một chiến lược mà bạn cho là ngon ăn nhé.

Kết luận


Chúng ta tổng kết lại xem ta góp nhặt được những gì từ phần 1 tới bài viết này luôn nhé:
  1. Ngưỡng hỗ trợ và kháng cự càng được giá kiểm tra nhiều lần thì khả năng cao ngưỡng đó càng trở nên yếu.
  2. Ngưỡng hỗ trợ kháng cự nên là một vùng giá, chứ không phải là một mức giá nhất định.
  3. Ngưỡng hỗ trợ và kháng cự động được xác định bằng cách sử dụng đường trung bình hoặc trendline.
  4. Đừng đặt điểm dừng lỗ ngay ngưỡng kháng cự và hỗ trợ .
  5. Giao dịch tại ngưỡng kháng cự và hỗ trợ có thể giúp cho tỷ lệ Risk Reward tốt hơn rất nhiều.
Hết

Nếu anh em nào quan tâm đến cách giao dịch tại ngưỡng kháng cựhỗ trợ như thế nào thì để lại cho mình comment hoặc like bài viết, để mình sẽ viết tiếp về chủ đề này nhé.

Trích nguồn: Tradingwithrayner
 

Giới thiệu sách Trading hay
Mô Hình Biểu Đồ - Phương Pháp Hiệu Quả Để Tìm Kiếm Lợi Nhuận

Được xem là cẩm nang về mô hình biểu đồ của các nhà đầu tư, giao dich tài chính toàn cầu và là kiến thức bắt buộc phải nắm về Phân Tích Kỹ Thuật
Chúng ta tiếp tục về chủ đề ngưỡng kháng cự và hỗ trợ của ngày hôm qua nhé. Bài viết ngày hôm nay có 2 phần chính, đó là ngưỡng kháng cự hỗ trợ bị phá vỡ và cách giao dịch như thế nào.

Mình xin phép được tag các bạn: @hoangvuanh7693 @Bùi Quang Hậu @trungthanh2019 @Nguyễn Quỳnh @Autumm1983 @Jackie F90 @Hung Phi Le @Sontra2018 @Dinhluong @wildness @vitrinh @gacon007

Chúng ta vào nội dung chính luôn nhé.

Khi nào thì ngưỡng kháng cự và hỗ trợ bị phá vỡ


Để xác định ngưỡng kháng cự hỗ trợ có khả năng bị phá vỡ. Các bạn chú ý vào những điểm chính sau đây:
  • Ngưỡng hỗ trợ thường bị phá vỡ trong một xu hướng giảm
  • Ngưỡng kháng cự thường bị phá vỡ trong một xu hướng tăng
  • Ngưỡng hỗ trợ và kháng cự thường bị phá vỡ khi có sự tích lũy tăng dần (Build-up) xảy ra.
Nếu có bạn nào chưa hiểu về thuật ngữ “build-up” thì có thể đọc lại bài viết này của mình tại đây nhé.

Bây giờ chúng ta đi vào tìm hiểu lý do tại sao các ngưỡng kháng cự và hỗ trợ lại thường bị phá vỡ trong những tình huống trên nhé.

Ngưỡng kháng cự thường bị phá vỡ trong một xu hướng tăng

Sự thực là, để một xu hướng tăng tiếp tục duy trì, thì nó cần phá vỡ đỉnh cũ và tạo lập đỉnh mới. Vì vậy nếu trader nào thường bán ra ở ngưỡng kháng cự thì thường có xác suất thắng thấp.

Thay vào đó, mua vào tại một ngưỡng hỗ trợ trong một xu hướng tăng sẽ là hành động thông mình hơn.

Ngưỡng hỗ trợ thường bị phá vỡ trong một xu hướng giảm

Tương tự như vậy, để một xu hướng giảm tiếp tục, nó cần phải liên tục phá vỡ đáy cũ và tạo đáy mới với mức giá thấp hơn. Vậy nên mua lên nó gần như là ý tưởng tồi. Trong trường hợp này, ta nên bán xuống ở ngưỡng kháng cự thì sẽ tốt hơn.

Ngưỡng hỗ trợ và kháng cự thường bị phá vỡ khi xảy ra sự tích lũy tăng dần

Mọi người hãy xem xét câu hỏi dưới đây:

Ngưỡng hỗ trợ là một vùng có tồn tại áp lực mua tiềm năng. Vì vậy, khi tiếp cận vùng này, giá thường tăng lên dù ít hay nhiều, đúng không nào?

Bây giờ các bạn thử tưởng tượng rằng, điều gì sẽ xảy ra nếu giá tiếp cận ngưỡng hỗ trợ nhưng lại không tăng lên mà thay vào đó, nó lại tạo thành một vùng giá tích lũy ngay tại ngưỡng hỗ trợ?

Điều này có nghĩa là thị trường đang đưa ra dấu hiệu rằng phe mua không thể đẩy giá cao hơn và áp lực mua dường như đang giảm dần. Khi có tình trạng này xảy ra thì khả năng cao sẽ thu hút phe bán vào cuộc vì dấu hiệu phe mua đang yếu đi. Nên khả năng cao là ngưỡng hỗ trợ này sẽ bị phá vỡ. Hãy xem ví dụ dưới đây:


Tương tự các bạn tư duy ngược lại với ngưỡng kháng cự nhé. Và dưới dây là ví dụ về ngưỡng kháng cự:


Chiến lược để kiếm lợi nhuận từ những trader thua lỗ khi giao dịch với ngưỡng kháng cự và hỗ trợ


Thực tế là các ngưỡng hỗ trợ và kháng cự thu hút được rất nhiều sự chú ý từ các trader. Tại ngưỡng hỗ trợ kháng cự đó, sẽ có một số người tìm cách giao dịch đảo chiều và những người khác thì tìm cách giao dịch theo hướng phá vỡ.

Và trong trường hợp này, tại vùng giá này nhất định sẽ có người thắng kẻ thua, đúng không mọi người? Trading là zero sum game (trò chơi có tổng bằng 0), vậy cho nên tiền của kẻ thua sẽ được trả cho kẻ thắng.

Vậy bây giờ chúng ta sẽ tìm hiểu về chiến lược giao dịch để kiếm lợi nhuận từ những trader giao dịch theo hướng phá vỡ.

Và đây là những gì bạn cần làm:
  1. Đánh dấu các ngưỡng hỗ trợ & kháng cự (SR)
  2. Đợi cho giá di chuyển đến vùng SR
  3. Chờ đợi tín hiệu từ chối giá tại vùng SR
  4. Vào lệnh ở nến tiếp theo với mức dừng lỗ khi giá vượt quá mức cao/ thấp nhất của cây nến đó.
  5. Chốt lời tại các vùng đỉnh đáy trước.
Các bạn xem biểu đồ cho dễ hiểu hơn nhé.

1. Đánh dấu các ngưỡng hỗ trợ & kháng cự (SR)


2. Đợi cho giá di chuyển đến vùng SR


3. Chờ đợi tín hiệu từ chối giá tại vùng SR


4. Vào lệnh ở nến tiếp theo với mức dừng lỗ khi giá vượt quá mức cao/ thấp nhất của cây nến đó


5. Chốt lời tại các vùng đỉnh đáy trước


Ví dụ minh họa cho chiến lược giao dịch trên:


Chiến lược thua lỗ ở cặp GBP/NZD:


Chiến lược có lợi nhuận ở SOYBNUSD:


Chiến lược thắng ở WTICOUSD:


Lưu ý:
Chiến lược giao dịch này không phải chén thánh, không phải lúc nào nó cũng mang lại cho bạn lợi nhuận. Đã giao dịch thì có thua có thắng. Có lúc bạn sẽ thắng những trader giao dịch theo hướng breakout, nhưng có lúc bạn sẽ thua. Chủ yếu bạn cần nắm 5 bước trên là vì mục đích nó giữ cho bạn không bỏ sót chi tiết, giao dịch theo từng bước một và theo đúng kỷ luật cũng như nguyên tắc của chiến lược.

Để tồn tại được trong thời gian dài thì quản lý rủi ro vẫn là yếu tố quan trọng nhất. Đừng bao giờ quá mạo hiểm tài khoản của mình chỉ vì một chiến lược mà bạn cho là ngon ăn nhé.

Kết luận


Chúng ta tổng kết lại xem ta góp nhặt được những gì từ phần 1 tới bài viết này luôn nhé:
  1. Ngưỡng hỗ trợ và kháng cự càng được giá kiểm tra nhiều lần thì khả năng cao ngưỡng đó càng trở nên yếu.
  2. Ngưỡng hỗ trợ kháng cự nên là một vùng giá, chứ không phải là một mức giá nhất định.
  3. Ngưỡng hỗ trợ và kháng cự động được xác định bằng cách sử dụng đường trung bình hoặc trendline.
  4. Đừng đặt điểm dừng lỗ ngay ngưỡng kháng cự và hỗ trợ .
  5. Giao dịch tại ngưỡng kháng cự và hỗ trợ có thể giúp cho tỷ lệ Risk Reward tốt hơn rất nhiều.
Hết

Nếu anh em nào quan tâm đến cách giao dịch tại ngưỡng kháng cự và hỗ trợ như thế nào thì để lại cho mình comment hoặc like bài viết, để mình sẽ viết tiếp về chủ đề này nhé.

Trích nguồn: Tradingwithrayner


Thank you Phương Thuý !
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 853 Xem / 57 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 184 Xem / 9 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 232 Xem / 19 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên