Kẻ thực sự điều khiển được lãi suất liên thị trường là ai? Nếu không phải là... FED

Kẻ thực sự điều khiển được lãi suất liên thị trường là ai? Nếu không phải là... FED

Kẻ thực sự điều khiển được lãi suất liên thị trường là ai? Nếu không phải là... FED

khapham1010

Active Member
639
4,965
Chúng ta đã biết tân Chủ tịch FED vừa nhậm chức Jerome Powell. Nhiều người tự hỏi khi nào ông mới thúc đẩy lãi suất lên. Câu hỏi này thực ra dựa trên một tiền đề sai lầm mà nhiều người hay mắc phải: cho rằng FED mới là bên có khả năng kiểm soát tỷ giá thị trường. FED thực ra chỉ phản ứng với những gì đang xảy ra trên thị trường. Nếu tìm hiểu điều gì có khả năng kiểm soát được hướng đi của lãi suất... sự thật không phải là FED.

Phải chăng Tân Chủ tịch FED là người thuộc phe diều hâu? Nghĩa là vị Chủ tịch mới sẽ tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát?


ke-thuc-su-dieu-khien-duoc-lai-suat-lien-thi-truong-traderviet-1.jpg

Đây cũng là những câu mà các nhà đầu tư đã hỏi ông Powell trong buổi điều trần trước Quốc hội Mỹ hôm 23 tháng 2. Các nhà đầu tư thực sự lo sợ, vì việc nâng lãi suất mới sẽ có tác động tiêu cực đến thị trường.

Nhà đầu tư thị trường rất cần có một chính sách lãi suất thấp, hoặc cần FED nâng lãi suất một cách chậm rãi. Điều này sẽ từ từ giúp thị trường chứng khoán thích nghi hơn vì với lãi suất thấp, các nhà đầu tư và doanh nghiệp phải cố tìm kiếm lợi nhuận cao hơn để bù vào phần lãi suất quá thấp. Ngược lại, nếu lãi suất quá cao sẽ có tác động tiêu cực đến thị trường chứng khoán (vốn lúc này luân chuyển vào các kênh tiết kiệm thay vì đầu tư).

Nhưng đây cũng là lúc bạn cần lưu ý: các nghiên cứu từ Elliott International cho thấy không có sự liên quan mật thiết giữa xu hướng của lãi suất so với xu hướng trên thị trường chứng khoán. Mặc dù, niềm tin này vẫn còn phổ biến.

Trong cuốn sách được xuất bản năm 2017 của Robert Prechter, The Socionomic Theory of Finance, cung cấp một bằng chứng lịch sử cho thấy có mối liên quan chặt chẽ hơn giữa thị trường trái phiếu với lãi suất liên thị trường:

ke-thuc-su-dieu-khien-duoc-lai-suat-lien-thi-truong-traderviet.jpg

Biểu đồ cho thấy FED luôn phản ứng sau khi T-bill rates (trái phiếu chính phủ) thay đổi. Nếu bạn tiếp tục theo dõi lãi suất của FED, bạn khó có thể biết được hướng di chuyển của bond market (thị trường trái phiếu). Nhưng ngược lại, nếu quan sát thị trường trái phiếu, bạn có thể dự đoán được chính sách tiếp theo của FED, và do đó cũng dự đoán được luôn mức lãi suất trong tương lai của thị trường.

Dạng mô hình này đã giúp xác định đúng hướng đi của thị trường kể từ những năm 1970, đầu thập niên 1980 ở thị trường Mỹ. T-bill rates đã từng đạt đỉnh 4 lần trong những năm 1980-1982. Mỗi đỉnh giá cứ xảy ra cách nhau khoảng một tháng hoặc hơn cho đến khi FED điều chỉnh lại mức lãi suất. Và bạn đã biết chuyện gì xảy ra trong giai đoạn đó: thị trường tài chính Mỹ rơi vào giai đoạn suy thoái vào năm 1982.

Tìm hiểu về các yếu tố phân tích cơ bản nhìn chung khá khó với người bắt đầu. Nhưng nếu bạn là người có đam mê và thích nghiên cứu về chủ đề này để có kiến thức đầu tư trong dài hạn. Hãy theo dõi nhiều hơn các bài viết của mình, và nhớ bấm like để ủng hộ nhé.

Cảm ơn bạn vì đã đọc.

Xem thêm

>> Khi kế hoạch trade của bạn quá phức tạp, hãy thử áp dụng Checklist vào Trading

>> Làm thế nào để tránh bị sốc từ những biến động bất thường của thị trường?

Theo EWI
 

Giới thiệu sách Trading hay
Trading In The Zone - Thực hành Kiểm soát Cảm xúc bằng Tâm lý học Hành vi trong Đầu tư và Giao dịch Tài chính

Là quyển sách Top 1 toàn cầu về chủ đề đầu tư/trading, Trading In The Zone giúp thấu hiểu và quản trị cảm xúc cũng như giữ vững kỷ luật khi tham gia thị trường tài chính, nhằm nâng cao trình độ và hiệu quả đầu tư lên mức cao nhất có thể
Có thuyết cho rằng FED buộc phải tăng lãi suất để tích đạn, tránh mất hoàn toàn công cụ điều tiết khi cuộc suy thoái tiếp theo xảy ra. Mình thì ủng hộ thuyết này.
Vấn đề của thế giới bây giờ là tăng trưởng dựa phần lớn vào nợ, nhưng 1 đồng nợ tạo ra đang mất dần kiến tạo đối với tăng trưởng gdp, có thể thấy các gói QE càng về sau càng mất dần tác dụng, mà công cụ điều tiết lãi suất cũng đang cho thấy sự hết xăng (ls lên usd ko tăng còn giảm) vì thế FED đang cố gắng tạo cho mình khoảng lùi.
Dù vậy, việc FED tăng lãi suất tác động lên tâm lý đầu tư là chính chứ ko thực sự thể hiện rằng lãi suất sẽ bay cao từ đây. 1 case mình đánh giá cao là ls sẽ gợn lên là là và cắm phập xuống trước cuộc khủng hoảng tiếp theo.
Cái vấn đề ls này liên quan đến hoạt động đầu tư/trading nhưng mình ko thấy bạn có chủ kiến gì. Hay là bạn chỉ quan tâm đến kinh tế học :d
 
Cái vấn đề ls này liên quan đến hoạt động đầu tư/trading nhưng mình ko thấy bạn có chủ kiến gì. Hay là bạn chỉ quan tâm đến kinh tế học :d
có liên quan đến trading thì mình mới share chứ, nhưng nếu chỉ hiểu trên chủ đề về kinh tế học cũng hay mà :p
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 200 Xem / 12 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 83 Xem / 5 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 475 Xem / 38 Trả lời
  • DuongHuy trong Hệ thống giao dịch - Trading system 37,560 Xem / 19 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 449 Xem / 19 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên