Khả năng nào cho sự can thiệp của BoJ khi đồng JPY suy yếu quá nhanh?

Khả năng nào cho sự can thiệp của BoJ khi đồng JPY suy yếu quá nhanh?

Khả năng nào cho sự can thiệp của BoJ khi đồng JPY suy yếu quá nhanh?

Bianas

Senior Mod
Đã Xác Nhận
Trial mod
5,126
29,787
USDJPY đang tăng trở lại khi FED thể hiện quan điểm diều hâu, đẩy lãi suất của Mỹ ngày càng cao. Trong khi đó, các nhà quản lý tại Nhật đã bắt đầu bày tỏ một số lo ngại về đồng JPY yếu. Tuy nhiên, ING nghi ngờ rằng các điều kiện để chính phủ Nhật thực hiện sự can thiệp của mình là USDJPY phải tăng lên mức 130, thậm chí là 140…

Vị thế của JPY và các động thái can thiệp trong quá khứ


Đồng yên Nhật là một trong những đồng tiền giảm mạnh nhất trên thế giới trong năm nay. Chỉ vài tháng trước, các nhà phân tích tại ING đã đặt câu hỏi rằng liệu các quan chức Nhật có e ngại việc USDJPY phá vỡ mức 115 và tiếp cận mức 125?! Thúc đẩy cho đà tăng này là việc FED thể hiện quan điểm diều hâu, trong khi Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) ôn hòa và các ảnh hưởng tiêu cực từ cú sốc năng lượng khi Nhật là nước nhập khẩu dầu rất lớn.

Việc USDJPY tiếp cận mốc 125 đã thu hút sự chú ý của các quan chức Nhật và rằng họ đang theo dõi nó một cách chặt chẽ. Mới đây, Thống đốc BoJ Haruhiko Kuroda đã mô tả sự tăng giá của USDJPY là “hơi nhanh” nhưng liệu những bình luận này có hỗ trợ được cho JPY?

Screen Shot 2022-04-11 at 15.37.51.png


>> Đọc thêm bài hay: https://traderviet.org/t/50197/

Động thái can thiệp ngoại hối đáng chú ý cuối cùng của Nhật là vào cuối 2011, khi nước này mua USDJPY khi nó giảm về quanh vùng 75. Trong khi lần cuối BoJ bán USDJPY (động thái rất hiếm khi xảy ra) là vào tháng 6 năm 1998, trong cuộc khủng hoảng tại Châu Á, khi USDJPY leo lên mức giá 145.

USDJPY hiện không ở mức giá “cực đoan” ấy, mặc dù tỷ giá hối đoái thực được điều chỉnh theo lạm phát cho thấy đồng yên ngày nay yếu hơn so với cuối những năm 1990. Về lý thuyết, có thể có trường hợp BoJ sử dụng biện pháp can thiệp để hỗ trợ đồng JPY. Nhưng ING cho rằng điều này là khó xảy ra, phần lớn là do những thách thức về giao tiếp (với thị trường) và các giao thức với nhóm G20.

Screen Shot 2022-04-11 at 15.37.22.png

Sự can thiệp của ngoại hối Nhật Bản đã trở thành những ngoại lệ không phải là quy luật - Nguồn: Bộ Tài chính Nhật Bản, ING

Tại sao khả năng can thiệp ngoại hối là không lớn


Một trong những mục tiêu đầu tiên và có lẽ là duy nhất của việc can thiệp ngoại hối là nó cần phải thành công. Việc can thiệp thành công vào các cặp tiền có thanh khoản cao sẽ cần được sự phối hợp từ các nước. Do đó, việc FED tham gia vào hoạt động bán USD vào thời điểm mà họ (FED) chuẩn bị tăng lãi suất - hiện đang được kỳ vọng ở mức 3% là rất khó xảy ra. Và nếu thật sự có hành động can thiệp, có lẽ Nhật sẽ “đơn thương độc mã”!

Nhưng như biểu đồ ở trên cho thấy, từ những năm 1990 và cho đến khoảng năm 2003, sự can thiệp ngoại hối của Nhật trong vài thập kỷ qua là một ngoại lệ hiếm hoi hơn là sự việc có tính quy luật. Là một thành viên của G20 và nhóm G7, Nhật phải tuân thủ tỷ giá hối đoái linh hoạt.

Để biện minh cho việc can thiệp ngoại hối bằng việc bán USDJPY, các nhà chức trách Nhật Bản sẽ phải lập luận mạnh mẽ rằng đồng yên yếu không chỉ là vấn đề của Nhật Bản mà còn là vấn đề toàn cầu. Trên thực tế, khó có thể tranh luận một cách thuyết phục về điều này.

Trường hợp duy nhất mà chúng tôi thấy để Bộ Tài chính Nhật chỉ thị cho BoJ bán USDJPY là trong trường hợp tỷ giá hối đoái hỗn loạn. Hỗn loạn ở đây là khi USDJPY biến động lên đến 18-20%, và việc leo lên mức 125 gần đây của USDJPY đại diện cho mức độ biến động gia tăng 11%. Do vậy, ING nghi ngờ rằng để BoJ có thể hành động, USDJPY sẽ phải lên mức 130.

>> Đọc thêm bài hay: https://traderviet.org/t/52158/

USDJPY chưa bị định giá một cách cực đoan


Như đã nói ở trên, tỷ giá hối đoái thực của đồng yên rất thấp theo tiêu chuẩn lịch sử. Nhưng nó có bị định giá thấp nghiêm trọng không? Mô hình định giá BEER của ING cho thấy USDJPY bị định giá cao hơn từ 9-10%. Trung bình, các dao động trong dải độ lệch chuẩn 1.5 (hiện tại là +/- 15%), cho thấy rằng định giá hiện không bị cao quá mức. Nhìn chung, USDJPY vẫn chưa ở mức định giá quá cao đến nỗi không thể tăng thêm.

Screen Shot 2022-04-11 at 15.37.35.png

USDJPY theo mô hình định giá trung hạn - Nguồn: ING

Kết luận:
Kết hợp tất cả các yếu tố đã được phân tích gồm:
  • FED bắt đầu thắt chặt chính sách;
  • BoJ tiếp tục ôn hoà; và
  • Cán cân thanh toán của Nhật bị xấu đi sau cú sốc năng lượng;
Chúng sẽ giữ cho USDJPY sẽ được tiếp tục mua vào cho đến hết năm và nó có thể lên gần đến mức 130 vào cuối năm. Có lẽ rủi ro lớn nhất cho điều này là BoJ sẽ trở nên ít dovish hơn, nhưng đó không phải là những gì ING dự báo.

Tham khảo: ING
 

Giới thiệu sách Trading hay
Khám phá Nghệ thuật Giao dịch Tiền tệ Chuyên nghiệp

Sách được viết bởi FX Trader chuyên nghiệp, có gần 30 năm giao dịch Forex cho các ngân hàng lớn thế giới như Citi, Nomura hay HSBC, đồng thời từng trading cho quỹ đầu cơ có vốn hàng chục triệu đô la

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 991 Xem / 53 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 257 Xem / 20 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 260 Xem / 7 Trả lời
  • nlinh trong Lập trình MQL - Expert Advisor - Indicator 13,908 Xem / 14 Trả lời
  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 24,444 Xem / 86 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên