Khai phá công dụng thần kỳ của biểu đồ Kagi - một công cụ QUYỀN NĂNG ít được trader biết đến!

Khai phá công dụng thần kỳ của biểu đồ Kagi - một công cụ QUYỀN NĂNG ít được trader biết đến!

Khai phá công dụng thần kỳ của biểu đồ Kagi - một công cụ QUYỀN NĂNG ít được trader biết đến!

Le Hue Truong

Editor
Trial mod
7,275
32,426
Ban đầu được sử dụng ở Nhật Bản vào cuối những năm 1800, biểu đồ Kagi bỏ qua yếu tố thời gian chúng ta thấy trên biểu đồ giá thông thường. Không giống như biểu đồ nến (candlestick chart) hay biểu đồ thanh (bar chart), biểu đồ Kagi độc lập về thời gian, hiển thị mức cung và cầu tiềm năng trên bất kỳ tài sản cụ thể nào.

Vì lý do này, nhiều trader xem biểu đồ Kagi là rất quan trọng khi sử dụng hành động giá. Chúng lọc đi những "nhiễu loạn" trên thị trường và chỉ tiết lộ những thay đổi về giá cả. Nói cách khác, biểu đồ Kagi theo dõi chuyển động giá của thị trường. Tuy nhiên, khi làm điều đó thì nó chỉ xem xét một biến số: giá cả.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ xem xét cách sử dụng biểu đồ Kagi theo cách để nắm bắt xu hướng tốt hơn và tận dụng tối đa bất kỳ thị trường nào. Nếu bạn nhận thấy biểu đồ Point and Figure hữu ích để thấu hiểu thị trường, thì bạn cũng sẽ thích biểu đồ Kagi theo một cách tương tự.

Trước tiên, hãy cùng nói về...

Các thành phần của biểu đồ Kagi


Thứ duy nhất bạn sắp thấy trên biểu đồ Kagi là một đường thẳng. Đại diện phổ biến của đường này có 2 màu, xanh lá cây và đó, báo hiệu điều kiện thị trường tăng và giảm.

Cach-giao-dich-voi-bieu-do-Kagi-TraderViet1.png


Đây là khung thời gian Daily của cặp GBPUSD. Hãy tập trung vào 2 thứ:
  1. Biểu đồ thực tế cho thấy các vùng đảo chiều hình chữ U, màu xanh lá cây và màu đỏ.
  2. Thang thời gian ở dưới đáy của biểu đồ.
Các vùng đảo chiều tăng được gọi là "vai Kagi" và vùng đảo chiều giảm được gọi là "eo Kagi". Hơn nữa, đường màu xanh lá cây được gọi là đường Yang (Dương), và đường màu đỏ được gọi là đường Yin (Âm).

Cach-giao-dich-voi-bieu-do-Kagi-TraderViet2.png


Bên cạnh những đặc điểm này, biểu đồ Kagi sẽ loại bỏ yếu tố thời gian ra khỏi chart. Nhìn nhanh vào biểu đồ trên, bạn có thể thấy hành động giá trong 2 năm rưỡi qua.

Nếu bạn cố gắng nắm bắt hành độn giá trong cùng một khoảng thời gian bằng cách sử dụng biểu đồ nến cổ điển, thì không có cách nào bạn có thể làm điều đó trong một ảnh chụp màn hình. Do đó, chúng ta có thể nói rằng, biểu đồ Kagi chỉ hiện thị thông tin giá có liên quan, giúp việc phát hiện và nắm bắt xu hướng trở nên đơn giản và dễ dàng hơn.

Thấu hiểu về cấu trúc của biểu đồ Kagi


Biểu đồ Kagi thoạt đầu trông giống như một con rắn bởi chúng chỉ đơn giản là những đường tăng và giảm trên màn hình.

Tuy nhiên, đằng sau một đường đơn giản như vậy có một vài điều đáng nói. Trước tiên, biểu đồ Kagi chỉ là một dạng biểu đồ mới không phụ thuộc vào thời gian đến từ Nhật Bản.

Cũng giống như biểu đồ Renko và biểu đồ Point and Figure, biểu đồ Kagi chỉ tính đến hành động giá có liên quan. Do đó, không có gì lạ khi nó lọc đi những ngày giá di chuyển ít hơn khoảng cách tối thiểu cần thiết.

Tiếp tục, biểu đồ Kagi vẽ một giá trị mới chỉ khi giá vượt quá một khoảng cách định trước (tuỳ theo thị trường mà khoảng cách có sự khác biệt rất lớn).

Ngược dòng thời gian, chúng ta không có quá nhiều thị trường để giao dịch. Trên thực tế, biểu đồ Kagi bắt nguồn từ thị trường gạo, và biến động giá tuân theo các mô hình cụ thể. Đó là một môi trường rất khác so với thị trường tài chính ngày nay. Ví dụ, ngày nay, thị trường tiền tệ được hình thành từ nhiều cặp tiền tệ. Tuy nhiên, hành động giá trên mỗi cặp là khác nhau.

Một số cặp có phạm vi giá mở rộng hàng ngày, trong khi những cặp khác được biết đến là tích luỹ nhiều hơn. Bạn có thể so sánh cặp GBPCHF với cặp AUDNZD trên khung Daily, bạn sẽ thấy rằng cặp tiền đầu tiên đi qua các vùng range mở rộng hơn hẳn.

Nói cách khác, nếu trader sử dụng cùng một mức thay đổi giá được xác định trước cho tất cả các thị trường thì biểu đồ Kagi chẳng có công dụng gì cả. Như đã nói, mỗi thị trường đều có những đặc điểm riêng.

Vì lý do này, các nền tảng giao dịch ngày nay sử dụng ATR (Averange True Range) và khoảng thời gian điển hình được xem xét là 14.

Cach-giao-dich-voi-bieu-do-Kagi-TraderViet3.png


Hay hiểu đơn giản, để biểu đồ Kagi vẽ một giá trị, thì hành động giá vào bất kỳ ngày nhất định nào phải vượt quá ATR (14). Bằng cách này, nó thích ứng với từng thị trường và chỉ những động thái thích hợp mới xuất hiện trên biểu đồ.

Sử dụng phần trăm để vẽ biểu đồ Kagi


Một cách khác để vẽ biểu đồ Kagi là sử dụng tỷ lệ phần trăm. Ví dụ, biểu đồ chỉ vẽ các giá trị khi và chỉ khi giá vượt qua mức biến động 1% hàng ngày. Do đó, nó sẽ bỏ qua "nhiễu loạn" hoặc những ngày mà thị trường chỉ đơn giản là tích luỹ.

Và, nó sẽ chỉ tính đến những ngày có hành động giá xác đáng. Bằng cách này, biểu đồ Kagi rất hữu ích trong việc xác định xu hướng và đi đúng hướng của thị trường.

Chúng ta có thể nói rằng biểu đồ Kagi giống với biểu đồ Renko và biểu đồ Point and Figure theo một cách nào đó. Tuy nhiên, khi so sánh với cả hai, biểu đồ Kagi có công dụng nhỉnh hơn trong việc đi theo xu hướng.

Lời giải thích đến từ cách xây dựng 3 loại biểu đồ. Ví dụ, biểu đồ Point and Figure được xây dựng chủ yếu theo chiều ngang và chiều dọc, sử dụng một loạt các dấu X và O. Nó tiết kiệm rất nhiều thời gian, nhưng cách tiếp cận như vậy cũng gây khó khăn cho việc nhận thấy các xu hướng liên quan.

Mặt khác, biểu đồ Renko (biểu đồ gạch) thêm một viên gạch mới với mỗi chuỗi giá. Nhưng, khi làm điều đó, lợi thế của việc lọc các động thái bằng cách sử dụng hành động giá liên quan sẽ biến mất.

Cách giao dịch với biểu đồ Kagi trong thế kỷ 21


Trước khi xem xét các cách khác nhau để giao dịch thị trường tài chính bằng cách sử dụng biểu đồ Kagi, có một điều cần đề cập, đó là: Biểu đồ Kagi không có sẵn trên tất cả các nền tảng giao dịch.

Nền tảng giao dịch phổ biến nhất trong giới retail trader, là MT4, không cung cấp biểu đồ Kagi. Thật vậy, cài đặt mặc định là không có, nhưng người ta có thể custom chỉ báo để xây dựng biểu đồ Kagi.

Ngay cả nền tảng TradingView được sử dụng rộng rãi cũng tính phí cho biểu đồ Kagi hiển thị hành động giá trên các khung thời gian thấp hơn. Nói cách khác, đó là dấu hiệu cho thấy mức độ quan trọng của biểu đồ Kagi và mức độ liên quan của thông tin chúng cung cấp.

Cưỡi xu hướng với biểu đồ Kagi


Trendlines (đường xu hướng) sẽ phát huy công dụng tốt hơn khi áp dụng trên biểu đồ Kagi. Bởi vì biểu đồ Kagi chỉ hiển thị các động thái thị trường có liên quan, nên đường xu hướng sẽ lọc đi các cú phá vỡ giả (false break).

Biểu đồ Kagi dưới đây cho thấy hành động giá của GBPUSD kể từ giữa năm 2014. Xu hướng giảm bị nhiễu loạn bởi các cú phá vỡ giả, giờ đã dễ dàng bị lọc bởi đường trendline.

Cach-giao-dich-voi-bieu-do-Kagi-TraderViet4.png


Hãy tập trung vào đường Kagi nơi xuất hiện false breakout trên biểu đồ trên. Đường màu xanh lá cây phá vỡ xu hướng giảm, phải không?

Đúng!

Tuy nhiên, vùng đảo chiều, hay "vai Kagi", đảo ngược và đóng cửa bên dưới đường trendline. Về cơ bản, nó cho chúng ta biết xu hướng vẫn còn nguyên vẹn.

Hai lần liên tiếp, giá đã cố gắng phá vỡ đường trendline. Và cả hai lần đều thất bại.

Cuối cùng, giá đã xoay sở để phá vỡ lên cao hơn. Như điểm phá vỡ thực sự cho thấy, khi một vai kết thúc phía trên đường trendline giảm, thì cú phá vỡ là thật. Mặc dù tín hiệu có độ trễ một chút, nhưng nó sẽ giúp duy trì xu hướng có liên quan.

Cach-giao-dich-voi-bieu-do-Kagi-TraderViet5.png


Vì thế, chúng ta có thể nói rằng:
  • Biểu đồ Kagi giúp xác định xu hướng tăng và giảm tốt hơn.
  • Các đường trendlines có mức độ liên quan nhiều hơn đối với hành động giá.
  • Dễ dàng phát hiện và diễn giải phù hợp cho các cú phá vỡ giả và thật.

Tạo tín hiệu giao dịch với biểu đồ Kagi


Các bạn vừa biết được công dụng của biểu đồ Kagi là phát hiện các cú phá vỡ giả và thật trong các điều kiện thị trường có xu hướng. Sử dụng bấy nhiêu tính năng thôi cũng đủ để cải thiện hiệu suất của trader.

Tuy nhiên, do biểu đồ Kagi loại bỏ yếu tố thời gian, nên chúng khiến nhiều trader bối rối. Giải pháp để hiểu đầy đủ cách hoạt động của biểu đồ Kagi là thực hiện cách tiếp cận từng bước một.
  • Đầu tiên, chúng ta sẽ phát hiện cú phá vỡ khỏi đường trendline bằng biểu đồ Kagi.
  • Tiếp theo, phần thiết yếu là xác định ngày theo lịch ở những vùng đảo ngược (vai và eo Kagi).
  • Cuối cùng, chuyển sang biểu đồ nến và xem kết quả của tín hiệu giao dịch được tạo ra.
Cùng bắt đầu thôi!

Bước 1 - Chọn một biểu đồ và vẽ đường trendline có liên quan


Để thay thế các ví dụ, đây là biểu đồ Kagi khung Daily của AUDUSD. Lưu ý xu hướng tăng từ năm 2016 đến năm 2018. Tiếp theo, đường xu hướng bị phá vỡ.

Cach-giao-dich-voi-bieu-do-Kagi-TraderViet6.png


Tuy nhiên, tín hiệu phá vỡ đường xu hướng là không đủ. Các quy tắc của một xu hướng tăng cho chúng ta biết rằng nó vẫn được duy trì miễn là tồn tại một loạt các đỉnh thấp dần.

Do đó, cú phá vỡ đường xu hướng rõ ràng là cú break chứng kiến động thái phá vỡ chuỗi series đó. Đường nằm ngang trên biểu đồ cho thấy thời điểm giá phá vỡ các đáy cao dần trong chuỗi series.

Bây giờ, chúng ta biết rằng chúng ta đang ở trong một xu hướng giảm, và ý tưởng là tập trung vào sự đảo chiều của vai Kagi. Hoặc, tập trung vào các đường màu xanh bắt đầu giảm.

Đầu tiên, hãy đợi cho vai hình thành. Tiếp theo, tìm kiếm tín hiệu đạo chiểu. Sau đó, kiểm tra ngày của lịch trên biểu đồ Kagi. Cuối cùng, lập biểu đồ nến thông thường và đánh dấu điểm entry.

Bước 2 - Phát hiện đảo chiều trên biểu đồ Kagi


Tín hiệu đảo chiều đầu tiên trên biểu đồ AUDUSD Kagi xuất hiện để củng cố cho phe bán. Giá tăng, chỉ để retest (chạm lại) đường xu hướng. Về cơ bản, nó cung cấp một điểm vào lệnh tuyệt vời.

Cach-giao-dich-voi-bieu-do-Kagi-TraderViet7.png


Tuy nhiên, tại thời điểm đó, ở đỉnh đó, chúng ta không biết một vai Kagi sẽ hình thành. Vì thế, chúng ta cần chờ biểu đồ Kagi vẽ ra một chu kỳ mới. Ngay sau đó, nó đã xảy ra và chúng ta đánh dấu ngày trên lịch biểu đồ Kagi: ngày 08 tháng 06 năm 2018.

Tiếp theo, chúng ta chuyển biểu đồ Kagi sang biểu đồ nến. Cuối cùng, chúng ta cân nhắc điểm vào lệnh tại mức giá đóng cửa của cây nến ngày 08/06/2018. Và đây là kết quả:

Cach-giao-dich-voi-bieu-do-Kagi-TraderViet8.png


Chúng ta thấy giá trị tương ứng vào cuối ngày giao dịch là khoảng 0.76. Theo dõi nhanh ở phía bên phải của biểu đồ cho thấy cặp tiền này đã giảm xuống dưới 0.70 trong một vài tháng. Đó là sức mạnh của biểu đồ Kagi!

Cach-giao-dich-voi-bieu-do-Kagi-TraderViet9.png


Cách giao dịch khác với biểu đồ Kagi


Các chỉ báo dao động (oscillators) cũng hoạt động rất tốt khi giao dịch với biểu đồ Kagi. Tuy nhiên, một điều cần nhớ là biểu đồ Kagi chỉ tính đến các động thái có liên quan. Do đó, các đường biểu đồ của chỉ báo dao động chỉ phản ánh những động thái đó.

Tức là, cách diễn giải tiêu chuẩn của chỉ báo dao động sẽ không hoạt động theo cách mà nó phải làm. Do đó, các bạn nên thích ứng với hoàn cảnh mới nhé!

Lấy ví dụ như RSI (Chỉ số Sức mạnh Tương đối). Là một chỉ báo dao động, nó chỉ di chuyển trong vùng vượt ngưỡng.

Có nghĩa là, các giá trị trên 70 hoặc dưới 30 cho thấy tình trạng quá mua hoặc quá bán. Tuy nhiên, với biểu đồ Kagi, RSI hiếm khi vượt quá 70 hoặc 30. Do đó, giao dịch tại các ngưỡng quá mua và quá bán sẽ không hoạt động với biểu đồ Kagi.

Thay vào đó, vẫn có một cách tiếp cận với RSI được chứng minh là hoạt động tốt với biểu đồ Kagi, đó chính là: Giao dịch phân kỳ.

Tín hiệu phân kỳ với biểu đồ Kagi


Phân kỳ là một trong những cách được yêu thích để giao dịch với các chỉ báo dao động. Bởi vì oscillators xem xét nhiều giai đoạn trước khi vẽ biểu đồ giá trị, nên trader luôn dựa vào những gì chỉ báo dao động hiển thị, thay vì những gì giá cho biết.

Trong trường hợp biểu đồ Kagi, thông tin của chỉ báo dao động thậm chí còn quan trọng hơn. Hãy cùng xem xét một chỉ báo dao động được đặt trên biểu đồ nến thông thường sử dụng một chu kỳ tiêu chuẩn. Trong trường hợp của RSI thì chu kỳ đó là 14.

Hiểu đơn giản tức là biểu đồ Kagi kiểm tra 14 cây nến trước đó trên biểu đồ chính. Tiếp theo, nó áp dụng công thức RSI xem xét tất cả thông tin trong khoảng thời gian đó. Cuối cùng, nó biểu thị một giá trị dựa trên kết quả.

Cach-giao-dich-voi-bieu-do-Kagi-TraderViet10.png


Ở dưới cùng của biểu đồ là RSI (14). Tuy nhiên, nó không xem xét giá trị của 14 ngày giao dịch qua, mà xem xét 14 ngày qua khi biểu đồ Kagi thay đổi.

Xem nhanh các giá trị RSI, chúng ta thấy rằng trong 4 năm qua (2015-2019), giá chỉ đạt điều kiện quá bán một lần. Do đó, việc chờ đợi các điều kiện quá mua hoặc quá bán khi sử dụng biểu đồ Kagi là không thích hợp.

Nhưng nó có ý nghĩa khi sử dụng phân kỳ. Phân kỳ Kagi mạnh hơn nhiều so với phân kỳ thông thường vì chúng lọc nhiễu thị trường.

Từ trái sang phải, 3 ví dụ xuất hiện trên biểu đồ, được đánh dấu bằng số. Nhưng trước khi thảo luận về chúng, thì đây là định nghĩa nhanh về phân kỳ:

Khi chỉ báo dao động thất bại trong việc xác nhận mức đáy thứ hai thấp dần (trong phân kỳ tăng) hoặc mức đỉnh thứ hai cao dần (trong phân kỳ giảm), chỉ báo dao động và giá được cho là phân kỳ.

Ví dụ đầu tiên cho thấy biểu đồ Kagi tạo ra 2 mức đáy mới thấp dần. Tuy nhiên, RSI không tạo được mức đáy mới thấp dần, tức là đang có tín hiệu phân kỳ.

Tiếp theo, trong ví dụ thứ hai, giá đẩy xuống một mức đáy thấp hơn nữa trên biểu đồ Kagi. Tuy nhiên, RSI vẫn cứng đầu, không xác nhận điều này.

Người ta nói rằng, chỉ báo RSI tạo thành một phân kỳ tăng kép trên biểu đồ Kagi. Thật vậy, giá đã tăng khoảng 1000 pips kể từ thời điểm đó, đạt giá trị trên 0.80. Tuy nhiên, khi làm như vậy, nó tạo thành phân kỳ giảm với RSI, như được minh hoạ trong ví dụ cuối cùng trên biểu đồ.

Lời kết


Biểu đồ Kagi được phát minh bởi Steve Nison, người đã dành nhiều thời gian ở Nhật Bản để ghi lại những cách xưa cũ mà người Nhật sử dụng để dự báo giá gạo trong tương lai.

Nison đã giới thiệu hầu hết các kỹ thuật nến Nhật đến với thế giới phương Tây và trader trên toàn thế giới có đặc quyền sử dụng biểu đồ Kagi này để tận dụng tốt nhất tính năng lọc nhiễu loạn thị trường và nắm bắt xu hướng quan trọng của nó, thứ đã giúp biểu đồ Kagi trở thành công cụ đắc lực của rất nhiều trader chuyên nghiệp!

Nguồn: colibritrader

Đừng quên THẢ TIM, SHARE VÀ COMMENT để ủng hộ mình nhiều hơn nữa nhé!! Nice day cả nhà ;););)
 

Giới thiệu sách Trading hay
Giao Dịch Theo Xu Hướng Để Kiếm Sống

Sách chia sẻ chiến lược giao dịch, tâm lý, phương pháp quản lý vốn thực chiến của Trader 18 năm kinh nghiệm giao dịch theo xu hướng
Cám ơn bài dịch của bạn! Nhưng mình vẫn chưa hiểu rõ chỗ này. "Tuy nhiên, do biểu đồ Kagi loại bỏ yếu tố thời gian, nên chúng khiến nhiều trader bối rối." Bạn có thể mô tả so sánh lại bằng hình ảnh giữa candle vs Kagi về yếu tố thời gian cho mình và các bạn có nhu cầu tìm hiểu kỹ được không?
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • The Blade trong Kiến thức Trading - Kinh nghiệm Trading 70,301 Xem / 38 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,651 Xem / 80 Trả lời
  • TraderViet News trong Chuyện bên lề 269 Xem / 1 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 453 Xem / 24 Trả lời
  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 24,152 Xem / 83 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 344 Xem / 3 Trả lời
  • Berkeley trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 122 Xem / 2 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên