Không phải thời điểm vào lệnh, đây mới là giai đoạn trader dễ mắc SAI LẦM trầm trọng nhất!

Không phải thời điểm vào lệnh, đây mới là giai đoạn trader dễ mắc SAI LẦM trầm trọng nhất!

Không phải thời điểm vào lệnh, đây mới là giai đoạn trader dễ mắc SAI LẦM trầm trọng nhất!

Le Hue Truong

Editor
Trial mod
7,275
32,419
Phần lớn thời gian, các trader chỉ toàn nói về các điểm entry và kỹ thuật làm thế nào để tìm được các điểm entry tốt nhất, nhưng liệu điều đó có thực sự quan trọng? Phải công nhận, "market timing" là một kỹ năng không dễ dàng, nhưng sự khác biệt giữa một trader thua lỗ liên tục và một trader có lợi nhuận nhất quán không nằm ở cách lựa chọn các điểm vào lệnh.

"Quản lý 10% cuối cùng của một giao dịch là một trong những điều khó khăn nhất mà trader phải đối phó và cách trader xử lý các tình huống này sẽ quyết định liệu anh ta sẽ thua lỗ hay kiếm tiền ổn định."

Không nhiều sách về giao dịch sẽ nói cho bạn biết điều trên và trader tầm trung chắc chắn không hề nhận thức được tầm quan trọng của giây phút sắp kết thúc giao dịch đối với hiệu suất tổng thể của họ.

Nỗi sợ trả lại lợi nhuận Vs. Lòng tham muốn nhận nhiều hơn


Sau khi giá đã đi xa theo hướng có lợi cho bạn và chỉ một chút nữa là đạt đến điểm chốt lời, thì đó cũng là lúc trader thường dễ gặp rắc rối nhất với giao dịch (tương tự như khi giá sắp chạm vào lệnh dừng lỗ vậy). Những phản ứng sợ hãi và tham lam của chúng ta chính là những nguyên nhân gốc rễ của vấn đề. Ví dụ, nếu giá đã mang về cho bạn $950 và điểm take profit của bạn là $1.000, vậy tại sao bạn lại mạo hiểm mất nhiều hơn chỉ để kiếm thêm $50 nữa?

Trái lại, nếu bạn là một trader quá tích cực, thì vấn đề của bạn sẽ không phải đóng lệnh quá sớm, mà là mạo hiểm quá nhiều, để xem liệu giá có vượt qua lệnh chốt lời thực tế của bạn hay không. Cả hai trường hợp - đóng lệnh quá sớm và đóng lệnh quá muộn - đều sẽ dẫn đến nhiều vấn đề đối với hiệu suất của trader mà chúng ta sẽ thảo luận ở phần sau.

Tai-sao-thoi-diem-sap-chot-loi-lai-la-giai-doan-trader-de-mac-sai-lam-nhat-TraderViet1.png

Chỉ một vài pip cũng có thể thay đổi tất cả


Đặc biệt là đối với các day trader, khi thời gian nắm giữ lệnh và khoảng cách chốt lời ngắn, thì việc bấn loạn trước giao dịch khi giá sắp chạm đến lệnh chốt lời sẽ ảnh hưởng đến hiệu suất hoạt động dài hạn.

Bảng dưới đây cho thấy các chỉ số giao dịch thay đổi như thế nào khi trader thoát khỏi giao dịch trước khi lệnh chốt lời thực tế của anh ta được thực hiện - phép tính dựa trên khoảng cách chốt lời là 50 pips, khoảng cách dừng lỗ là 25 pips, do đó tỷ lệ R:R là 2:1.

Số pip chốt lờiTỷ lệ R:RWinrate cần thiết để có lợi nhuận
Chốt lời thực tế
50 pips​
2:1​
33%​
Thoát lệnh sớm
45 pips​
1.8:1​
36%​
Thoát lệnh sớm
40 pips​
1.6:1​
38%​
[TBODY] [/TBODY]
Giờ đây, có lẽ những trader tầm trung sẽ thấy những số liệu thống kê đó trông không có gì là quá khủng khiếp và tự hỏi tại sao lại quan trọng hoá vấn đề đến thế?

Vâng, tỷ lệ R:R của bạn cung cấp cho bạn winrate cần thiết mà bạn phải đạt được để tạo ra lợi nhuận nhất quán dài hạn - đó là một trong những số liệu thống kê quan trọng nhất đối với một trader. Nếu bạn liên tục đóng lệnh thắng của mình quá sớm bằng cách thoát ra trước khi giá chạm đến điểm take profit thực tế vài pip, bạn đang thay đổi toàn bộ triển vọng của chiến lược giao dịch và đây là một kịch bản chết người đối với một trader.

Do đó, bạn không chỉ nên theo dõi tỷ lệ R:R khi vào lệnh, mà còn cả khi bạn thoát lệnh và so sánh 2 số liệu thống kê đó.

Bảo vệ lợi nhuận của bạn


Tai-sao-thoi-diem-sap-chot-loi-lai-la-giai-doan-trader-de-mac-sai-lam-nhat-TraderViet2.jpeg

Một lần nữa, nhiều trader sẽ cho rằng họ đã bảo vệ lợi nhuận của mình bằng cách dời dừng lỗ gần với giá hiện tại hơn, nhưng nếu chúng ta xem xét kỹ hơn, thì những họ đang làm không liên quan gì đến việc bảo vệ lợi nhuận. Trừ khi bạn có cách tiếp cận có tính lặp đi lặp lại và dựa trên quy tắc để quản lý các điểm dừng lỗ nhằm bảo vệ lợi nhuận của mình, còn không thì bạn chỉ đang dời stoploss theo giá vì bạn chẳng hiểu biến động của giá và sợ đánh mất lợi nhuận.

Hiếm khi nào giá bay thẳng đến ngay điểm chốt lời của bạn. Thông thường, giá sẽ di chuyển theo từng đợt sóng lên xuống và nếu bạn dời lệnh stoploss của mình quá gần với mức giá hiện tại, thì bạn có thể dễ dàng bị dính stoploss, mặc dù ngay sau đó giá có thể chạy đến điểm chốt lời của bạn. Giá càng gần với lệnh take profit của bạn thì tác động này càng rõ rệt, vì khi đó lợi nhuận mà bạn có nguy cơ trả lại là lớn nhất.

Cách hợp lý để bảo vệ lợi nhuận của bạn là tìm một cách tiếp cận có hệ thống và có tính lặp đi lặp lại. Đầu tiên, bạn phải đưa ra các quy tắc về cách bạn sẽ quản lý lệnh dừng lỗ của mình, viết chúng ra và áp dụng chúng vào giao dịch của bạn một cách nghiêm túc. Sau một thời gian, bạn có thể phân tích ảnh hưởng của cách tiếp cận đó đến hiệu suất của mình thông qua nhật ký giao dịch.

Nếu bạn kiếm được lợi nhuận, hãy duy trì cách tiếp cận đó. Nếu bạn thua lỗ, hãy tìm một cách tiếp cận mới và thử nghiệm nó. Việc quản lý giao dịch một cách có hệ thống sẽ loại bỏ sự không chắc chắn và cả hiện tượng giao dịch theo cảm xúc.

Thoái lui >< Đảo chiều


Tai-sao-thoi-diem-sap-chot-loi-lai-la-giai-doan-trader-de-mac-sai-lam-nhat-TraderViet3.png


Đôi khi, bạn buộc phải thoát khỏi một giao dịch sớm, nếu không, nó sẽ biến thành một trade thua, nhưng khi nào thì đó là điều đúng đắn nên làm? Và khi nào bạn chỉ là nạn nhân của những phản ứng sợ hãi và tham lam? Tất nhiên, đấy là câu hỏi đáng giá triệu đô, nhưng có nhiều cách để chúng ta giải quyết vấn đề này một cách chuyên nghiệp.

Việc dời stoploss liên tục có thể là một điều rất nguy hiểm cho hiệu suất của bạn nếu bạn không biết mình đang làm gì hoặc nếu bạn đang trade các công cụ có tính biến động cao. Do đó, nhiều trader không muốn "động chạm" vào lệnh stoploss hay take profit của họ xuyên suốt thời gian giao dịch, nhưng họ sẽ quan sát chart của mình sát sao để phát hiện các tín hiệu đảo chiều có thể xảy ra.

Tuỳ thuộc vào chiến lược giao dịch mà bạn tuân theo, sẽ có một số cách khác nhau để phân biệt giữa một cú thoái lui nhỏ - không khiến bạn sợ hãi rời khỏi vị thế và một cú đảo chiều - nơi chốt lời là điều tốt nhất bạn nên làm. Một lần nữa, trừ khi bạn tìm thấy một cách tiếp cận có hệ thống, có thể đo lường và tính lặp đi lặp lại, còn không, bạn chỉ đang đưa ra quyết định một cách ngẫu nhiên và không thể quản lý giao dịch như một dân chuyên.

Do đó, hãy tìm cách làm thế nào để chiến lược của bạn có thể cho bạn biết liệu giá đang thoái lui hay đảo chiều. Đó có thể là những thứ như: giá đóng cửa bên dưới một đường trung bình động nhất định hoặc vừa xuyên thủng nó, hình thành nến, phá vỡ các đỉnh/đáy, một thiết lập chỉ báo cụ thể... Hãy viết các quy tắc của bạn ra giấy, áp dụng chúng với kích thước mẫu đủ lớn và phân tích hiệu suất. Chỉ đơn giản vậy thôi!

Đổ mồ hôi trước kết quả P&L


Tai-sao-thoi-diem-sap-chot-loi-lai-la-giai-doan-trader-de-mac-sai-lam-nhat-TraderViet4.gif

Tất cả những điều ở trên liên quan nhiều đến vấn đề cuối cùng: Tại sao giao dịch trong những pip cuối cùng của cú trade lại khó khăn đến vậy? Đặc biệt là những trader thiếu kinh nghiệm, không thể ngừng theo dõi số dư tài khoản của họ và lo lắng về mỗi lần giá chạy ngược hoặc ăn mừng mỗi lần giá chạy xuôi gần lệnh chốt lời. Bạn chắc chắn đã từng đọc một lời khuyên ở đâu đó rằng, việc xem cái gọi là P&L của bạn không phải là điều nên làm - nhưng tại sao lại như vậy?

Trước đó, chúng ta đã nói rằng, các trader thiếu kinh nghiệm là nạn nhân của phản ứng sợ hãi và tham lam của họ, và bằng cách xem số dư tài khoản biến động trong khi giao dịch, họ có nhiều khả năng can thiệp vào giao dịch của mình hơn. Lý do là họ thường chưa phát triển một cách tiếp cận giao dịch tinh vi cũng như thiếu kiến thức về cách đọc hành động giá và phán đoán biến động giá. Do đó, họ sẽ liên tục di chuyển điểm dừng lỗ mà không có bất kỳ kế hoạch nào về những gì họ đang làm, hoặc thoát lệnh quá sớm vì họ sợ trả lại lợi nhuận cho thị trường. Họ tin rằng họ đang hành động như một trader thực sự bằng cách liên tục "làm điều gì đó" trên biểu đồ giá của họ, nhưng sự thật chưa bao giờ là như vậy!

Nếu bạn ngừng theo dõi số dư tài khoản của mình bên cạnh việc tìm kiếm một cách tiếp cận như đã giải thích trước đó, bạn có thể gia tăng đáng kể hiệu suất giao dịch của mình và cảm thấy thoải mái hơn khi giao dịch.

Lời kết: Điểm entry được đánh giá quá cao


Như chúng ta đã thấy trong bài viết này, việc quản lý lệnh vào phút cuối của giao dịch có thể có tác động đáng kể đến hiệu suất tổng thể của bạn và do đó, điều quan trọng là phải tìm ra một hướng giải quyết trước những tình huống này một cách chuyên nghiệp. Mặc dù không có giải pháp chung nào cho vấn đề này, nhưng việc nhận thức được các hành vi ở trên sẽ là kim chỉ nam mà bạn nên chú ý để tránh những sai lầm phổ biến.

Sau đây mình sẽ tổng hợp các điểm đáng chú ý trong bài:
  • Sợ hãi và lòng tham là những cảm xúc chính kiểm soát các quyết định giao dịch của chúng ta. Chúng có ảnh hưởng lớn nhất ngay trước khi giá chạm đến điểm chốt lời của bạn.
  • Việc thoát lệnh trước khi giá chạm điểm chốt lời thực tế của bạn sẽ làm hỏng các chỉ số giao dịch của bạn và làm giảm tuổi thọ tổng thể của chiến lược giao dịch của bạn.
  • Dời lệnh dừng lỗ quá gần với mức giá hiện tại sẽ dẫn đến việc thoát khỏi vị thế quá sớm.
  • Việc không thể phân biệt giữa cú thoái lui và đảo chiều sẽ có tác động tiêu cực đến hiệu suất của bạn.
  • Chỉ khi bạn có những cách tiếp cận có hệ thống, dựa trên quy tắc và có tính lặp đi lặp lại để quản lý lệnh stoploss và phán đoán biến động giá, bạn mới có thể đưa ra quyết định giao dịch một cách chuyên nghiệp.
  • Việc theo dõi P&L đang chạy của bạn sẽ làm tăng tác động tiêu cực của phản ứng sợ hãi và tham lam, nếu bạn không tuân theo các quy tắc giao dịch có hệ thống.
Nguồn: tradeciety

Đừng quên THẢ TIM, SHARE VÀ COMMENT để ủng hộ mình nhiều hơn nữa nhé!! Nice day cả nhà ;););)
 

Giới thiệu sách Trading hay
Giao Dịch Theo Xu Hướng Để Kiếm Sống

Sách chia sẻ chiến lược giao dịch, tâm lý, phương pháp quản lý vốn thực chiến của Trader 18 năm kinh nghiệm giao dịch theo xu hướng
Chỉnh sửa lần cuối:

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 23,877 Xem / 80 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 879 Xem / 44 Trả lời
  • forex_vn trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,680 Xem / 13 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 343 Xem / 19 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 175 Xem / 4 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 245 Xem / 3 Trả lời
  • lapuma trong Kiến thức Trading - Kinh nghiệm Trading 235,502 Xem / 1,065 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên