[Kiến thức PTCB] Hiểu về nới lỏng định lượng (QE) - Một công cụ chính sách hàng đầu của các Ngân hàng Trung ương

[Kiến thức PTCB] Hiểu về nới lỏng định lượng (QE) - Một công cụ chính sách hàng đầu của các Ngân hàng Trung ương

[Kiến thức PTCB] Hiểu về nới lỏng định lượng (QE) - Một công cụ chính sách hàng đầu của các Ngân hàng Trung ương

Bianas

Senior Mod
Đã Xác Nhận
Trial mod
5,114
29,770
Nới lỏng định lượng (Quantitative Easing - QE) là một kỹ thuật phi truyền thống được Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) và các NHTW sử dụng để kích thích nền kinh tế trong thời kỳ khủng hoảng. Nó làm tăng cung tiền và giảm lãi suất dài hạn, giúp các ngân hàng cho vay dễ dàng hơn, từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Trong loạt bài về kiến thức phân tích cơ bản hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về một trong những công cụ mạnh mẽ nhất của NHTW này.

Nới lỏng định lượng (Quantitative Easing - QE) là gì?


Nới lỏng định lượng là khi NHTW mua chứng khoán dài hạn từ các ngân hàng thành viên. Bằng cách mua các chứng khoán này, NHTW đang bổ sung thêm tiền mới cho nền kinh tế và kết quả là lãi suất giảm, mọi người có thể dễ dàng vay tiền hơn.

QE là một công cụ chính sách tiền tệ, một sự mở rộng hoạt động thị trường mở của FED - một cách ảnh hưởng đến lượng cung tiền. Ngoài QE, công cụ chính sách tiền tệ quen thuộc khác được FED và các NHTW sử dụng là thay đổi lãi suất.

3-traderviet.jpeg


Tại Mỹ, chỉ có FED mới có quyền lực duy nhất để thực hiện QE, đó là lý do tại sao một số người nói rằng FED đang in tiền.

Nới lỏng định lượng (Quantitative Easing - QE) hoạt động như thế nào?


Khi mua chứng khoán từ các ngân hàng thành viên, FED cấp cho họ tiền mặt để đổi lấy các tài sản như trái phiếu. Số tiền này sau đó có thể được các ngân hàng cho vay, tức đã bơm tiền thêm vào nền kinh tế.

FED cũng kiểm soát mức dự trữ bắt buộc của các ngân hàng, đó là số tiền họ cần phải giữ lại (theo một tỷ lệ) so với số tiền họ cho vay. Việc giảm mức dự trữ bắt buộc cũng là cách để FED khiến lưu thông tiền được nhiều hơn, bởi các ngân hàng sẽ được phép cho vay nhiều hơn, từ đó khiến lãi suất bị giảm xuống. Lãi suất thấp hơn là một động lực cho người vay và người tiêu dùng, tức đã kích thích nền kinh tế.

Fed đã sử dụng biện pháp nới lỏng định lượng sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 để khôi phục sự ổn định cho thị trường. Vào năm 2020, một lần nữa khủng hoảng xảy ra, lần này nó được gây ra bởi đại dịch COVID-19, và FED một lần nữa dựa vào QE, tăng bảng cân đối kế toán của mình lên 7 nghìn tỷ USD.

Các cách thức mà Nới lỏng định lượng (Quantitative Easing - QE) tác động lên nền kinh tế


1. QE giữ cho lợi tức trái phiếu ở mức thấp
Với cách này, chính phủ liên bang bán đấu giá số lượng lớn Trái phiếu Kho bạc để thanh toán cho chính sách tài khóa mở rộng. Khi FED mua những lô trái phiếu này, nó làm tăng nhu cầu, giữ cho lợi tức Kho bạc ở mức thấp (giá và lợi suất trái phiếu diễn biến trái chiều).

2-traderviet.jpeg


Lợi suất Kho bạc là cơ sở cho tất cả các lãi suất dài hạn khác. Do đó, việc nới lỏng định lượng thông qua việc mua Trái phiếu Kho bạc cũng sẽ giữ cho lãi suất các khoản nợ tiêu dùng khác ở mức hợp lý. Điều này cũng đúng đối với nợ dài hạn có lãi suất cố định. Khi lãi suất thế chấp được giữ ở mức thấp, nó sẽ hỗ trợ thị trường nhà ở. Và lãi suất trái phiếu doanh nghiệp thấp khiến cho các doanh nghiệp có khả năng mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh.

2. QE thu hút đầu tư nước ngoài và tăng xuất khẩu
Tăng cung tiền cũng khiến giá trị đồng tiền của đất nước đó ở mức thấp, và Mỹ cũng như vậy. Khi đồng đô la yếu hơn, chứng khoán Mỹ sẽ hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư nước ngoài, vì họ có thể mua được nhiều hơn. Ngoài ra, USD yếu cũng khiến giá hàng xuất khẩu rẻ hơn, tức tăng sức cạnh tranh cho các nhà xuất khẩu.

3. QE có thể dẫn đến lạm phát
Nhược điểm duy nhất là QE làm tăng mức độ nắm giữ Trái phiếu Kho bạc và các chứng khoán khác của FED. Ví dụ, trước cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, bảng cân đối kế toán của FED chưa đến 1 nghìn tỷ USD. Đến tháng 7 năm 2014, con số đó đã tăng lên gần 4.5 nghìn tỷ đô la.

Một số chuyên gia lo lắng rằng QE có thể tạo ra lạm phát hoặc thậm chí là siêu lạm phát.

1-traderviet.jpeg

FED càng in ra nhiều USD, thì đồng USD sẽ ngày càng mất giá, sức mua của chúng sẽ giảm, và kết quả là lạm phát.

Nhưng lạm phát không xảy ra cho đến khi nền kinh tế phát triển mạnh. Một khi điều đó xảy ra, tài sản trên sổ sách của FED cũng tăng theo. FED sẽ không gặp vấn đề gì khi bán chúng. Bán tài sản sẽ làm giảm cung tiền và lạm phát cũng đi xuống.

Hoạt động Nới lỏng định lượng (Quantitative Easing - QE) trên thế giới


Nhật Bản là quốc gia đầu tiên sử dụng QE từ năm 2001 đến năm 2006. Họ tái khởi động chương trình vào năm 2012 với việc ông Shinzo Abe được bầu làm Thủ tướng. Ông hứa sẽ cải cách nền kinh tế Nhật Bản với chương trình ba mũi nhọn được biết đến với cái tên “Abenomics”.

Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cũng đã thông qua việc triển khai QE vào tháng 1 năm 2015 sau bảy năm thực hiện các biện pháp thắt lưng buộc bụng. Họ đồng ý mua 60 tỷ trái phiếu bằng đồng euro, làm giảm giá trị của đồng euro và tăng xuất khẩu, sau đó họ đã tăng lượng mua lên mức 80 tỷ EUR/ tháng. Vào tháng 12/2016, họ tuyên bố sẽ giảm lượng mua của mình xuống 60 tỷ euro một tháng vào tháng 4/2017. Vào tháng 12/2018, họ đã kết thúc chương trình.

Phần đầu tiên về QE sẽ tạm dừng tại đây, phần tiếp theo chúng ta sẽ nói kỹ hơn về các đợt triển khai QE tại Mỹ và tác động cụ thể của nó lên nền kinh tế, anh em đón theo dõi nhé!

---Còn tiếp---

Tham khảo: TheBalance
 

Giới thiệu sách Trading hay
Giao Dịch Theo Xu Hướng Để Kiếm Sống

Sách chia sẻ chiến lược giao dịch, tâm lý, phương pháp quản lý vốn thực chiến của Trader 18 năm kinh nghiệm giao dịch theo xu hướng

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,293 Xem / 76 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 315 Xem / 20 Trả lời
  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 23,998 Xem / 82 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 210 Xem / 3 Trả lời
  • Berkeley trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 107 Xem / 2 Trả lời
  • LuTienSinh trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 131 Xem / 3 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 234 Xem / 9 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên