[Kiến thức PTCB] Lạm phát ảnh hưởng và đe doạ đến đà hồi phục kinh tế ra sao?

[Kiến thức PTCB] Lạm phát ảnh hưởng và đe doạ đến đà hồi phục kinh tế ra sao?

[Kiến thức PTCB] Lạm phát ảnh hưởng và đe doạ đến đà hồi phục kinh tế ra sao?

Bianas

Senior Mod
Đã Xác Nhận
Trial mod
5,125
29,786
Phần lớn những cuộc tranh luận về lạm phát hiện nay đều xoay quanh việc liệu nó có duy trì và nền kinh tế có quá nóng hay không? Tuy nhiên, nhìn vào những phản ứng từ thị trường gần đây thì chúng ta sẽ thấy một điều khác biệt, một thứ gì đó nguy hiểm hơn.

Khi lạm phát tăng lên mức cao nhất trong 13 năm là 5.4%, lợi suất trái phiếu dài hạn lại giảm xuống! Ngay cả trước khi có sự bùng nổ của biến thể delta Covid-19, các lĩnh vực tài chính đã có những cảnh báo về sự suy thoái kinh tế. Trong khi đó, dữ liệu kinh tế thì đã đi từ lạc quan sang hỗn hợp (tức không có xu hướng rõ ràng), hãng dự báo IHS Markit cũng đã cắt giảm dự báo tăng trưởng hàng năm trong quý hai xuống 8% từ khoảng 12% vào đầu tháng 6.

Kịch bản lạm phát tồi tệ theo “sách giáo khoa” là đến từ một cú sốc năng lượng. Nguồn cung dầu tương đối ổn định trong ngắn hạn, vì vậy những gián đoạn như chiến tranh hoặc nhu cầu toàn cầu gia tăng sẽ có thể đẩy giá lên. Hai lần gần đây nhất lạm phát cao như hiện nay là vào năm 1990 và 2008, đều là kết quả của cú sốc dầu mỏ đã đẩy Mỹ vào suy thoái.

Tuy nhiên, Mỹ hiện còn đang đồng thời trải qua một số cú sốc nguồn cung, chúng tạo ra rào cản cho sự phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch.

Screen Shot 2021-07-23 at 16.36.27.png


Vấn đề về nguồn cung


Các vấn đề về nguồn cung rõ ràng nhất là ở mảng nhà ở và ô tô. Thời điểm này, trong khi nhu cầu gia tăng thì nguồn cung lại gặp vấn đề nghiêm trọng.

Giá nhà trung bình tại Mỹ vào tháng 5 ở mức 350 nghìn USD/căn, tăng 15% so với tháng Giêng. Nhưng doanh số bán nhà lại thực sự giảm trong tháng 5. Nguồn cung nhà ở đang bị gián đoạn do thiếu đất, vật liệu và nhân công. Vào tháng 6, giấy phép được cấp cho việc xây dựng những ngôi nhà mới đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 8 năm ngoái. Theo Đại học Michigan, điều kiện mua nhà đối với người tiêu dùng đang tệ hơn thời kỳ khủng hoảng tài chính 2008.

Trong khi đó, giá một chiếc ô tô mới đã tăng 4.8% so với trước đại dịch, mức tăng nhanh nhất kể từ năm 1985. Nhưng do nguồn cung vi mạch bị gián đoạn, doanh số bán ô tô mới trong năm nay thấp hơn một chút so với năm 2019 và sản lượng ô tô mới cũng giảm 14%. Và khi người tiêu dùng giữ chặt những chiếc xe đang sử dụng của họ, giá xe cũ đã tăng chóng mặt.

Ở những nơi mà tình trạng thiếu lao động đang là vấn đề nan giải, đối tượng được hưởng lợi là người lao động, đặc biệt là ở những công việc cấp thấp như phục vụ nhà hàng, nơi có mức lương tăng rất mạnh.

Tuy nhiên, điều đó hoàn toàn không phải là tích cực: Mức lương cao hơn đối với một số công nhân được sinh ra bởi mức giá cao hơn mà hầu hết những người khác phải trả, bởi các công ty đã chuyển những chi phí đó cho khách hàng. Kể từ tháng 3 đến tháng 6, mức tăng lương bình quân là 3.2% (theo dữ liệu của FED Atlanta), chỉ thấp hơn một chút so với trước đại dịch. Nhưng điều chỉnh theo lạm phát thì tiền lương đã giảm 2%.

Screen Shot 2021-07-23 at 16.38.41.png


FED cũng có thể “bó tay”


Các cuộc khảo sát cho thấy lạm phát cao đang là mối quan tâm lớn nhất của người tiêu dùng. Nó cũng là một rủi ro chính trị đối với Tổng thống Biden, người đã nói trong tuần này rằng FED nên đối phó với nó. Nhưng các công cụ của FED, cụ thể là lãi suất cao hơn chỉ có tác động “hạ nhiệt” nhu cầu, tức nó sẽ không có tác dụng giải quyết vấn đề ở nguồn cung. Trên thực tế, việc tăng lãi suất trong trường hợp nguồn cung gặp cú sốc như hiện tại có thể làm trầm trọng thêm thiệt hại kinh tế và làm giảm đáng kể lạm phát trong tương lai, như những gì mà ECB đã làm hồi năm 2008 do giá dầu lên cao.

Một lý do khiến thị trường e ngại đó là sợ rằng FED sẽ làm điều tương tự. FED sẽ phản đối việc thắt chặt chính sách tiền tệ trừ khi họ nhìn thấy khả năng lạm phát tăng lên sẽ thúc đẩy một chu kỳ tăng liên tục của tiền lương và giá cả (tạo ra vòng xoáy lạm phát) - điều được cho là khởi đầu của đình lạm (giai đoạn tăng trưởng chậm đi kèm với lạm phát cao).

Tin tốt là nó dường như không xảy ra ở thời điểm hiện tại. Kỳ vọng dài hạn đối với lạm phát đã giảm trong tháng qua. Trong khi đó, hy vọng tốt nhất cho FED và cho người tiêu dùng là giá cả cao hơn sẽ kích thích các nhà sản xuất tăng cung như những gì chúng ta thường thấy.

Tham khảo: WallStreetJournal
 

Giới thiệu sách Trading hay
Phương Pháp Wyckoff Hiện Đại - Kỹ thuật Nhận diện Xu hướng Thị trường Tiềm năng

Phương pháp Wyckoff là một phương pháp price action kinh điển và đem lại thành công cho nhiều trader. Phương pháp này là nền tảng của nhiều phương pháp trading nổi tiếng khác

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 159 Xem / 19 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 524 Xem / 38 Trả lời
  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 24,411 Xem / 86 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 603 Xem / 46 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên