[Kiến thức PTCB] Những điều cần biết nếu Nhật quyết định can thiệp thị trường để ngăn đà giảm của JPY

[Kiến thức PTCB] Những điều cần biết nếu Nhật quyết định can thiệp thị trường để ngăn đà giảm của JPY

[Kiến thức PTCB] Những điều cần biết nếu Nhật quyết định can thiệp thị trường để ngăn đà giảm của JPY

Bianas

Senior Mod
Đã Xác Nhận
Trial mod
5,105
29,757
Trong những tháng gần đây đồng Yên Nhật (JPY) đã liên tục mất giá so với các đối thủ, đặc biệt là so với USD. Khi mà mức 135 đang được tiếp cận, những lời đồn về sự can thiệp thị trường từ chính quyền Nhật lại rộ lên một lần nữa. Trong bài viết này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về những vấn đề liên quan nếu Nhật quyết định can thiệp thị trường.

-----​

Bộ Tài chính, BOJ và Cơ quan Dịch vụ Tài chính cho biết trong tuyên bố chung sau cuộc họp giữa các giám đốc điều hành rằng: “Chúng tôi đã chứng kiến sự giảm giá mạnh của đồng Yên và lo ngại về các động thái gần đây trên thị trường tiền tệ”.

Hiếm khi các quan chức của ba tổ chức này đưa ra một tuyên bố chung với những cảnh báo rõ ràng về các động thái tiền tệ như vậy.

Động thái mới nhất diễn ra một ngày sau khi đồng yên chạm mức thấp nhất trong 20 năm so với USD và chạm mức thấp nhất trong 7 năm so với đồng EUR do kỳ vọng rằng NHTW Nhật (BoJ) sẽ tiếp tục “bị bỏ lại” trong cuộc đua thắt chặt chính sách giữa các NHTW lớn.

JPY đã giảm 15% giá trị so với USD kể từ tháng 3 và chạm mức thấp nhất trong 20 năm tại 134.55 trong tuần qua.

Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Shunichi Suzuki hôm thứ Sáu đã từ chối bình luận về khả năng chính phủ can thiệp vào thị trường ngoại hối để ngăn chặn sự suy yếu của JPY, đồng thời duy trì cảnh báo trước bất kỳ biến động nhanh nào của tỷ giá JPY.

Screen Shot 2022-06-13 at 16.51.21.png

Bên cạnh sự can thiệp bằng lời nói, Nhật Bản có một số lựa chọn để ngăn chặn sự sụt giảm quá mức của đồng yên. Trong số đó là can thiệp trực tiếp vào thị trường tiền tệ, mua vào một lượng lớn đồng JPY.

Dưới đây là chi tiết về cách can thiệp mua vào đồng JPY, cũng như khả năng nó xảy ra và các thách thức mà Nhật có thể phải đối mặt.

>> Đọc thêm: https://traderviet.org/t/54487/

Nhật đã có động thái can thiệp thị trường – mua JPY – lần cuối là khi nào?


Do nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu, Nhật Bản từ trước đến nay tập trung vào việc ngăn chặn sự tăng giá mạnh của đồng Yên và thường có cách tiếp cận “bỏ qua” mỗi khi đồng JPY giảm giá.

Việc can thiệp mua đồng Yên để ngăn chặn đà giảm rất hiếm khi xảy ra. Lần cuối cùng Nhật Bản can thiệp để hỗ trợ đồng tiền của mình là vào năm 1998, khi cuộc khủng hoảng tài chính châu Á gây ra tình trạng bán tháo đồng yên và dòng vốn nhanh chóng chảy ra khỏi khu vực. Trước đó, Tokyo cũng đã can thiệp để chống lại sự giảm giá của đồng yên vào năm 1991-1992.

Điều gì có thể thúc đẩy Nhật mua đồng JPY trở lại?


Sự can thiệp vào thị trường tiền tệ là rất tốn kém và có thể dễ dàng bị thất bại do khó tạo tác động đến giá trị của đồng tiền trên thị trường ngoại hối khổng lồ.

BoJ 01.jpg

Đó là một trong những lý do chính khiến nó được coi là động thái sau cùng, điều mà Tokyo sẽ chỉ “bật đèn xanh” khi sự can thiệp bằng lời nói không thể ngăn chặn đà giảm của đồng JPY. Tốc độ và mức độ sụt giảm giá trị của JPY sẽ rất quan trọng trong việc thúc đẩy các nhà chức trách Nhật đưa ra quyết định khi nào nên can thiệp thị trường.

Một số nhà hoạch định chính sách nói rằng sự can thiệp sẽ chỉ trở thành một lựa chọn nếu Nhật Bản đối mặt với việc JPY bị bán quá mức, dòng vốn thoát mạnh khỏi thị trường chứng khoán và trái phiếu nội địa.

>> Đọc thêm: https://traderviet.org/t/608/

Động thái can thiệp sẽ hoạt động ra sao?


Nếu muốn tiến hành can thiệp để ngăn chặn đà giảm của đồng Yên, các nhà chức trách phải khai thác dự trữ ngoại hối của Nhật, bán USD ra thị trường để đổi lấy JPY.

Trong trường hợp này, bộ trưởng tài chính sẽ đưa ra mệnh lệnh cuối cùng cho việc can thiệp, và BoJ sẽ đứng ra làm đại lý và thực hiện mệnh lệnh này.

Thách thức đặt ra là gì?


Động thái can thiệp mua vào JPY (để chặn đà giảm) là khó hơn động thái can thiệp bán ra JPY (để chặn đà tăng).

Để tiến hành động thái can thiệp mua JPY – bán USD, Nhật phải mở kho dự trữ ngoại hối khổng lồ của mình để bán USD ra thị trường và thu lại JPY. Nhưng điều này là hữu hạn.

Screen Shot 2022-06-13 at 16.51.46.png

Dự trữ ngoại hối của Nhật Bản ở mức 1.33 nghìn tỷ USD, lớn thứ hai thế giới sau Trung Quốc và có thể bao gồm chủ yếu là USD. Mặc dù dồi dào, nhưng nguồn dự trữ có thể nhanh chóng cạn kiệt nếu cần có một lượng tiền lớn để ảnh hưởng đến tỷ giá mỗi khi Tokyo quyết định can thiệp thị trường.

Sự can thiệp tiền tệ cũng sẽ cần có sự đồng ý không chính thức của các đối tác G7 của Nhật Bản, đặc biệt là Hoa Kỳ nếu nó được tiến hành đối với USD – JPY. Điều đó là không dễ dàng, bởi Washington theo truyền thống phản đối ý tưởng can thiệp tiền tệ, ngoại trừ trường hợp thị trường biến động quá mạnh.

Tham khảo: Investing
 

Giới thiệu sách Trading hay
Trading In The Zone - Thực hành Kiểm soát Cảm xúc bằng Tâm lý học Hành vi trong Đầu tư và Giao dịch Tài chính

Là quyển sách Top 1 toàn cầu về chủ đề đầu tư/trading, Trading In The Zone giúp thấu hiểu và quản trị cảm xúc cũng như giữ vững kỷ luật khi tham gia thị trường tài chính, nhằm nâng cao trình độ và hiệu quả đầu tư lên mức cao nhất có thể

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 225 Xem / 7 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 106 Xem / 6 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,394 Xem / 53 Trả lời
  • Berkeley trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 50 Xem / 1 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 425 Xem / 13 Trả lời
  • DuongHuy trong Kiến thức Trading - Kinh nghiệm Trading 73,188 Xem / 22 Trả lời
  • Huan2051 trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 294,209 Xem / 1,396 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên