[Kiến thức PTCB] Những yếu tố quan trọng ảnh hưởng lên thị trường dầu mỏ

[Kiến thức PTCB] Những yếu tố quan trọng ảnh hưởng lên thị trường dầu mỏ

[Kiến thức PTCB] Những yếu tố quan trọng ảnh hưởng lên thị trường dầu mỏ

Bianas

Senior Mod
Đã Xác Nhận
Trial mod
5,124
29,785
Dầu và vàng là hai mặt hàng trong nhóm hàng hoá được sự quan tâm nhiều nhất của các trader, tuy nhiên số lượng bài viết về vàng là rất nhiều, còn dầu thì không. Nhân tiện thị trường dầu đang có mức biến động cao, mình sẽ làm một bài kiến thức về các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường dầu mỏ để hỗ trợ anh em quá trình giao dịch. Vậy các yếu tố ấy là gì? Mời anh em cùng tìm hiểu ngay sau đây.

Screen Shot 2021-11-30 at 17.20.02.png


Như các loại hàng hoá khác, giá dầu thế giới được xác định bởi lực cung và cầu, theo mô hình xác định giá trong kinh tế vi mô. Nguồn cung được kiểm soát bởi tốc độ sản xuất nguyên liệu trong khi nhu cầu phụ thuộc nhiều vào các điều kiện kinh tế vĩ mô toàn cầu.

Nhưng trên thực tế, phần lớn những người tham gia vào thị trường là các nhà đầu cơ và các trader đang đặt cược vào biến động giá, và những người có hoạt động giao dịch nhằm mục đích phòng hộ (hedge) để hạn chế rủi ro cho chính họ.

Do đó, giá dầu thường bị ảnh hưởng nặng nề bởi những nhận thức của các nhà giao dịch này về kỳ vọng cung và cầu trong tương lai. Nói cách khác, các yếu tố cung và cầu dự kiến trong tương lai có xu hướng tác động đến giá dầu ở thời điểm hiện tại.

Dầu thường được coi là một trong những mặt hàng dễ biến động nhất, nhưng nó cũng là một trong những mặt hàng kinh tế “trưởng thành” nhất (ND: ý nói phản ánh đúng kỳ vọng thị trường). Các sự kiện địa chính trị lớn hay các thảm hoạ tự nhiên có thể gây ra những biến động lớn về giá, nhưng trên cơ sở hàng ngày, các nhà giao dịch vẫn đang giao dịch dựa trên nhận thức của họ về cung và cầu.

>> Xem thêm bài hay: https://traderviet.org/t/38334/

Những yếu tố nào ảnh hưởng đến giá dầu?


Có ba yếu tố chính mà các nhà giao dịch cần chú trọng khi giao dịch dầu bao gồm:
  • nguồn cung hiện tại
  • nguồn cung tương lai và
  • nhu cầu dự kiến
Về nguồn cung, ở một mức độ nào đó được quyết định bởi các-ten của các quốc gia sản xuất dầu lớn, hay còn được biến đến với cái tên Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ - OPEC. Đây là một tập đoàn liên chính phủ gồm 13 quốc gia, được thành lập vào năm 1960 bởi 5 thành viên đầu tiên (Iran, Iraq, Kuwait, Saudi Arabia và Venezuela).

Theo dữ liệu do Statista thu thập vào tháng 9 năm 2020, thị phần dự trữ dầu thô toàn cầu của OPEC là 79.1%.

Oil 07.jpg


Tại sao các nhà giao dịch nên theo dõi chặt chẽ OPEC?


Các nhà kinh doanh dầu mỏ cần theo dõi chặt chẽ khối lượng cung dầu của OPEC, bởi họ liên tục điều chỉnh khối lượng cung để phản ứng với một loạt các yếu tố khác. Vì lợi ích của OPEC là cố gắng giữ giá dầu ở mức tương đối cao để tối đa hóa lợi nhuận.

Để đạt được điều này, đôi khi khối OPEC (và OPEC+ (có sự góp mặt của Nga) sẽ cắt giảm nguồn cung dầu để đẩy giá lên. Đây là một chiến lược cần được triển khai cẩn thận vì việc giảm nguồn cung trong thời gian dài sẽ đồng nghĩa với việc giảm doanh thu cho các nước thành viên của khối.
Nhiều nhà giao dịch dầu thành công sẽ tìm cách dự đoán việc thay đổi nguồn cung hơn là việc phản ứng lại các quyết định sau khi chúng được đưa ra.

Để hiểu rõ hơn nữa và tác động của các yếu tố cung cầu đến giá dầu hãy cùng nhìn lại lịch sử.

>> Xem thêm bài hay: https://traderviet.org/t/21543/

Hiểu về các yếu tố tác động qua lịch sử giá dầu trong 20 năm qua


Từ năm 1999 đến năm 2008, dầu thô đã tăng từ dưới 25 USD/thùng lên hơn 160 USD/thùng khi các nền kinh tế như Trung Quốc và Ấn Độ phát triển mạnh đã thúc đẩy nhu cầu tăng lên.

Sau đó là giai đoạn suy thoái nghiêm trọng, gây ra bởi cuộc khủng hoảng tài chính 2007-08. Giá năng lượng và dầu khi đó giảm mạnh.

Sau đó giá hồi phục nhanh chóng trong năm 2009 với mức tăng 78% và tiếp tục tăng trong hai năm tiếp theo. Điều đó làm cho việc khai thác dầu đá phiến trở nên khả thi về mặt kinh tế.

Screen Shot 2021-11-30 at 17.20.25.png


Điều gì xảy ra khi cung cấp quá nhiều dầu?

Khi nguồn cung dầu dư thừa, giá ắt sẽ giảm. Ví dụ, từ năm 2011 đến năm 2014, sản lượng dầu đá phiến của Mỹ đã tăng gấp 5 lần, lên mức 4.8 triệu thùng/ngày.

Sự gia tăng sản lượng này đủ để tạo ra tình trạng dư thừa dầu. Trong năm 2014, giá dầu đã giảm 46% và giảm thêm 31% vào năm sau đó. Mặc dù vậy, sản lượng dầu đá phiến của Mỹ không phải là nguyên nhân duy nhất khiến giá liên tục sụt giảm.

Yếu tố nào góp phần vào tình trạng dư thừa dầu năm 2014?

Một yếu tố quan trọng góp phần vào tình trạng dư thừa dầu năm 2014 là đồng USD mạnh lên sau quyết định cắt giảm các biện pháp nới lỏng định lượng của FED. Điều này đã tạo ra áp lực về giá đối với nhiều loại hàng hóa.

Ở Trung Quốc, tốc độ công nghiệp hóa nhanh chóng trong 10 năm đầu của thiên niên kỷ mới đã có dấu hiệu hạ nhiệt và đã làm giảm nhu cầu.

Giá giảm xuống dưới 30 USD/thùng vào năm 2016. Cuối cùng, OPEC đã cắt giảm sản lượng và thỏa thuận với các quốc gia ngoài OPEC để cố gắng giảm nguồn cung trên diện rộng nhằm đáp ứng nhu cầu dầu toàn cầu một cách chính xác hơn.

Từ giữa năm 2016 đến đầu năm 2020, dầu được giao dịch phần lớn trong khoảng từ 50 đến 70 USD/thùng.

>> Xem thêm bài hay: https://traderviet.org/t/57302/

Làm thế nào mà giá dầu bị âm vào năm 2020?

Vào tháng 1 năm 2020, nhiều chính phủ bắt đầu hạn chế việc đi lại và đóng cửa các doanh nghiệp để ngăn chặn đại dịch coronavirus. Do đó, nhu cầu đối với dầu giảm mạnh và thị trường dầu kỳ hạn trở nên hoảng loạn.

Nhu cầu giảm đi kèm với dư cung. Vào tháng 3, Nga đã gây bất ngờ cho thị trường khi tuyên bố sẽ tăng sản lượng vào tháng 4 ngay cả khi nhu cầu tiêu thụ dầu của thế giới giảm mạnh. Để duy trì thị phần, OPEC tuyên bố cũng sẽ tăng sản lượng.

Khi các kho chứa được lấp đầy, giá lần đầu tiên trong lịch sử giảm mạnh xuống mức âm. Khi đó, các nhà sản xuất dầu đang trả tiền cho người mua để họ lấy dầu đi vì lo ngại không còn chỗ để chứa dầu.

Một số công ty thậm chí phải thuê tàu chở dầu để tích trữ nguồn cung dư thừa. Cuối cùng, OPEC và Nga cùng đồng ý giảm sản lượng, các nền kinh tế toàn cầu chứng kiến các hạn chế và phong toả được nới lỏng, sau đó giá cả sớm trở lại mức gần với mức bình thường.

Hy vọng đến đây anh em đã hiểu rõ hơn về các yếu tố tác động lên thị trường dầu rồi nhé, nếu có thể hãy kết hợp các phân tích cơ bản này cùng với phân tích chart để có kết quả giao dịch tốt nhất!

Safe trade!
Tham khảo: Forex.com
 

Giới thiệu sách Trading hay
Thấu hiểu Hành vi giá Thị trường Tài chính - Understanding Price Action

Là quyển sách hướng dẫn giao dịch Phương Pháp Price Action của Bob Volman, chỉ sử dụng duy nhất một đường MA và cấu trúc thị trường cùng hành vi giá để tìm kiếm lợi nhuận

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • phaisinh trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 38 Xem / 1 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 259 Xem / 28 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 367 Xem / 8 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 114 Xem / 1 Trả lời
  • Bianas trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 77 Xem / 2 Trả lời
  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 24,373 Xem / 85 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên