[Kiến thức PTCB] Tại sao một đồng USD mạnh sẽ khiến giá hàng hoá giảm?

[Kiến thức PTCB] Tại sao một đồng USD mạnh sẽ khiến giá hàng hoá giảm?

[Kiến thức PTCB] Tại sao một đồng USD mạnh sẽ khiến giá hàng hoá giảm?

Bianas

Senior Mod
Đã Xác Nhận
Trial mod
5,070
29,700
Đô la Mỹ là đồng tiền dự trữ của thế giới, chiếm 60.46% dự trữ ngoại hối, và có nhiều lý do khiến USD có vai trò này. Một trong số đó là bởi USD là một loại tiền tệ có tính thanh khoản cao nhất trên thế giới, người ta rất dễ dàng để mua/ bán chúng. Các ngân hàng trung ương (NHTW) trên khắp thế giới nắm giữ dự trữ bằng đô la vì lý do này. Ảnh hưởng của Hoa Kỳ trong nhiều thập kỷ qua đã làm cho đất nước này trở thành một trong những quốc gia ổn định nhất trên thế giới, và sự ổn định là một đặc điểm quan trọng khi nói đến một loại tiền tệ.

Ngoài ra, Hoa Kỳ đã và đang tiếp tục là một trong những nền kinh tế tiêu dùng lớn nhất trên thế giới. Trong khi Hoa Kỳ xuất khẩu một số mặt hàng nhất định như ngô và đậu nành, thì nước này lại là nhà nhập khẩu khổng lồ của những mặt hàng khác. Do đó, cơ chế định giá đối với hầu hết các mặt hàng trên thế giới là bằng đơn vị tiền tệ của Hoa Kỳ.

Khi giá trị của đồng đô la tăng, giá của hàng hóa được đo bằng các đơn vị tiền tệ khác cũng tăng theo. Khi giá nguyên vật liệu tăng, nhu cầu có xu hướng giảm. Ngược lại, trong thời kỳ đồng đô la suy yếu, giá nguyên vật liệu có xu hướng giảm bằng các đồng tiền khác và giá thấp hơn có xu hướng làm tăng nhu cầu. Đây là lý do tại sao đồng đô la có một vai trò quan trọng như vậy trong việc ảnh hưởng đến giá cả hàng hóa.

Một thị trường gấu (giảm giá) dài hạn trên đồng USD, bắt đầu vào năm 2002 tương ứng với một thị trường tăng giá liên tục đối với giá hàng hoá cùng thời điểm. Vào năm 2011, đồng đô la bắt đầu một giai đoạn tích luỹ kéo dài nhiều năm cho đến khi nó bắt đầu tăng giá so với các đồng tiền khác vào tháng 5 năm 2014.

11-traderviet.jpeg

Giá hàng hoá vẫn được liên kết chặt chẽ với chuyển động của đồng USD (*)​

Như biểu đồ hàng tháng minh họa, không chỉ giá hàng hóa hoặc nguyên vật liệu tăng cao hơn khi giá trị của đồng đô la giảm, nó còn đảo ngược khi đà giảm của của USD bị cạn kiệt. Thị trường hàng hóa tăng giá đạt đỉnh vào năm 2011 - đồng được giao dịch ở mức cao nhất mọi thời đại trên 4.50 USD / pound và vàng được giao dịch trên 1,900 USD / ounce. Giá đường di chuyển lên hơn 36 cent/ pound và nhiều loại hàng hóa khác đều phản ứng theo kiểu tương tự. Tuy nhiên, bắt đầu từ năm 2011, các xu hướng giảm dài hạn bắt đầu xuất hiện trên các loại hàng hoá này.

Khi đồng đô la bắt đầu phục hồi đưa chỉ số USD từ mức thấp 78.93 lên mức cao hơn 100 trong khoảng thời gian 10 tháng, giá cả hàng hoá đã giảm đáng kể. Giá đồng giảm xuống mức thấp nhất trong năm 2014 là 2.83 USD / pound và dầu giảm từ hơn 107 USD/ thùng vào tháng 6/2014 xuống dưới 45 USD vào tháng 1/2013. Trong khi đó, đường giảm xuống dưới 12 cent/ pound vào tháng 3/2015. Đại đa số giá cả hàng hóa đều giảm thê thảm.

Trong thế giới hàng hóa, cả yếu tố cơ bản và kỹ thuật đều thúc đẩy giá cả. Do đó, mỗi nguyên liệu thô đều có những đặc điểm riêng. Ví dụ, sự thiếu hụt trên thị trường gia súc cùng với nhu cầu tiêu thụ thịt bò trên toàn cầu ngày càng tăng khiến giá vẫn ở mức cao. Tuy nhiên, sự mạnh lên của đồng USD nhìn chung là sẽ khiến giá hàng hoá giảm xuống.

Một ví dụ khác về ảnh hưởng của đồng USD lên giá hàng hóa, trong quý đầu tiên của năm 2015, chỉ số đô la đã tăng 8.97% so với mức đóng cửa của năm 2014. Trong cùng thời kỳ, mức trung bình của các hàng hóa chính giao dịch trên thị trường kỳ hạn giảm 7.9% . Và rõ ràng là tồn tại mối tương quan nghịch giữa đồng USD với giá hàng hoá. Có thể mối liên hệ này sẽ vẫn còn nguyên vẹn miễn là đồng USD vẫn giữ vai trò là cơ chế định giá cho những mặt hàng chủ lực này.

Rất có thể một ngày nào đó, một đồng tiền khác sẽ thay thế đồng USD trở thành đồng tiền dự trữ của thế giới. Khi điều đó xảy ra, rất có thể hàng hóa và đồng tiền dự trữ mới đó sẽ có cùng mối quan hệ nghịch đảo theo thời gian.

10-traderviet.png

Mối tương quan giữa USD và giá vàng​

Kết luận:

Mặc dù mỗi loại hàng hoá đều có các đặc điểm riêng và chịu sự chi phối của nhiều yếu tố khác. Tuy nhiên, sự lên xuống của đồng USD luôn đóng một vai trò nhất định đối với giá cả của mỗi loại hàng hoá đó. Do vậy, khi tiến hành phân tích giá hàng hoá hãy để mắt đến sự lên xuống, xu hướng chính (dài hạn) của đồng USD, bởi nó có thể cung cấp những mạnh mối quan trọng giúp các trader có những nhận định chính xác hơn với chuyển động giá sắp tới của mặt hàng được phân tích.

(*) Chỉ số hàng hoá CRB được tính toán bằng cách sử dụng trung bình số học của giá hàng hóa tương lai với sự tái cân bằng hàng tháng. Chỉ số này bao gồm 19 mặt hàng: Nhôm, Ca cao, Cà phê, Đồng, Ngô, Bông, Dầu thô, Vàng, Dầu sưởi, Thịt lợn nạc, Gia súc sống, Khí đốt tự nhiên, Niken, Nước cam, Xăng RBOB, Bạc, Đậu nành, Đường và Lúa mì. Các mặt hàng này được phân thành 4 nhóm với tỷ trọng khác nhau: Năng lượng: 39%, Nông nghiệp: 41%, Kim loại quý: 7%, Kim loại cơ bản / công nghiệp: 13%.

Tham khảo: TheBalance
 

Giới thiệu sách Trading hay
Giao Dịch Theo Xu Hướng Để Kiếm Sống

Sách chia sẻ chiến lược giao dịch, tâm lý, phương pháp quản lý vốn thực chiến của Trader 18 năm kinh nghiệm giao dịch theo xu hướng
"Khi giá trị của đồng đô la tăng, giá của hàng hóa được đo bằng các đơn vị tiền tệ khác cũng tăng theo. Khi giá nguyên vật liệu tăng, nhu cầu có xu hướng giảm. Ngược lại, trong thời kỳ đồng đô la suy yếu, giá nguyên vật liệu có xu hướng giảm bằng các đồng tiền khác và giá thấp hơn có xu hướng làm tăng nhu cầu." Đoạn này em chưa hiểu lắm! Nếu giải thích như vậy thì nếu DXY tăng thì giá hàng hóa cũng tăng theo nhỉ? Bác thông não giúp em với.
 
Rối não quá. Tóm lại là.
Tất cả các nước, trừ Mỹ, khi $ yếu, xuất khẩu hàng hóa bất lợi vì xuất để đổi lấy $ yếu, do đó hạn chế xuất, hàng hóa khan hiếm thì giá hàng hóa tăng. Nhập lại có lợi vì nhập nhiều mà trả $ yếu thì nhập đc nhiều hơn, cầu tăng thì giá tăng.

Tương tự, khi $ mạnh, thi nhau xuất hàng để lấy $, thì hàng hóa thừa mứa, dẫn đến rẻ. Ngta hạn chế nhập vì nhập là đổi $ mạnh lấy hàng, bị thiệt hại. Nhập ít hàng hóa thì cầu hàng hóa giảm, giá hàng hóa giảm.

Phê bình ông @Bianas.
 
"Khi giá trị của đồng đô la tăng, giá của hàng hóa được đo bằng các đơn vị tiền tệ khác cũng tăng theo. Khi giá nguyên vật liệu tăng, nhu cầu có xu hướng giảm. Ngược lại, trong thời kỳ đồng đô la suy yếu, giá nguyên vật liệu có xu hướng giảm bằng các đồng tiền khác và giá thấp hơn có xu hướng làm tăng nhu cầu."
"Tuy nhiên, sự mạnh lên của đồng USD nhìn chung là sẽ khiến giá hàng hoá giảm xuống."
Vô tình đọc mà cũng bị rối theo với người mới xem chắc rối não luôn Bianas à
 
"Khi giá trị của đồng đô la tăng, giá của hàng hóa được đo bằng các đơn vị tiền tệ khác cũng tăng theo. Khi giá nguyên vật liệu tăng, nhu cầu có xu hướng giảm. Ngược lại, trong thời kỳ đồng đô la suy yếu, giá nguyên vật liệu có xu hướng giảm bằng các đồng tiền khác và giá thấp hơn có xu hướng làm tăng nhu cầu." Đoạn này em chưa hiểu lắm! Nếu giải thích như vậy thì nếu DXY tăng thì giá hàng hóa cũng tăng theo nhỉ? Bác thông não giúp em với.
"Khi giá trị của đồng đô la tăng, giá của hàng hóa được đo bằng các đơn vị tiền tệ khác cũng tăng theo. Khi giá nguyên vật liệu tăng, nhu cầu có xu hướng giảm. Ngược lại, trong thời kỳ đồng đô la suy yếu, giá nguyên vật liệu có xu hướng giảm bằng các đồng tiền khác và giá thấp hơn có xu hướng làm tăng nhu cầu."
"Tuy nhiên, sự mạnh lên của đồng USD nhìn chung là sẽ khiến giá hàng hoá giảm xuống."
Vô tình đọc mà cũng bị rối theo với người mới xem chắc rối não luôn Bianas à
Mình giải thích kỹ hơn một chút so với bản gốc, các bác xem thử nhé!

"Khi giá trị của đồng đô la tăng, giá của hàng hóa được đo bằng các đơn vị tiền tệ khác cũng tăng theo." => khi USD tăng, nhiều loại tiền tệ khác bị mất giá (giả sử ở đây là đồng X), mà hàng hoá được định giá bằng USD => phải tốn nhiều đồng X hơn để đổi sang USD để mua hàng hoá đó, tức giá hàng hoá được đo lường bằng tiền tệ X đã tăng lên => từ đó nhu cầu giảm xuống. Cuối cùng, khi tổng cầu giảm, giá hàng hoá đó (theo USD) cũng giảm theo, tức là ra kết luận này: "Tuy nhiên, sự mạnh lên của đồng USD nhìn chung là sẽ khiến giá hàng hoá giảm xuống."
 
Thực ra mình hiểu nhưng với người mới mà đọc thì cũng rối vì ở đây do cách trình bày suy luận hay truyền đạt chưa thật tối giản phổ thông với tất cả mọi người nên mới ra vậy chứ không có gì. Nói tóm lại đơn giản là khi 1 đồng của 1 nước nào đó tăng thì giá trị 1 đồng của nước khác giảm đi do đó làm cho chính hàng hóa nước đó so với nước khác tăng. Còn vế sau rút ra kết luận thì mình cho rằng chưa khách quan vì nó chung chung không phản ánh chính xác đúng thực tế cung cầu hoàn toàn. Ví dụ đồng đô la mạnh lên làm cho việc sản xuất vũ khí mắc hơn nhưng nhu cầu sử dụng thì họ vẫn mua hoặc họ mua nước khác chứ cũng không hẳn làm cho nó rẻ hơn dc vì 1 số thứ trên thế giới k phải sản xuất đại trà ta k mua của nước này thì có thể mua của nước khác.
 
Mình giải thích kỹ hơn một chút so với bản gốc, các bác xem thử nhé!

"Khi giá trị của đồng đô la tăng, giá của hàng hóa được đo bằng các đơn vị tiền tệ khác cũng tăng theo." => khi USD tăng, nhiều loại tiền tệ khác bị mất giá (giả sử ở đây là đồng X), mà hàng hoá được định giá bằng USD => phải tốn nhiều đồng X hơn để đổi sang USD để mua hàng hoá đó, tức giá hàng hoá được đo lường bằng tiền tệ X đã tăng lên => từ đó nhu cầu giảm xuống. Cuối cùng, khi tổng cầu giảm, giá hàng hoá đó (theo USD) cũng giảm theo, tức là ra kết luận này: "Tuy nhiên, sự mạnh lên của đồng USD nhìn chung là sẽ khiến giá hàng hoá giảm xuống."
Nhìn chung là ntn các bác.

$ mạnh khuyến khích các nước xuất siêu, hàng hóa giảm vì dư cung.
$ yếu khuyến khích nhập siêu, hàng hóa tăng vì dư cầu.
 
"Khi giá trị của đồng đô la tăng, giá của hàng hóa được đo bằng các đơn vị tiền tệ khác cũng tăng theo. Khi giá nguyên vật liệu tăng, nhu cầu có xu hướng giảm. Ngược lại, trong thời kỳ đồng đô la suy yếu, giá nguyên vật liệu có xu hướng giảm bằng các đồng tiền khác và giá thấp hơn có xu hướng làm tăng nhu cầu." Đoạn này em chưa hiểu lắm! Nếu giải thích như vậy thì nếu DXY tăng thì giá hàng hóa cũng tăng theo nhỉ? Bác thông não giúp em với.

Giả sử bác doanh nghiệp nhập thép nguyên liệu về gia công hay sản xuất gì đó. Bác kinh doanh tại VN nên doanh thu hợp đồng theo giá VND. Nếu tỷ giá USDVND tăng, nghĩa là chi phí bỏ ra cho cùng số lượng đầu vào sẽ lớn hơn -> giá thành lớn hơn làm giảm nhu cầu.

Nhưng tôi cho rằng giải thích như vậy là quá rút gọn. Không tự dưng mà một hiện tượng xảy ra, nó cần có động lực từ đâu đó. Đồng USD tăng vì kinh tế Mỹ hồi phục kéo theo kinh tế toàn cầu? USD tăng vì yield tăng theo kỳ vọng lạm phát, xuất phát từ giá hàng hóa nguyên liệu cao? USD tăng vì Fed hay một sự kiện nào đó kìm lại sự mở rộng của tín dụng quốc tế, khiến các thị trường EM bất lợi? USD tăng vì nước ngoài tăng mua trái phiếu Mỹ? Hoặc do một vấn đề của khối EU phát sinh/được giải quyết ảnh hưởng đến USD, vì EUR chiếm phần lớn trong rổ tiền tệ tính Dollar Index mà nó không nhất thiết tác động đến giá hàng hóa - được quyết định bởi nhu cầu nhập khẩu ví dụ như TQ cần lượng lớn kim loại từ Úc.

Bởi vì nguyên nhân THƯỜNG THẤY USD là đồng tiền định giá cho các khoản nợ quốc tế, lãi suất USD và tỷ giá USD thấp khiến cung tiền dễ dàng mở rộng trên phạm vi toàn cầu, điều này kích thích tăng trưởng trên những thị trường ngoại vi, emerging market => nhu cầu hàng hóa phục vụ đầu tư tăng mạnh => mối quan hệ nghịch đảo. Tương tự khi USD tăng khi bị siết lãi suất khiến tín dụng co thắt, hàng hóa giảm.

Ví dụ từ nửa cuối năm 2016 đồng USD tay trong tay cùng giá hàng hóa

upload_2021-4-20_11-11-41-png.205143
 

Đính kèm

  • upload_2021-4-20_11-11-41.png
    upload_2021-4-20_11-11-41.png
    103.9 KB · Xem: 2

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 180 Xem / 11 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 467 Xem / 38 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 53 Xem / 3 Trả lời
  • DuongHuy trong Hệ thống giao dịch - Trading system 37,553 Xem / 19 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 446 Xem / 19 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên