[Kiến thức PTCB] “Tapering - Giảm mua tài sản” là gì? Tại sao trader lại cần quan tâm đến khái niệm này?

[Kiến thức PTCB] “Tapering - Giảm mua tài sản” là gì? Tại sao trader lại cần quan tâm đến khái niệm này?

[Kiến thức PTCB] “Tapering - Giảm mua tài sản” là gì? Tại sao trader lại cần quan tâm đến khái niệm này?

Bianas

Senior Mod
Đã Xác Nhận
Trial mod
5,120
29,782
Thời gian qua, tapering (giảm kích thích/ giảm mua tài sản) luôn là một chủ đề nóng của thị trường. Đây là một động thái sẽ có ảnh hưởng mạnh mẽ đến các lớp tài sản, và nếu anh em vẫn chưa hiểu kỹ về thuật ngữ này thì bài viết này sẽ giải quyết vấn đề đó.

Tapering - Giảm mua tài sản là gì?


Tapering là thuật ngữ dùng để chỉ việc ngân hàng trung ương (NHTW) giảm tỷ lệ mua tài sản. Nó được sử dụng phổ biến nhất khi nói về sự đảo ngược các chính sách nới lỏng định lượng (QE) và được coi là bước đầu tiên của thời kỳ giảm kích thích tiền tệ. Tapering chỉ là một công cụ khác được các NHTW sử dụng để kiểm soát lãi suất và nhận thức về lãi suất trong tương lai.

Các chương trình QE được các NHTW đưa ra để kích thích tăng trưởng kinh tế. Một khi các mục tiêu mong muốn đã được đáp ứng, họ sẽ bắt đầu giảm bớt việc mua tài sản của mình. Các NHTW phải giảm chi tiêu của họ bởi vì việc duy trì các chính sách mở rộng quá lâu có thể dẫn đến lạm phát quá mức và bong bóng tài sản.

FED o1.jpg


Ví dụ, FED đã tung ra chương trình mua tài sản trị giá 120 tỷ USD/tháng bắt đầu từ tháng 3/2020 và kéo dài đến hiện tại (tháng 9/2021), một động thái kích thích trong nỗ lực hỗ trợ phục hồi kinh tế thời kỳ đại dịch. Và khi FED bắt đầu giảm việc mua tài sản này, ví dụ từ 120 tỷ xuống còn 100 tỷ thì đó là bước đầu của việc tapering.

Tapering vs. Tightening - Giảm mua tài sản vs. Thắt chặt chính sách


Tapering không nên bị nhầm lẫn với việc thắt chặt chính sách (tightening). Khi một NHTW bắt đầu giảm mua tài sản (taper) trong chương trình nới lỏng định lượng của họ, điều đó sẽ làm giảm giá trị tài sản mà ngân hàng mua mỗi tháng. Nhưng khi một NHTW thắt chặt (tightens) chính sách, họ sẽ không mua thêm bất kỳ tài sản nào vào bảng cân đối kế toán của mình, thay vào đó họ sẽ giảm tài sản mà họ nắm bằng cách bán chúng đi.

Tác động của tapering - Giảm mua tài sản là gì?


Tapering gần như có tác động ngay lập tức đến lãi suất. Chính sách nới lỏng định lượng (QE) có tác động làm giảm lãi suất, do đó khi tapering được đưa ra - tức làm QE giảm bớt - thì lãi suất sẽ tăng trở lại, kéo theo việc tăng giá của đồng nội tệ và kéo giảm thị trường chứng khoán.

Tapering cũng có thể dẫn đến giảm phát (deflation), nó kéo tiền ra khỏi nền kinh tế và làm cho chi phí sinh hoạt phải chăng hơn, nhưng đồng thời lại làm tăng tỷ lệ thất nghiệp. Lý do là bởi khi cung tiền bị hạn chế, sự vay vốn trong nền kinh tế sẽ khó khăn hơn và không khuyến khích mở rộng sản xuất.

tapering QE.jpeg


Tapering có thể dẫn đến “taper tantrums”


Một hệ quả không mong muốn có thể có từ tapering đó chính là “taper tantrums” (hay cơn thịnh nộ trước taper), nó dùng để ám chỉ hiện tượng thị trường hoảng loạn sau khi NHTW quyết định giảm chương trình QE. Khi các NHTW bắt đầu mua ít tài sản hơn, nó kéo theo những lo ngại về việc thiếu thanh khoản và dẫn đến khả năng thị trường sụp đổ.

“taper tantrums” thường diễn ra trên thị trường trái phiếu. Và khi giá trái phiếu giảm, lợi tức trái phiếu sẽ tăng, từ đó thị trường cổ phiếu và các chỉ số cũng sẽ bị ảnh hưởng theo.

Trước đây mình cũng đã có lần viết về chủ đề này, anh em có thể xem thêm nhé:


Động thái tapering trong quá khứ


Thuật ngữ tapering lần đầu được biết đến vào tháng 5 năm 2013, khi Chủ tịch Fed thời điểm đó là ông Ben Bernanke tuyên bố rằng FED sẽ giảm chương trình QE - vốn đã được áp dụng sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 nhằm mục đích khôi phục kinh tế.

Tuyên bố này đã gây ra một làn sóng lo ngại trên khắp các thị trường tài chính vì kỳ vọng rằng việc giảm QE sẽ gây bất lợi cho thị trường cổ phiếu và trái phiếu. Thị trường trái phiếu đã bị bán tháo mạnh sau thông báo, thị trường cổ phiếu cũng biến động mạnh trước khi lấy lại sự ổn định.

Screen Shot 2021-09-07 at 12.46.49.png


Vấn đề tapering ở hiện tại


Nếu theo dõi các phân tích cơ bản anh em có thể thấy rằng những kỳ vọng về việc FED công bố tapering vào cuộc họp FOMC tháng 9 đã bị đẩy lùi bởi dữ liệu lao động tháng 8 nhiều yếu kém, thay vào đó, cột mốc ấy đang chuyển sang cuộc họp FOMC tháng 11.

Mặc dù vậy, nhân tố quyết định việc FED công bố tapering trong thời gian tới chính là diễn tiến của thị trường lao động Mỹ, do đó, anh em cần theo dõi chặt chẽ các dữ liệu này nhé!

Trên đây là những trình bày về tapering, hy vọng bài viết đã làm dày thêm kiến thức trading và có thể hỗ trợ anh em trong quá trình giao dịch!

Cảm ơn anh em đã đọc bài!

Safe trade!

Tham khảo: CityIndex
 

Giới thiệu sách Trading hay
Phương Pháp Wyckoff Hiện Đại - Kỹ thuật Nhận diện Xu hướng Thị trường Tiềm năng

Phương pháp Wyckoff là một phương pháp price action kinh điển và đem lại thành công cho nhiều trader. Phương pháp này là nền tảng của nhiều phương pháp trading nổi tiếng khác

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 174 Xem / 9 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 931 Xem / 41 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,237 Xem / 41 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 289 Xem / 7 Trả lời
  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 24,299 Xem / 84 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 329 Xem / 31 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên