Kinh nghiệm thực chiến của siêu trader Nhật với các mô hình nến Nhật nổi tiếng: Pin Bar, Harami, Tsutsumi

Kinh nghiệm thực chiến của siêu trader Nhật với các mô hình nến Nhật nổi tiếng: Pin Bar, Harami, Tsutsumi

Kinh nghiệm thực chiến của siêu trader Nhật với các mô hình nến Nhật nổi tiếng: Pin Bar, Harami, Tsutsumi

Le Hue Truong

Editor
Trial mod
7,291
32,443
Xin chào cả nhà!

Đây là chia sẻ của trader Nhật, tên là Kei (phát âm như chữ "K" trong tiếng Anh). Kei là một Forex trader cá nhân và cũng là một mentor (cố vấn) ở Nhật Bản.

Anh bắt đầu giao dịch Forex từ năm 2013 và đến giờ vẫn cảm thấy nó thú vị như thuở ban đầu. Anh không chỉ kiếm tiền mà còn có thể hiểu được tâm lý của mọi người, nhìn lại tư duy của bản thân để tiếp tục phát triển và biết những yếu tố quan trọng khác trong cuộc sống nói chung.

Kết quả giao dịch của trader Kei từ năm 2013-2019 như sau:

ichimoku-kinko-hyo-may-kumo-va-duong-chiko-span-TraderViet0-png.200750


Đôi nét về nhân vật chính vậy là đủ rồi, bây giờ chúng ta cùng theo dõi chia sẻ của anh ấy về các mô hình và cấu trúc nến cơ bản nhé!

----------------------------------------​


Hi, chào mừng các bạn đã quay trở lại với một video khác của tôi. Hôm nay, tôi sẽ giải thích về những kiến thức cơ bản của các mô hình nến, cách chúng được tạo thành, cách bạn có thể nhận thấy sức mạnh của chúng và quan trọng hơn là cách chúng ta nhìn chúng như những tín hiệu entry (vào lệnh), như Pin bar và nến nhấn chìm như Harami và Tsutsumi.

Bạn biết đấy, nến Nhật được tạo ra và phát triển ở Nhật Bản hơn 100 năm về trước, như một trong những công cụ kỹ thuật mạnh mẽ nhất để hình dung về thị trường. Dành cho những ai chưa bao giờ nghe về nó, thì tôi - với tư cách là một trader Nhật Bản - sẽ giải thích ngắn gọn những gì nến Nhật thực sự thể hiện và cách nó được áp dụng trong biểu đồ giao dịch thực chiến.

Okay, giờ thì bắt đầu thôi!

Về cơ bản, có 2 loại nến phổ biến:
  • Một cái được gọi là "bullish candlestick" (nến tăng)
  • Và cái còn lại là "bearish candlestick" (nến giảm)
Kinh-nghiem-cua-sieu-trader-Nhat-voi-cac-mo-hinh-nen-Nhat-TraderViet1.png


Nến tăng cho thấy giá thị trường đang đi lên và nến giảm cho thấy giá đang đi xuống. Như bạn có thể thấy, nến tăng thường hiển thị màu xanh và nến giảm được biểu hiện bằng sắc đỏ. Bây giờ, hãy cùng quan sát kỹ hơn vào nến tăng trước tiên nhé!

Khi bạn thấy một cây nến như thế này trên biểu đồ, cách bạn có thể nhìn thấy là trước tiên, nó cho thấy rằng, sau cùng giá đã đi lên, bởi vì giá bắ đầu mở cửa ở điểm open, sau đó nó đi xuống điểm low (đáy cây nến), rồi bật tăng lên điểm high (đỉnh cây nến), và đóng cửa ở điểm close. Phần nhỏ nhỏ còn được gọi là râu nến/ bấc nến; phần to to chính là thân nến.

Kinh-nghiem-cua-sieu-trader-Nhat-voi-cac-mo-hinh-nen-Nhat-TraderViet2.png


Nếu đây là nến trong khung H1, thì có nghĩa là giá đã di chuyển như thế trong vòng 1 giờ. Dù là khung thời gian nào thì cấu trúc và cách nến được tạo ra đều như nhau.

Tiếp theo, chúng ta sẽ chuyển sang cây nến giảm - nó cho thấy sau cùng, giá đã đi xuống. Cách bạn nhìn nhận nó là, đầu tiên, giá mở cửa ở điểm open, sau đó nó đi lên điểm high (đỉnh cây nến), rồi giảm xuống điểm low (đáy cây nến), và đóng cửa ở điểm close.

Kinh-nghiem-cua-sieu-trader-Nhat-voi-cac-mo-hinh-nen-Nhat-TraderViet3.png


Đây là kiến thức cơ bản về cách một cây nến tăng/ giảm đơn lẻ được hình thành. Bây giờ, chúng ta sẽ nói về kiến thức thực tế hơn nhé! Khi bạn nhìn thấy những cây nến trên chart real-time của mình, bạn có thể hiểu điều gì về thị trường?

Chà, về cơ bản, bạn có thể tìm hiểu được 3 điều:

Đầu tiên, bạn sẽ có khả năng nhận ra sức mạnh của xu hướng trên thị trường. Làm sao bạn xác định được nó từ những cây nến? Đơn giản thôi, bạn có thể nhận ra từ kích thước của các cây nến.

Kinh-nghiem-cua-sieu-trader-Nhat-voi-cac-mo-hinh-nen-Nhat-TraderViet4.png


Ví dụ, hãy nhìn chart này, khi bạn thấy những cây nến nhỏ như ở đây (vùng khoanh tròn đỏ), nó cho thấy thị trường như đang trong chế độ nghỉ ngơi và chỉ đi ngang. Những gì bạn phải cẩn trọng là khi bạn thấy những cây nến nhỏ như thế này trong chart thực tế, thì điều đó có nghĩa là thị trường đang thiếu năng lượng, vì vậy, đó là nơi không dễ để trade. Tốt hơn hết là bạn không nên Buy hay Sell cho đến khi thấy những cây nến lớn hơn như vùng khoanh tròn thứ hai. Lúc này, thị trường bắt đầu chạy và một xu hướng đã được hình thành. Bạn có thể suy nghĩ về nơi vào lệnh được rồi.

Kinh-nghiem-cua-sieu-trader-Nhat-voi-cac-mo-hinh-nen-Nhat-TraderViet5.png


Thứ hai, bằng cách nhìn vào nến, bạn có thể xác định sức mạnh của các phe trên thị trường. Ví dụ, giả sử bạn thấy cây nến như thế này - nó cho thấy giá đã từng di chuyển xuống dưới sau khi mở cửa, sau đó bật lên rất cao, rồi giảm về gần mức giá mở cửa vào lúc kết thúc phiên.

Kinh-nghiem-cua-sieu-trader-Nhat-voi-cac-mo-hinh-nen-Nhat-TraderViet6.png


Khi bạn thấy một râu nến dài như thế này, nó có thể được hiểu rằng có một bức tường dày, hoặc một ngưỡng kháng cự lớn, tức là có một lực bán tồn tại ở đây. Vậy, bằng cách nhìn vào chiều dài của râu nến, bạn có thể thấy độ mạnh của ngưỡng kháng cự là bao nhiêu.

Ngược lại, khi bạn nhìn vào một cây nến giảm như thế này: đầu tiên, giá mở cửa và đi lên mức đỉnh cây nến; sau đó, nó giảm sâu xuống dưới đáy và đóng phiên ở gần mức mở cửa. Điều này ám chỉ rằng có một số hỗ trợ hoặc sức mua ở đây. Khung thời gian càng lớn (như khung H4 hoặc Daily hoặc monthly) thì độ tin cậy càng cao, nếu so với các khung thời gian thấp như nến M1 hoặc M5.

Kinh-nghiem-cua-sieu-trader-Nhat-voi-cac-mo-hinh-nen-Nhat-TraderViet7.png


Vậy, nếu đây là những cây nến khung Daily, thì chúng ta có thể đặt lệnh mua hoặc bán tại các ngưỡng hỗ trợ hoặc kháng cự với xác suất thắng cao.

Hãy cùng nhìn vào cây nến khác nhé!

Kinh-nghiem-cua-sieu-trader-Nhat-voi-cac-mo-hinh-nen-Nhat-TraderViet8.png


Chúng có cùng chiều dài râu nến ở hai phía trên và dưới thân nến. Điều này có nghĩa là, năng lượng của cả hai phe mua và bán là bằng nhau và đang hợp lại cùng nhau. Bạn sẽ thường thấy những cây nến này khi đó là một thị trường đi ngang. Nếu đây là nến khung D1, thì nó được hiểu là, trong vòng 1 ngày, giá đã đi lên rồi đi xuống, nhưng sau cùng lại đóng cửa gần với mức giá mở cửa.

Ngoài ra, bạn cũng có thể thấy những cây nến như thế này (có râu nến ở 2 đầu, nhưng không có thân nến).

Kinh-nghiem-cua-sieu-trader-Nhat-voi-cac-mo-hinh-nen-Nhat-TraderViet9.png


Đây còn được gọi là nến Doji - trong tiếng Nhật thì nó được hiểu là "cùng một lúc", bởi vì cả lực mua và lực bán đều giao nhau ở cùng một thời điểm với cùng một sức mạnh. Giá mở và đóng cửa sẽ gần như trùng nhau, và đó là lý do nó được gọi là "nến Doji".

Điều thứ ba bạn có thể hiểu được từ nến: Nó có thể là một tín hiệu đáng tin cậy cho bạn để tìm điểm vào lệnh. Có một mô hình nến gọi là " Pin bar", và khi bạn thấy nó xuất hiện ở đỉnh hoặc đáy của vùng range hay dọc theo đường trendline, có khả năng cao giá sẽ đảo chiều sau cây nến đó.

Ví dụ, hãy quan sát chart này, ở vùng tôi khoanh tròn - cây nến có phần thân nến rất nhỏ, nhưng nó có một râu nến dài chỉ xuống dưới.

Kinh-nghiem-cua-sieu-trader-Nhat-voi-cac-mo-hinh-nen-Nhat-TraderViet10.png


Trong trường hợp này, nó gợi ý rằng giá được hỗ trợ ở đây và sẽ đi lên. Hoặc nếu bạn thấy một nến Pin bar ở đỉnh như thế này, thì đây không phải là một tín hiệu đáng tin cậy, bởi vì nó có râu nến dài ở cả 2 đầu, và nó gần giống với nến Doji, nhưng sau cùng giá đã đi xuống.

Kinh-nghiem-cua-sieu-trader-Nhat-voi-cac-mo-hinh-nen-Nhat-TraderViet11.png


Một ví dụ tốt hơn sẽ là cây nến này - có thân nến nhỏ hơn và râu nến chỉ lên trên. Đây là một tín hiệu đáng tin cậy hơn, gợi ý rằng giá sẽ đi xuống từ đây.

Kinh-nghiem-cua-sieu-trader-Nhat-voi-cac-mo-hinh-nen-Nhat-TraderViet12.png


Nhân tiện, trong kỹ thuật charting theo nến Nhật, chúng tôi gọi chúng là Morning star (nến sao mai) - khi nến xuất hiện tại đỉnh và là Evening star (nến sao hôm) - khi nến xuất hiện tại đáy của một vùng range nhất định.

Kinh-nghiem-cua-sieu-trader-Nhat-voi-cac-mo-hinh-nen-Nhat-TraderViet13.png


Tóm lại, khi bạn thấy một cây nến với râu nến dài và thân nến nhỏ ngay tại đáy hoặc đỉnh, thì đó có thể là một tín hiệu mua hoặc bán. Bởi lẽ, khi bạn kết nối những nến Pin bar lại như thế này, bạn thường sẽ thấy một ngưỡng kháng cự hoặc hỗ trợ vô hình. Vì vậy, tôi "highly recommend" khi bạn vẽ những đường này, hãy đảm bảo bạn đã tập trung vào những nến Pin bar để kết nối chúng lại với nhau, để những đường đó trở nên đáng tin cậy hơn.

Kinh-nghiem-cua-sieu-trader-Nhat-voi-cac-mo-hinh-nen-Nhat-TraderViet14.png


Một tín hiệu nến quan trọng và phổ biến khác chính là mô hình nến nhấn chìm (engulfing) - hay trong tiếng Nhật là "Harami" - có nghĩa là "mẹ bầu". Vậy nó giống như một cây nến nhỏ - nến con - được che chở hoặc nằm bên trong một cây nến lớn - hay còn hiểu là nến mẹ.

Kinh-nghiem-cua-sieu-trader-Nhat-voi-cac-mo-hinh-nen-Nhat-TraderViet15.png


Hãy cùng quan sát một ví dụ và cách chúng ta có thể giao dịch thành công dựa trên mô hình nến này.

Kinh-nghiem-cua-sieu-trader-Nhat-voi-cac-mo-hinh-nen-Nhat-TraderViet16.png


Okay, 2 cây nến nhỏ này nằm bên trong một cây nến dài. Nếu bạn thấy một mô hình nến như thế này, thì đây chính là một tín hiệu đảo chiều. Vậy đâu là nơi chúng ta đặt điểm entry? Đó là khi bạn thấy giá phá vỡ ra khỏi cây nến mẹ trước đó. Trong trường hợp này, điểm entry nằm ở đây:

Kinh-nghiem-cua-sieu-trader-Nhat-voi-cac-mo-hinh-nen-Nhat-TraderViet17.png


Tuy vậy, bạn cần phải cẩn trọng khi thấy một mô hình "Harami" như thế này - hành động giá của những cây nến nhỏ này khả năng cao sẽ rất bất ổn. Vì thế, tốt hơn hết, bạn nên đợi cho đến khi giá phá vỡ khỏi nến Harami.

Một kiểu tín hiệu engulfing khác được gọi là "Tsutsumi" - có nghĩa là một "gói hàng". Hiểu đơn giản là, khi bạn có nhiều món hàng nhỏ, chúng sẽ được gói trong một chiếc hộp hoặc va li lớn, có nghĩa là những cây nến nhỏ sẽ được gói gọn bên trong một cây nến lớn. Mô hình này ngược với mô hình nến Harami.

Kinh-nghiem-cua-sieu-trader-Nhat-voi-cac-mo-hinh-nen-Nhat-TraderViet18.png


Hãy cùng quan sát chart thực tế để thấy cách chúng xuất hiện nhé!

Kinh-nghiem-cua-sieu-trader-Nhat-voi-cac-mo-hinh-nen-Nhat-TraderViet19.png


Kèo thơm đang đợi tôi ở đây, bởi vì nếu bạn quan sát kỹ, thì 2 cây nến này được gói gọn bên trong một cây nến lớn. Trong trường hợp này, tôi sẽ đặt điểm entry ở nơi mà giá phá vỡ khỏi cây nến lớn (giống như mô hình Harami).

Kinh-nghiem-cua-sieu-trader-Nhat-voi-cac-mo-hinh-nen-Nhat-TraderViet20.png


Và còn một kèo thơm khác cho tôi trong chart này, bạn có biết ở đâu không? Nó nằm ở ngay đây...

Kinh-nghiem-cua-sieu-trader-Nhat-voi-cac-mo-hinh-nen-Nhat-TraderViet21.png


Trong trường hợp này, bạn sẽ đặt lệnh bán ở đây, nhưng lưu ý là cây nến vào lệnh chưa phá vỡ cây nến lớn trước đó nhé! Nó có vẻ đã đi xuống dưới, nhưng thân nến vẫn chưa hề breakout, tức là giá đóng cửa chưa bao giờ đi xuống dưới đường kẻ này cả. Vì vậy, bạn không nên vào lệnh tại đây.

Tôi biết, nó hơi khó, nhưng bất cứ khi nào bạn chờ đợi một cú breakout, đừng vội nhảy ngay vào vừa lúc giá đi ra khỏi đường này, mà hãy đợi cho đến khi bạn chắc rằng giá đóng cửa sẽ phá vỡ "gói hàng" nhé!

Nguồn: forex-kei

Đừng quên THẢ TIM, SHARE VÀ COMMENT để ủng hộ mình nhiều hơn nữa nhé!! Nice day cả nhà ;););)
 

Giới thiệu sách Trading hay
Giao Dịch Theo Xu Hướng Để Kiếm Sống

Sách chia sẻ chiến lược giao dịch, tâm lý, phương pháp quản lý vốn thực chiến của Trader 18 năm kinh nghiệm giao dịch theo xu hướng
Chỉnh sửa lần cuối:

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 991 Xem / 57 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 257 Xem / 20 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 260 Xem / 7 Trả lời
  • nlinh trong Lập trình MQL - Expert Advisor - Indicator 13,908 Xem / 14 Trả lời
  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 24,444 Xem / 86 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên