Kỹ thuật ĐƠN GIẢN giúp trader xác định sự bắt đầu và kết thúc của một xu hướng dựa vào nến xu hướng (Trend Bar)

Kỹ thuật ĐƠN GIẢN giúp trader xác định sự bắt đầu và kết thúc của một xu hướng dựa vào nến xu hướng (Trend Bar)

Kỹ thuật ĐƠN GIẢN giúp trader xác định sự bắt đầu và kết thúc của một xu hướng dựa vào nến xu hướng (Trend Bar)

Phương Thúy

Editor
Trial mod
6,387
29,036
Thị trường hiếm khi nào thể hiện những hành động giá đơn giản dễ hiểu cho anh em trader và nếu có thì cũng chỉ trong một khoảng thời gian ngắn. Thị trường luôn thay đổi, từ giai đoạn có xu hướng tăng hoặc giảm chuyển sang giai đoạn đi ngang và ngược lại. Hiếm khi bạn thấy thị trường chỉ hoạt động theo một hoặc trong 2 cách trên trong khoảng thời gian dài. Dù là trong giai đoạn thị trường đang có xu hướng ta cũng sẽ thấy có một vài thời điểm giá chững lại, tích lũy trong một phạm vi giá trong một khoảng thời gian nhất định.

Trong bài viết này mình xin hướng dẫn cho anh em kỹ thuật đọc hành động giá đơn giản trong thị trường có xu hướng và thị trường đi ngang.

Thị trường có xu hướng và thị trường đi ngang


Bạn cần hiểu rằng thị trường có xu hướng và thị trường đi ngang là một phần trong bức tranh tổng thể của thị trường. Mỗi xu hướng là một phần của phạm vi giá đi ngang trên khung thời gian lớn. Và bản thân phạm vi giá đi ngang đó lại là một phần của xu hướng lớn.

Về mặt logic, mỗi xu hướng có chứa các phạm vi giao dịch và mỗi phạm vi giao dịch được hình thành từ các xu hướng nhỏ hơn. Điều quan trọng mà bạn cần nhớ là chuyển động thị trường có xu hướng được xây dựng có quán tính, cấu trúc sẽ giúp cho thị trường có khả năng tiếp tục xu hướng trước đo thay vì chuyển hướng. Đây cũng là lý do vì sai việc đảo chiều xu hướng hay các nỗ lực phá vỡ các vùng phạm vi giá thường có khả năng thất bại cao.

Một trong những khả năng quan trọng nhất mà bạn cần phải trau dồi khi giao dịch theo xu hướng đó là học cách xác định những loại nến sức mạnh của nến đánh dấu sự bắt đầu hoặc kết thúc của một động thái.

Người chơi trên thị trường có cách giao dịch rất khác nhau. Người thì sẽ giao dịch ở đỉnh của một nến được đảm bảo bởi sức mạnh theo xu hướng của nến đó. Có người thì đợi cú pullback và giao dịch với kỳ vọng thị trường quay trở lại xu hướng. Cũng có những người nghĩ rằng xu hướng đã đi quá xa và với áp lực theo xu hướng của nến không đủ nên họ có thể kỳ vọng thị trường đảo ngược. Vậy nên điều mà bạn cần lưu ý là dù bạn có chắc chắn như thế nào về điều kiện thị trường thì vẫn sẽ có những người nghĩ ngược lại bạn khiến cho nhận định của bạn không thể đúng 100% được.

Nhắc lại một lần nữa điều quan trọng mà bạn cần nắm đó là phân biệt nến xu hướng với nến trong phạm vi giao dịch, chủ yếu được xác định bởi thân nến. Nếu thân nến lớn thì có khả năng giá sẽ di chuyển theo một hướng, ngược lại nếu thân nến nhỏ và bóng nến lớn thì cho thấy phe mua và bán ở trạng thái cân bằng. Đây là nến không xu hướng. Điển hình là nến Doji.

Phân biệt cú hồi và sự đảo chiều


Một trong những khó khăn mà trader mới gặp phải đó là phân biệt cú hồi và sự đảo chiều.
Ví dụ trong một xu hướng giảm sẽ có một hoặc một vài nến tăng lớn phá vỡ đường trung bình động một vài pip khiến trader hoang mang không xác định được hướng đi tiếp theo của thị trường.

Một nguyên tắc chung mà trader cần nhớ rằng đó là thị trường luôn cố gắng đảo chiều nhưng nó chỉ thành công khoảng 20% mà thôi.

Vậy nên ở trường hợp xu hướng giảm ở trên, nhiều trader cho rằng thị trường đảo chiều và giao dịch mua lên. Trong khi những trader có kinh nghiệm thường sẽ kiên nhẫn chờ đợi khi thị trường điều chỉnh để xác định vị thế giao dịch của họ. Khi có những nến xu hướng mạnh mẽ xuất hiện, họ không tham gia mua vào, mà họ đợi cho đợt mua này kết thúc và sau đó tìm cơ hội bán theo xu hướng giảm. Trong khi phe mua sẽ bị mắc kẹt.

Kết thúc của cú hồi


Mỗi nến xu hướng là một phần của một đợt giá cao trào và mỗi đợt cao trào là một dấu hiệu của sự đảo chiều. Như bạn biết đỉnh của một xu hướng đã tăng tốc quá nhanh thường dễ bị đảo chiều hoặc đi ngang. Mỗi nến xu hướng là một đỉnh hoặc một phần của đỉnh đó và điểm kết thúc được đánh dấu bằng nến cho thấy sự cao trào này chững lại. Như hình bên dưới:

1.jpg

Bạn thấy có 4 nến giảm liên tiếp và nến inside bar tăng giá tiếp theo nữa đã dừng đà giảm này lại. Nó khiến cho một thị trường giảm quá nhanh bị phân tán. Động thái tiếp theo được xác định bởi sức mạnh của phe mua và phe bán. Nếu phe mua áp đảo phe bán thì thị trường sẽ đảo chiều kèm theo nến xu hướng tăng giá (nến inside bar ở trên là một nến xu hướng tăng giá), nến này sẽ hoạt động như một điểm phá vỡ. Cho thấy đợt giảm giá mạnh đã kết thúc.

Thị trường đi ngang


Chúng ta lưu ý, không phải mọi nến xu hướng đều là một phần của xu hướng. Đôi khi những nến xu hướng có thể được hình thành trong thị trường đi ngang. Như hình bên dưới:

2.jpg

Như bạn có thể thấy ở biểu đồ trên, một nến xu hướng tăng giá được hình thành ở giữa giai đoạn giá đi ngang. Nhưng sau đó không có hành động giá tiếp diễn sau cây nến này mặc dù là nó được hình thành ở đỉnh, nến tiếp theo tăng lên một vài pip nhưng sau đó lại đóng cửa thấp hơn. Điều này cho thấy sự phá vỡ thất bại và phe mua không còn hứng thú trong tình huống này. Lúc này phe bán nhảy vào giao dịch và khiến thị trường hình thành biểu đồ đi ngang.

Một nến xu hướng có thể khiến nhiều trader bị đánh lừa nếu vội vàng nhảy vào giao dịch khi thấy nó.

Khi thị trường đi ngang trong một khoảng thời gian, nó có thể đánh lừa trader bằng cách hình thanh một nến xu hướng đóng cửa khỏi vùng giá đi ngang, khiến cho nhiều trader thiếu kinh nghiệm nhảy vào giao dịch theo xu hướng với hy vọng bắt trọn được xu hướng đó. Nhưng trader kinh nghiệm sẽ chờ cho nến xu hướng thứ 2 hoặc thứ 3 để xác nhận rằng thị trường thực sự di chuyển theo hướng đó.

Nến xu hướng có thể đánh dấu sự kết thúc của một xu hướng


Nếu ở trên ta nói nến xu hướng cho dấu hiệu bắt đầu một xu hướng thì phần này ta sẽ nói về cách nến xu hướng kết thúc một xu hướng.

Khi một nến xu hướng tăng rất lớn được hình thành trong xu hướng tăng đã di chuyển trong thời gian rất lâu mà không có cú pullback nào thì đó là dấu hiệu thị trường có thể đảo chiều.

Khi thị trường tiếp cận ngưỡng kháng cự, phe mua và phe bán đều nên đứng ngoài chờ đợi. Khi nến xu hướng hình thành tại kháng cự, cả 2 đều sẽ mong đợi một sự điều chỉnh của thị trường để phe mua thoát vị thế và chốt lời, và phe bán tham gia thị trường. Nhưng nếu khôn ngoan thì chúng ta nên chờ cho đến khi thị trường giảm một vài nến và ít nhất chạm vào đường trung bình động rồi mới quyết định.

Nói tóm lại, chúng ta có thể dựa vào nến xu hướng để xác định sự bắt đầu, kết thúc của một xu hướng hoặc hình thành vùng giá đi ngang. Chúng ta theo dõi hành động giá sau khi hình thành nến xu hướng để có manh mối về hành động giá này.

Hi vọng bài viết hữu ích với các anh em trader nhé!

Trích nguồn: tradingpedia
 

Giới thiệu sách Trading hay
Giao Dịch Theo Xu Hướng Để Kiếm Sống

Sách chia sẻ chiến lược giao dịch, tâm lý, phương pháp quản lý vốn thực chiến của Trader 18 năm kinh nghiệm giao dịch theo xu hướng
Chỉnh sửa lần cuối:

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 321 Xem / 19 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 205 Xem / 26 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 54 Xem / 2 Trả lời
  • Bianas trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 42 Xem / 2 Trả lời
  • Huan2051 trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 294,666 Xem / 1,397 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,299 Xem / 58 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 411 Xem / 24 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên