Kỹ thuật giao dịch ĐỈNH CAO với tín hiệu phân kỳ RSI - Phần 1: Phân kỳ rộng và phân kỳ hẹp

Kỹ thuật giao dịch ĐỈNH CAO với tín hiệu phân kỳ RSI - Phần 1: Phân kỳ rộng và phân kỳ hẹp

Kỹ thuật giao dịch ĐỈNH CAO với tín hiệu phân kỳ RSI - Phần 1: Phân kỳ rộng và phân kỳ hẹp

Phương Thúy

Editor
Trial mod
6,337
28,936
Bài viết này mình xin chia sẻ cho anh em một chiến lược giao dịch mạnh mẽ dựa vào chỉ báo RSI huyền thoại. Chiến lược này được đăng tải kênh youtube với hơn 461 nghìn người theo dõi. Chiến lược giao dịch này sử dụng những nguyên tắc và kỹ thuật rất đơn giản nhưng hiệu quả lại rất cao.

Trước khi đi vào phần hấp dẫn nhất của chiến lược, chúng ta điểm lại một vài điểm nổi bật và những điều cần lưu ý khi dùng RSI trong giao dịch nhé.

Chỉ báo RSI


Chỉ báo RSI là một chỉ báo dao động chủ yếu được sử dụng để xác định vùng quá mua (trên mức 70) và vùng quá bán (dưới mức 30) của thị trường. Điều đó có ý nghĩa là khi RSI chạm vào mức 30, nó thể hiện giá của tài sản đang rẻ. Và ngược lại, khi RSI chạm vào mức 70, nó thể hiện giá của tài sản đang cao.
1.png


Cách sử dụng chỉ báo RSI phổ biến nhất


Cách giao dịch với RSI phổ biến nhất đó là mua khi RSI cho thấy tín hiệu quá bán (dưới mức 30) với kỳ vọng giá bật tăng trở lại và bán khi RSI cho tín hiệu quá mua (trên mức 70) với kỳ vọng giá giảm ngược trở lại. Tuy nhiên cách giao dịch này có vấn đề rất lớn. Các bạn nhìn vào biểu đồ bên dưới:

2.png

Như các bạn thấy trong trường hợp trên, giá tiếp tục giảm xuống mặc dù RSI đã cho tín hiệu quá bán. Đặc biệt là trong điều kiện thị trường có xu hướng mạnh, RSI có thể nằm trong vùng quá mua hoặc quá bán trong thời gian rất dài. Và nếu bạn cứ giao dịch đảo chiều ở trong vùng này thì có thể bạn sẽ phải chịu thua lỗ rất lớn.

Vậy thì sử dụng RSI như thế nào cho thực sự hiệu quả? Và câu trả lời đó là sử dụng tín hiệu phân kỳ trên RSI.

Phân kỳ trên RSI


Phân kỳ là một tín hiệu quá quen thuộc với anh em trader rồi, chắc mình cũng không cần phải nhắc lại nhiều nhé. Tuy nhiên chiến lược này chúng ta sẽ mở rộng thêm những kỹ thuật khác với phân kỳ mà có thể nhiều anh em trader chưa biết tới.

Tín hiệu phân kỳ trên RSI đó là khi thị trường tạo đỉnh cao hơn hoặc đáy thấp hơn nhưng chỉ báo RSI lại tạo đỉnh đáy theo hướng ngược lại. Tín hiệu phân kỳ này cho chúng ta biết khả năng thị trường sẽ đảo ngược. Và nếu biết cách sử dụng thì nó có thể giúp trader tìm được những điểm đảo chiều rất chính xác trên biểu đồ.

Vậy bây giờ chúng ta đi vào chiến lược giao dịch đảo chiều với RSI??? Chưa đâu. Vẫn còn một phần kiến thức quan trọng về phân kỳ mình cần chia sẻ cho anh em, vì nó có liên quan trực tiếp đến chiến lược giao dịch trong bài. Đó là phân kỳ rộng và phân kỳ hẹp.

Phân kỳ rộng và phân kỳ hẹp


Có lẽ ít trader nào biết đến 2 khái niệm này. Thực tế nó cũng không có gì ghê gớm. Tên gọi của nó xuất phát từ hình thái tạo thành tín hiệu phân kỳ. Cụ thể như sau:

Phân kỳ rộng

Phân kỳ rộng là kiểu phân kỳ được hình thành bởi những đợt sóng tạo đỉnh đáy một cách rõ ràng và dễ nhận biết trên biểu đồ. Như hình bên dưới:

3.png


4.png

Có thể thấy trên biểu đồ tín hiệu phân kỳ được hình thành bởi những đỉnh đáy rất rõ ràng và có độ rộng nhất định giúp chúng ta dễ thấy được tín hiệu phân kỳ. Và những tín hiệu phân kỳ rộng được xem là những tín hiệu chất lượng cao.

Tuy nhiên có 2 kiểu tín hiệu phân kỳ rộng mà anh em cần lưu ý. Đó là:

Tín hiệu phân kỳ rộng được hình thành trong vùng quá mua quá bán. Đây là tín hiệu chất lượng mà chúng ta cần. Các bạn nhìn hình bên dưới:

5.png

Tín hiệu phân kỳ rộng được hình thành gần vùng quá mua quá bán nhưng chưa chạm vào vùng đó. Các bạn nhìn hình bên dưới:

6.png

Phân kỳ hẹp

Ngược lại phân kỳ hẹp là phân kỳ được hình thành bởi những đợt sóng tạo đỉnh đáy rất nhỏ hẹp, di chuyển sát vào nhau và khó để trader bình thường nhận biết được chúng trên biểu đồ. Như hình bên dưới:

7.png

Có thể thấy phân kỳ hẹp khó nhận biết hơn rất nhiều so với phân kỳ rộng và nếu bạn không có nhiều kinh nghiệm dọc biểu đồ thì khó có thể thấy được tín hiệu này. Tuy nhiên có một mẹo nhỏ giúp anh em trader dễ nhận biết tín hiệu phân kỳ hẹp hơn. Đó là sử dụng biểu đồ line chart (biểu đồ đường). Như hình bên dưới ta có thể thấy đỉnh đáy trong biểu đồ line chart đã rõ hơn nhiều phải không?

8.png

Biểu đồ line chart này chính là biểu đồ của phân kỳ hẹp phía trên. Và sau khi bạn đã xác định xong tín hiệu phân kỳ hẹp này thì bạn chuyển lại biểu đồ nến và tiếp tục phân tích.

Thêm một ví dụ về phân kỳ hẹp nữa cho các anh em:

9.png

Và bên dưới là biểu đồ line chart thể hiện tín hiệu phân kỳ hẹp này:

10.png

Có thể thấy dễ nhận biết tín hiệu này hơn nhiều với biểu đồ line chart phải không anh em.

Và tương tự phân kỳ rộng, tín hiệu phân kỳ hẹp này cũng có 2 cách hình thành, đó là:

Tín hiệu phân kỳ hẹp được hình thành trong vùng quá mua quá bán. Như hình bên dưới:

11.png

Tín hiệu phân kỳ hẹp được hình thành gần vùng quá mua quá bán nhưng chưa chạm vào vùng đó. Như hình bên dưới:

12.png

Vậy trong 4 tín hiệu phân kỳ nào được xem là mạnh nhất?

Phân loại độ mạnh yếu của các tín hiệu phân kỳ:
  • Tín hiệu lý tưởng nhất: phân kỳ rộng + RSI ở vùng quá mua quá bán
  • Tín hiệu đẹp: phân kỳ rộng + RSI ở gần vùng quá mua quá bán
  • Tín hiệu rất tốt: Phân kỳ hẹp + RSI ở vùng quá mua quá bán
  • Tín hiệu tốt: Phân kỳ hẹp + RSI ở gần vùng quá mua quá bán

Sự xác nhận tín hiệu phân kỳ


Chúng ta cần tìm hành động giá sau tín hiệu phân kỳ để xác nhận sự đảo chiều là thật hay giả.

Như hình bên dưới cho thấy đây là tín hiệu phân kỳ rộng được hình thành trong cấu trúc của xu hướng tăng. Và sự đảo chiều từ tín hiệu phân kỳ rộng này chưa được xác nhận:

13.png

Hãy lưu ý rằng khi bạn giao dịch ngược xu hướng chỉ dựa vào mỗi tín hiệu đảo chiều trên RSI là chưa đủ. Vậy nên bạn cần đến sự xác nhận của hành động giá. Và kỹ thuật đơn giản nhất mà chúng ta sử dụng để xác nhận tín hiệu phân kỳ đó là sự phá vỡ đường xu hướng tạo đỉnh cao hơn hoặc đáy thấp hơn. Như biểu đồ trên ta cần giá phá vỡ trendline tăng và tạo đáy thấp hơn để xác nhận sự đảo chiều:

Phân kỳ giảm giá

14.png

Phân kỳ tăng giá:

15.png

Và sau đó chỉ cần di chuyển xuống khung thời gian thấp hơn và tìm tín hiệu giao dịch là được. Thêm một ví dụ khác về phân kỳ hẹp và sự xác nhận đảo chiều dựa vào phá vỡ trendline:

16.png

Và đừng quên mở qua biểu đồ line chart để xác định phân kỳ hẹp nhé anh em.

Khi tín hiệu phân kỳ không có sự xác nhận, thường trendline sẽ không bị phá vỡ. Như biểu đồ bên dưới:

17.png

Như vậy có thể xác định rằng, chúng ta sẽ không giao dịch nếu như tín hiệu phân kỳ không được xác nhận. Đây là nguyên tắc cơ bản và quan trọng mà anh em cần nắm trước khi chúng ta qua phần quan trọng nhất của bài viết: Nguyên tắc giao dịch của chiến lược.

Hết phần 1

Như vậy là chúng ta đi hết phần 1 của bào viết với các kiến thức cơ bản và quan trọng nhất để có thể vận hành được chiến lược. Bài viết tới là phần quan trọng nhất, đó là chúng ta đi sâu vào cách áp dụng 4 tín hiệu phân kỳ này vào trong phân tích và giao dịch như thế nào. Tất nhiên là sẽ hệ thống chúng thành nguyên tắc cho các anh em. Và sẽ hướng dẫn luôn anh em cách giao dịch chiến lược này với các cổ phiếu.

Anh em nào quan tâm thì để lại comment bên dưới bài viết để mình tag vào phần sau nhé.

Trích nguồn: YTB
 

Giới thiệu sách Trading hay
Giao Dịch Theo Xu Hướng Để Kiếm Sống

Sách chia sẻ chiến lược giao dịch, tâm lý, phương pháp quản lý vốn thực chiến của Trader 18 năm kinh nghiệm giao dịch theo xu hướng
Chỉnh sửa lần cuối:
Biên độ hẹp đồng nghỉa với thị trường dao động nhỏ, phiên á là một điển hình. Biên độ mạnh tức dao động vừa phải. Rsi chỉ phù hợp với thị trường biên độ dao động vừa phải. Dao động của thị trường biểu hiện qua lực nến. Thị trường dao động mạnh sẻ có n phân kỳ hình thành.
 
RSI có 1 đặc điểm mà không 1 chỉ báo nào có đó là ít thay đổi hình dạng khi thay đổi chu kỳ tính toán. Với thị trường biến động mạnh, di chuyển ít, tức là thân nến lớn và lên xuống liên tục nhưng trung vị của nến di chuyển rất it, khi xuống TF thấp sẽ thấy dạng sóng U hoặc V liên tục. Trường hợp này chúng ta có thể tăng chu kỳ của RSI từ 14 lên 21 hoặc hơn và nhìn vào đỉnh đáy của đường zigzag (zigzag cho rsi) để tìm phân kỳ.
Gặp trường hợp này swing trader muốn rớt tim, còn scalp trader thì kiếm tiền ngon
 
Làm gì thì làm tới luôn đi chứ nhắp nhắp nhá hàng kiểu này là chồng nó chịu không nổi đâu.
Anh em vào đây ủng hộ cho người đẹp phê mà share hàng nhé
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 300 Xem / 15 Trả lời
  • captainfx trong Chuyện bên lề 711 Xem / 1 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 169 Xem / 6 Trả lời
  • TraderLC trong Hội Trader giao dịch Quỹ 2,230 Xem / 32 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên