Kỳ vọng gì từ cuộc họp chính sách của ECB tối nay, tác động lên EUR sẽ ra sao?

Kỳ vọng gì từ cuộc họp chính sách của ECB tối nay, tác động lên EUR sẽ ra sao?

Kỳ vọng gì từ cuộc họp chính sách của ECB tối nay, tác động lên EUR sẽ ra sao?

Bianas

Senior Mod
Đã Xác Nhận
Trial mod
5,070
29,700
Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) không có khả năng thay đổi chính sách của mình hoặc công bố một quyết định lớn tại cuộc họp chính sách vào thứ Năm, nhưng “một cơn bão” đang dần mạnh lên dưới vẻ êm ả đó. Những người đứng đầu một số NHTW thành viên đang bắt đầu không đồng ý về hướng hành động tiếp theo và thậm chí là có hành động “giễu cợt” để gây ảnh hưởng trong bối cảnh chương trình mua tài sản ứng phó đại dịch của ECB đang tiếp diễn và sẽ hết hạn vào tháng 3 năm sau.

Không chỉ những phản ứng chính sách của ECB trước đại dịch bị phàn nàn, mà đó còn là việc kiểm soát chính sách sau quá trình hồi phục hiện tại. Trong ngắn hạn, sự khác biệt từ các đánh giá khác nhau về sự phục hồi sẽ tiếp tục, một số lưu ý rằng sự phục hồi chỉ có thể cải thiện trong vài tháng tới khi EU có hành động chung về vắc-xin. Tuy nhiên, những người khác lưu ý rằng tốc độ tăng trưởng của châu Âu đang theo sau phần còn lại của thế giới.

Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) khu vực đồng euro sẽ tăng trưởng 4.5% trong năm nay, nhưng tốc độ đó kém xa sự phục hồi tại Mỹ với dự báo là 6.4% và Trung Quốc là 8.4%.

Những bất đồng giữa hai phe “ diều hâu” và “ bồ câu” tại ECB là không hề mới. Tuy nhiên, những bất đồng này được cho là đã tăng thêm bởi phong cách lãnh đạo của Lagarde. Vốn là một luật sư, bà Lagarde - cựu giám đốc IMF sinh ra ở Pháp - có kỹ năng đàm phán thoả hiệp giữa 25 thành viên hội đồng quản trị ECB hơn là tập hợp các đồng nghiệp xung quanh mình và hướng họ theo tầm nhìn chính sách của bà, và dù có kỹ năng đó, bà đã thất bại trong việc gắn kết họ lại.

1-traderviet.jpeg


Cuộc tranh luận hiện tại là giữa hai phía, một bên là thành viên ban điều hành Fabio Panetta, người đã kêu gọi ECB ngừng “chờ đợi” và tăng kích thích tiền tệ để thúc đẩy lạm phát trở lại mục tiêu “sát mức 2%” - mục tiêu mà ECB đã không đạt kể từ 2013.

Bên còn lại chính là đồng nghiệp của Panetta trong ban điều hành sáu thành viên, Isabel Schnabel, người cho đến nay hầu như chỉ phát biểu với tư cách là người lãnh đạo các suy nghĩ chính của các thành viên ECB. Bà đã nhấn mạnh rằng các biện pháp hiện tại là phù hợp và những gì tiếp theo sẽ phụ thuộc nhiều vào chính sách tài khoá của chính phủ.

Gilles Moëc, nhà kinh tế trưởng của tập đoàn bảo hiểm AXA cho rằng đây là sự trái ngược với những gì đã xảy ra hơn 10 năm trước, khi cả ECB lẫn chính phủ dường như không nắm bắt được bản chất và tầm quan trọng của cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, đồng thời phản ứng một cách muộn màng, và với các biện pháp thắt lưng buộc bụng và chính sách tiền tệ thận trọng đã khiến tác động của nó trở nên tồi tệ hơn, lần này ECB đã “làm việc của họ”.

Cách đây hơn một năm, ECB đã nhanh chóng thông báo về “chương trình mua tài sản khẩn cấp đại dịch” hay còn gọi là PEPP, hiện đã đạt qui mô dự kiến là 1.85 nghìn tỷ euro và một loạt các biện pháp khác để giúp nền kinh tế vượt qua suy thoái.

Nhưng sự do dự giờ đây dường như đang xuất hiện. Tại cuộc họp cuối cùng vào tháng 3, ECB đã quyết định tăng tốc độ mua tài sản hàng tháng của mình, trong bối cảnh EU đối mặt với suy thoái kép. Quyết định được cho là quá chậm, nhưng bà Lagarde giải thích rằng bà muốn đợi cuộc họp định kỳ của hội đồng vào ngày 11/3 trước khi quyết định bất cứ điều gì.

ECB 01.jpg


Như nhiều nhà quan sát đã lưu ý vào thời điểm đó rằng người tiền nhiệm Mario Draghi của bà sẽ không chờ đợi nhiều tuần khi đưa ra quyết định kiểu này, nó sẽ được ban điều hành và các nhân viên của ECB thực hiện nhanh chóng.

Và cuối cùng, sau khi quyết định được đưa ra, phải mất vài tuần trước khi tốc độ mua tài sản thực sự tăng lên, và nó làm dấy lên câu hỏi về khả năng hành động của NHTW. Frederik Ducrozet, chiến lược gia vĩ mô toàn cầu tại Pictet, công ty quản lý tài sản có trụ sở tại Thụy Sĩ, cho biết: “Đây là vấn đề về độ tin cậy”.

“Toàn bộ ý tưởng của chương trình PEPP là tính linh hoạt của nó, với việc ECB có thể gây bất ngờ cho thị trường,” Moëc nói. Và tác động sẽ không giống nhau nếu hội đồng quản trị gồm 19 người đứng đầu các NHTW các nước thành viên và 6 thành viên ban điều hành cần họp trước khi quyết định bất cứ điều gì.

Sự cố về giao tiếp này của ECB (với thị trường) có nghĩa là thị trường đang hoang mang về những gì có thể xảy ra từ các quyết định của ECB. Các nhà phân tích Bank of America lưu ý rằng mặc dù cuộc họp tuần này có nhiều khả năng “bình lặng”, nhưng không thể loại trừ một bất ngờ mang tính “ diều hâu”. Nó có thể xuất hiện dưới dạng một giọng điệu quá lạc quan về sự hồi phục và tốc độ lạm phát, hoặc đó có thể là dấu hiệu cho thấy chương trình PEPP sẽ thực sự kết thúc vào tháng 3 năm sau, khép lại khả năng nó được gia hạn.

Tóm lại, nếu cuộc họp lần này của ECB diễn ra như dự đoán đồng thuận (tức không có bất ngờ) thì khả năng EURUSD sẽ tiếp tục chịu sự dẫn dắt chính của USD như thời gian vừa qua. Tuy nhiên, nếu xuất hiện các tín hiệu “hawkish” như đã nói ở trên, EUR sẽ có thể bật tăng mạnh mẽ. Hãy cùng chờ xem!

Tham khảo: Barrons
 

Giới thiệu sách Trading hay
Giao Dịch Theo Xu Hướng Để Kiếm Sống

Sách chia sẻ chiến lược giao dịch, tâm lý, phương pháp quản lý vốn thực chiến của Trader 18 năm kinh nghiệm giao dịch theo xu hướng

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • DuongHuy trong Hệ thống giao dịch - Trading system 37,479 Xem / 18 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,522 Xem / 94 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 362 Xem / 29 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 332 Xem / 18 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên