Lạm phát – lỗi tại ai?

Lạm phát – lỗi tại ai?

Lạm phát – lỗi tại ai?

TraderViet News

Editor
Trial mod
6,518
34,835
Cuộc sống đang ngày một khó khăn, đây là điều không thể tránh khỏi. Vậy ai là người chịu trách nhiệm cho điều này? Liệu mọi người sẽ bày tỏ sự bất bình hay đành chấp nhận thực tế rằng mức sống giảm là nguyên nhân của khủng hoảng toàn cầu?

Cách chính xác nhất để đo độ giàu có chính là xem xét tỷ lệ giữa thời gian làm việc của một người với hàng hóa và dịch vụ họ mua. Có nghĩa là bạn phải làm việc bao lâu để có đủ tiền đi cắt tóc, uống cà phê, nhún nhảy trong quán bar ngập tràn ánh sáng hoặc du ngoạn đến thành phố gần nhất? Bằng cách tính toán này, con người đang dần trở nên giàu hơn trong vài trăm năm qua. Tuy vậy, cuộc sống không phải lúc nào cũng màu hồng mà đôi khi cũng có những thăm trầm nhất định.

Liệu có phải căng thẳng tại Ukraine đã làm giá cả tăng cao? Câu trả lời là không. Nguyên nhân gốc rễ của vấn đề này liên quan đến cuộc khủng hoảng năm 2009 khi các ngân hàng trung ương trên khắp thế giới đã khiến lãi suất quá thấp trong một thời gian dài các sản phẩm tiêu dùng tăng giá. Khi giá vượt ngưỡng nhất định, thay vì xoa dịu vấn đề, nhiều quốc gia thậm chí còn cắt giảm lãi suất và in thêm tiền.

Tuy vậy ở một mức độ nào đó, lạm phát không xảy ra ngay vì lúc đó Trung Quốc đang hội nhập thị trường toàn cầu, góp phần làm giảm giá hàng hóa và dịch vụ. Nhưng đáng buồn thay, nhiều chính trị gia và chủ tịch ngân hàng trung ương lại không cân nhắc kỹ càng mà quyết định mua thật nhiều trái phiếu.

inflation 02.jpeg

>> Đọc thêm bài hay: https://traderviet.org/t/63999/

Để rồi khi đại dịch bắt đầu lây lan, các nước trên thế giới đối phó với nó bằng cách ra chỉ thị buộc người dân phải cách ly tại nhà, khiến họ phải cố gắng kiếm được nhiều tiền hơn nữa để trang trải chi phí. Cung tiền tăng trong khi sản xuất hàng hóa và dịch vụ giảm mạnh đã dẫn đến lạm phát. Hầu hết chúng ta đều phải làm việc thêm giờ nhưng mua được ít thứ hơn.

Chúng ta chưa thể lường trước được điều gì sẽ diễn ra trong tương lai. Một số nhà kinh tế và chính trị dựa vào "Lý thuyết tiền tệ hiện đại" thậm chí còn lập luận rằng chính phủ không thể phá sản nên việc in nhiều tiền không phải là vấn đề. Nhưng thực tế đâu dễ dàng đến vậy. Trong nhiều thế kỷ, thay vì được trả lương cao hơn, chúng ta phải bỏ nhiều tiền để chi trả hơn.

Có lẽ các thế hệ mai sau cần rút ra một bài học. Những con người ở 60 năm trước có lẽ còn nhớ đợt lạm phát mà Tổng thống Ronald Reagan đã miêu tả là "bạo lực như một kẻ ăn cắp, đáng sợ như một tên cướp có vũ trang và chết người như bị trúng đạn".

Minh chứng điển hình của lạm phát là đất nước Peru. Trong suốt những năm 1970, đồng sol của Peru là một đơn vị tiền tệ có giá trị. Trước năm 1930, dân gian xưa gọi 10 tờ sol là "thiên bình" (cung hoàng đạo có phẩm chất thống lĩnh) vì nó có giá trị tương đương 1 bảng Anh.

Sau đó, một khủng hoảng nợ kéo dài diễn ra đã khiến chính phủ bắt đầu in nhiều tiền hơn. Năm 1985, Nhà nước tạo ra một loại tiền mới có tên là "inti", trị giá 1.000 sol. Nhưng các số 0 tiếp tục nhiều lên cho đến năm 1991, 1 triệu intis chỉ bằng 1 sol mới. Nói cách khác, 1 sol mới có giá trị bằng một phần tỷ 1 sol cũ của 6 năm trước.

Từ đó, kinh tế quốc gia chịu ảnh hưởng vô cùng nặng nề khi không ai chịu đổi mới hoặc đầu tư sinh lời. Ngược lại, các khoản nợ của chính phủ lại giảm xuống. Ít ai biết rằng, lạm phát vận hành như một loại thuế "chui" vì nó giúp chính phủ thanh toán các khoản nợ công nhưng vô hình trung lại khiến cho cuộc sống người dân thêm đói khổ, đặc biệt là những người vô gia cư hay không có tài sản cố định.

Nhà kinh tế học John Maynard Keynes đã nói: "Nếu lạm phát tiếp tục tăng, chính phủ có thể bí mật tịch thu một một phần tài sản của công dân. Bằng cách này, các cơ quan nhà nước không chỉ lén lút mà còn tùy tiện "cuỗm" tiền của người dân".

Liệu chính phủ có phải là cơ quan chịu trách nhiệm cho vấn đề lạm phát? Một nghiên cứu của Andrew Scheer, cựu lãnh đạo Đảng Bảo thủ đối lập của Canada chỉ ra rằng: "Những người ủng hộ Thủ tướng Justin Trudeau nói rằng lạm phát ở Canada không phải là lỗi của ông ấy vì các quốc gia khác cũng gặp vấn đề tương tự". Andrew cũng đồng ý với quan điểm này. Thực tế là bất cứ quốc gia nào in tiền đều có lạm phát.

Có lẽ để xoa dịu cử tri, chính phủ cần có biện pháp giảm chi phí sinh hoạt, bãi bỏ thuế quan, bãi bỏ quy định cartel, cho phép sản xuất dầu khí dễ dàng hơn và cắt giảm thuế cá nhân. Nhưng hầu như không chính phủ nào trên thế giới có hứng thú với những cải cách này.

Nguồn: Cafef
 

Giới thiệu sách Trading hay
Trading In The Zone - Thực hành Kiểm soát Cảm xúc bằng Tâm lý học Hành vi trong Đầu tư và Giao dịch Tài chính

Là quyển sách Top 1 toàn cầu về chủ đề đầu tư/trading, Trading In The Zone giúp thấu hiểu và quản trị cảm xúc cũng như giữ vững kỷ luật khi tham gia thị trường tài chính, nhằm nâng cao trình độ và hiệu quả đầu tư lên mức cao nhất có thể
Lạm phát nó liên quan đến chính sách kinh tế, chính trị của từng quốc gia, mỗi quốc gia có định hướng phát triển kinh tế khác nhau, thể chế chính trị khác nhau. Lạm phát tăng ở từng nước sẽ do các nguyên nhân khác nhau.
Ví dụ thằng Argentina năm 1999-2002, toàn đi vay nợ, nó làm gì có sản xuất công nghiệp hay nông nghiệp nào để xuất khẩu đâu, toàn dịch vụ kiểu đá bóng, du lịch....., dự trữ ngoại hối cạn kiệt làm cán cân thương mai mất cân bằng, mấy bố chính phủ thì in tiền vô tội vạ, làm cho cung tiền M2 lớn trong khi xuất khẩu không có thì đồng nghĩa xuất khẩu lạm phát cũng không có mà ngược lại nhập khẩu lạm phát từ các nước khác.
Ở VN hiện nay, cung tiền M2 lớn thông qua đầu tư công sau 2 năm dịch covid để kích thích sản xuất, mục đích chính là kích thích xuất khẩu thu ngoại tệ đồng nghĩa với xuất khẩu lạm phát. Một giai đoạn nào đó thằng BĐS nó hấp thụ lạm phát (ví dụ 2020-2021) nhưng nếu cứ kéo dài mãi không ổn. Nói chung, chính sách tiền tệ của VN cũng có nhiều mặt chưa được, nhưng mà điều hành chung hướng dòng tiền về SX nông công nghiệp và xuất khẩu là ổn. dần dần sẽ khôi phục được chuỗi đứt gãy cung ứng Em tin mấy cụ chính phủ.
Có điều, cụ chính phủ điều hành gì thì điều hành, đừng khóa cái kênh forex của em, em còn có cửa kiếm đôi đồng $, góp phần tăng dự trữ ngoại hối của VN, nhé nhé.
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 294 Xem / 26 Trả lời
  • lapuma trong Kiến thức Trading - Kinh nghiệm Trading 338 Xem / 15 Trả lời
  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 23,613 Xem / 76 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 202 Xem / 7 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 477 Xem / 12 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên