Lợi điểm của việc sử dụng Lagging indicator

Lợi điểm của việc sử dụng Lagging indicator

Lợi điểm của việc sử dụng Lagging indicator

Bianas

Senior Mod
Đã Xác Nhận
Trial mod
5,114
29,770
Khi nhắc đến các chỉ báo kỹ thuật có độ trễ (lagging indicator) thì nhược điểm lớn nhất của nó chính là sự chậm trễ, đây thật sự là một vấn đề lớn vì trong giao dịch thời điểm là tất cả. Ở bài viết này, tác giả đưa ra một góc nhìn mới lạ về sự chậm trễ của những chỉ báo mà theo tác giả đó là một lợi điểm. Vậy hãy cùng xem đó là gì và anh em có thể tận dụng được nó không nhé!

Các lagging indicator luôn đến muộn


Khi đến với một chỉ báo nào đó thì mục đích chính của Trader là tìm những tín hiệu mua/bán từ chúng, nhưng họ thường chỉ trích những tín hiệu này đến quá muộn và không hiệu quả, tại sao lại như vậy? Bản chất của các chỉ báo là những hàm toán học với những dữ liệu đầu vào là các mức giá, thế nên khi giá hình thành xong (thường là một đoạn giá tính theo chu kỳ) thì chỉ báo mới xuất ra dữ liệu cho Trader. Thế nên chuyện chậm trễ là một điều hiển nhiên mà Trader phải chấp nhận.

Những chỉ báo như RSI, MACD, Stochastic, MA…sẽ có những độ trễ khác nhau phụ thuộc vào chu kỳ mà Trader thiết lập theo quy luật bù trừ: độ trễ thấp – độ nhiễu cao, độ trễ cao – độ nhiễu thấp.

Mọi Trader đều muốn vào lệnh càng sớm càng tốt trước một cơ hội, tôi thì thẳng thắn nhìn nhận sự chậm trễ của những indicator thế nên với tôi việc nhảy vào thị trường sau một bước kèm với đó là một sự xác nhận là một điều nên làm (quote: tác giả).

Và đây chính là lợi điểm mà tôi muốn cho các bạn thấy.

Nếu chúng ta vào lệnh ngay ở những dấu hiệu đầu tiên, Trader sẽ nhận ra rằng họ vào rất nhiều lệnh dựa trên những tín hiệu ngắn hạn với quá ít dữ liệu được tính toán. Trong khi nếu Trader chấp nhận bỏ qua một vài píp ban đầu, sau đó họ sẽ vào lệnh với nhiều sự xác nhận hơn, với nhiều dữ liệu hơn.

Nói cách khác, các lagging indicator sẽ buộc Trader phải chờ đợi trước khi vào lệnh.

loi-diem-cua-viec-su-dung-lagging-indicator-traderviet1.png

[Hình minh họa]
Nhìn ví dụ minh họa, nếu Trader giao dịch dựa trên tín hiệu giao cắt của chỉ báo MACD, tức là họ sẽ bỏ lỡ khoảng giá A-B trước đó (hơn 20 píp). Tuy nhiên, khi tín hiệu giao cắt đã xuất hiện thì khả năng rất giao giá sẽ đảo chiều. Ở trường hợp này nếu Trader có thể kết thúc lệnh tại vùng C thì đó là một lênh có mức R:R tuyệt vời.

Tóm lại, nếu Trader vào lệnh ngay khi thấy một cơ hội thì xác xuất thắng khá thấp, chúng ta nên chấp nhận sự chậm trễ của những lagging indicator hơn là than vãn về điều đó. Tôi sẵn sàng vào lệnh muộn một chút nhưng thắng còn hơn là vào thật sớm nhưng sai lầm.

Safe trading!
Nguồn DailyFx

>> Những thủ thuật đọc nến đơn giản giúp phát hiện sự kết thúc của xu hướng
 

Giới thiệu sách Trading hay
Thực Hành Phân tích Fibonacci

Tác giả sách là cựu trader quản lý quỹ kiêm học giả CMT. Sách đoạt giải và được xuất bản bởi Bloomberg Press. Sách khái quát từ cơ bản đến chuyên sâu về FIbonacci Trading
Chỉnh sửa lần cuối:

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,568 Xem / 80 Trả lời
  • TraderViet News trong Chuyện bên lề 215 Xem / 1 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 438 Xem / 24 Trả lời
  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 24,129 Xem / 83 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 323 Xem / 3 Trả lời
  • Berkeley trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 120 Xem / 2 Trả lời
  • LuTienSinh trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 195 Xem / 3 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên