Lội ngược quá khứ tìm hiểu lịch sử đồng Bảng Anh (Phần 1)

Lội ngược quá khứ tìm hiểu lịch sử đồng Bảng Anh (Phần 1)

Lội ngược quá khứ tìm hiểu lịch sử đồng Bảng Anh (Phần 1)

pipsmaster

Administrator
Đã Xác Nhận
IB Việt Nam
1,528
8,253
Lịch sử lúc nào cũng nhức đầu cả, nhưng kệ thôi, mình thích thì mình viết, Ở phần đầu này chúng ta cùng nhau lặn lội ngược về nguồn gốc và lịch sử của đồng Bảng Anh giữa những năm 700 và cuối hệ thống Bretton Woods (1971)

loi-nguoc-dong-qua-khu-tim-hieu-lich-su-dong-bang-anh-traderviet-2.png

A. Tóm tắt lịch sử nhanh

Được coi là đồng tiền lâu đời nhất trên thế giới, đồng bảng Anh đã khoảng 1.200 tuổi, được sinh ra vào nửa sau của thế kỷ thứ 8, khi đồng xu bạc là tiền tệ chính trong Vương quốc Anh-Saxon. Tên Pound (hoặc Livre sterling bằng tiếng Pháp) xuất phát từ tiếng Latin Libra Pondo, Pound có nghĩa là trọng lượng.

Vào thế kỷ thứ 8, 240 xu bạc có khối lượng bằng 1 pound và cho đến năm 1489 (dưới thời Henry VII) xuất hiện tiền xu mệnh giá cao hơn. Sau đó, Ngân hàng Anh được thành lập vào năm 1694, ngân hàng trung ương lâu đời thứ hai trên thế giới (sau Sveriges Riksbank, ngân hàng trung ương Thụy Điển). Ngân hàng Anh hoạt động như một "công ty tư nhân" với mục đích lớn nhất thời đó là gây quỹ cho cuộc chiến chống lại Pháp của Vua William III bằng cách phát hành các “giấy ghi chú” để đổi lấy tiền gửi.

Đoạn kháng chiến này còn nhiều cái hay lắm, đằng sau cuộc chiến súng ống là cuộc chiến tiền tệ. Vì quán dài dòng nên tôi đi thẳng đến thế kỷ 19 luôn, khi Bảng Anh trở thành đồng tiền dự trữ của thế giới vài duy trì vị thế đó trong một thế kỷ sau thất bại của Napoléon tại Waterloo vào tháng 6 năm 1815

loi-nguoc-dong-qua-khu-tim-hieu-lich-su-dong-bang-anh-traderviet-3.png

Tiếng tăm của Vương quốc Anh theo đó nổi lên như cồn, trở thành nước xuất khẩu hàng đầu về hàng hóa và dịch vụ và là nhà nhập khẩu thực phẩm và nguyên liệu thô công nghiệp lớn nhất. Giữa những năm 1800 và sự bùng nổ của WWI vào năm 1914, 60% hóa đơn thương mại toàn cầu được thanh toán bằng đồng bảng Anh (B. Eichengreen, 2005).

Với vị thế như vậy, London nghiễm nhiên trở thành thủ đô tài chính thế giới vào cuối thế kỷ 19 và xuất khẩu là nền tảng chính cho nền kinh tế Anh cho đến năm 1914. Khi nhu cầu vay tiền của các chính phủ nước ngoài tăng cao họ tìm tới “gã nhà giàu” Anh Quốc, vốn dư tiền thừa của ngay tắp lự các tổ chức tài chính Anh thành lập chi nhánh tại các thuộc địa và ngân hàng thực dân mở văn phòng tại Luân Đôn.

Năm 1913, tỷ lệ dự trữ tiền có sự thay đổi lớn đồng Bảng Anh trong tài sản ngoại hối chính thức đứng ở mức 48%, Franc (31%) và Marks (15%) theo tính toán của Lindert (1969).

B. Sự bùng nổ của WWI và hậu quả của nó đối với Vương quốc Anh

Vào năm 1872, nền kinh tế Mỹ đã vượt qua nền kinh tế Anh một cách có quy mô nhưng cột mốc quan trọng lại xảy ra đầu những năm 1910:

- Hoa Kỳ đã trở thành chủ nợ của thế giới.

- và quan trọng hơn, Cục Dự trữ Liên bang (FED) được thành lập vào năm 1913 (ngày 23 tháng 12), với việc ban hành Đạo luật Dự trữ Liên bang.

Sự bùng nổ của WWI, tiêu chuẩn vàng đã bị tạm dừng và hạn chế xuất khẩu vàng, điều này tác động tiêu cực đến đồng bảng Anh (so với đô la Mỹ) như chúng ta có thể thấy trên biểu đồ 2a. Trước và trong thế kỷ 19, 1 pound có giá trị khoảng 5 đô la Mỹ (Biểu đồ 2b), với một số “hỗn loạn” trong những năm 1860 do Nội chiến Hoa Kỳ.

loi-nguoc-dong-qua-khu-tim-hieu-lich-su-dong-bang-anh-traderviet-4.png


loi-nguoc-dong-qua-khu-tim-hieu-lich-su-dong-bang-anh-traderviet-5.png

Lạm phát nghiêm trọng (20% +), nhu cầu kém, tỷ lệ thất nghiệp cao (trên 10%) dẫn đến việc giảm 25% sản lượng kinh tế giữa năm 1918 và 1921 đã dẫn tới cuộc Đại suy thoái ở Vương quốc Anh vào cuối WWI, trong hai thập kỷ. Pound giảm mạnh từ $ 4.70 xuống $ 3.50 trong 3 năm trước khi quay trở lại mức cao trước chiến tranh ($ 4.87).

C. Giữa hai cuộc chiến tranh

Sự hồi phục của đồng Pound vào đầu thập niên 1920 (Biểu đồ 2a) có thể được giải thích bởi mong muốn chính trị nhằm duy trì giá trị đông tiên với tỷ lệ cao (tức là cao bằng mức trước chiến tranh) để giữ vững hình ảnh một đất nước thành công kinh tế với phần còn lại của thế giới.

Để đạt được điều đó, Vương quốc Anh phải điều hành chính sách tài khóa và tiền tệ thắt chặt (Hình 2a), làm tăng chênh lệch lãi suất và đẩy tỷ lệ lạm phát của Anh xuống dưới mức của Mỹ. Khi tỷ lệ lạm phát của Mỹ đã rất thấp tại thời điểm đó, Vương quốc Anh đã trải qua giảm phát vào thời điểm đó.

loi-nguoc-dong-qua-khu-tim-hieu-lich-su-dong-bang-anh-traderviet-6.png


loi-nguoc-dong-qua-khu-tim-hieu-lich-su-dong-bang-anh-traderviet-7.png


loi-nguoc-dong-qua-khu-tim-hieu-lich-su-dong-bang-anh-traderviet-8.png

Sau đó, vào năm 1925, nước Anh đã thông qua Tiêu chuẩn vàng, nơi tỷ giá hối đoái được xác định bằng giá trị tương đối vàng, với mức giá cố định là 4,86 đô la Mỹ trên một đơn vị Pound. Sự trở lại của Tiêu chuẩn vàng này thực sự là thảm họa (sai lầm lớn nhất của Churchill khi ông làm Thủ tướng), vì nó dẫn đến giảm phát liên tục, tỷ lệ thất nghiệp cao dẫn đến cuộc đình công của General Miners năm 1926.

Anh đã bị mắc kẹt trong vòng xoáy luẩn quẩn, thực hiện một chính sách tài khóa và tiền tệ thắt chặt trong một cuộc suy thoái giảm phát??? Điều đó đã làm tăng số nợ của Anh và gánh nặng của nó (lãi suất cao làm tăng chi phí vay).

Ở một diễn biến khác, Wall Street gặp suy thoái và kéo theo cuộc Đại suy thoái đã khiến nền kinh tế Anh bị áp lực căng thẳng, cuối cùng bỏ luôn Tiêu chuẩn vàng vào tháng 9 năm 1931. Năm sau tức 1932, đồng bảng Anh rơi xuống mức thấp nhất khoảng 3,25 so với đô la Mỹ.

Tuy nhiên, theo phân tích thì các quốc gia thoát khỏi Tiêu chuẩn vàng sớm (tức là Vương quốc Anh) đã làm tốt hơn so với các quốc gia giữ Tiêu chuẩn vàng lâu hơn (tức là Hoa Kỳ).

Từ năm 1930-1932 là thời kỳ giảm phát ở Mỹ (Hình 3), giá tăng nhanh vào mùa hè năm 1933 (sau khi Hoa Kỳ bỏ Tiêu chuẩn vàng vào ngày 5 tháng 6 năm 1933) đã giảm bớt căng thẳng các quốc gia khác và giá đô la bắt đầu giảm.

Bảng Anh nhanh chóng phục hồi và tăng lên mức cao mới, 1 pound = 5 đô la vào năm 1934 (Biểu đồ 2a). Và dao động vào khoảng 5 đô la cho đến năm 1939 và sự bùng nổ của Thế chiến II, giá lại giảm xuống mức 3,25 đô la chủ yếu là do tâm lý không chắc chắn về kết quả của cuộc chiến.

loi-nguoc-dong-qua-khu-tim-hieu-lich-su-dong-bang-anh-traderviet-9.png

D. Thời kỳ Thế chiến II và Bretton Woods

Năm 1940, một thỏa thuận giữa Mỹ và Anh đã neo đồng Pound vào đồng USD với mức giá $ 4,03 cho mỗi 1 Pound. Tỷ giá hối đoái này vẫn cố định trong Thế chiến II và được duy trì ở đầu hệ thống Bretton Woods (Biểu đồ 2a). Anh nổi lên từ Thế chiến II trở thành con nợ với một khoản nợ chưa từng có, gần 250% GDP đất nước (phần lớn là nợ Mỹ).

Mặc dù thỏa thuận cho vay mềm (khoản vay trị giá 3,75 tỷ đô la cho Anh do Mỹ đàm phán bởi JM Keynes với lãi suất 2%) để hỗ trợ chi tiêu ở nước ngoài sau Thế chiến II, Bảng Anh vẫn phải chịu sức ép khá lớn.

Hai thập kỷ sau WWII, Anh chật vật trong các vấn đề cân bằng thanh toán, dẫn đến cuộc khủng hoảng Sterling 1964-1967. Anh buộc phải tìm kiếm sự trợ giúp từ Ngân hàng Thanh toán Quốc tế và IMF nhiều lần.

Mặc dù thâm hụt tài khoản vãng lai dai dẳng và cán cân thanh toán suy giảm trong năm 1964-1965 (Hình 4), các quan chức Anh không đồng ý giảm giá đồng Bảng anh vì họ cho rằng sự mất giá đồng tiền hơn nữa sẽ làm căng thẳng mối quan hệ của Anh với các nước khác.

loi-nguoc-dong-qua-khu-tim-hieu-lich-su-dong-bang-anh-traderviet-10.png

Điểm yếu Pound tồn tại trong năm 1966 và 1967 là các dòng tín dụng bởi các ngân hàng trung ương khác đó là FED và IMF. Nhưng Thủ tướng Harold Wilson tuyên bố rằng đồng bảng Anh sẽ mất giá từ 2,80 đô la xuống 2,40 đô la vào thứ bảy ngày 18 tháng 11 năm 1967. Sau đó nó vẫn ở mức đó cho đến khi kết thúc của Bretton Woods.

(còn nữa)

*Bài viết thể hiện quan điểm của người viết, không phải người dịch

>> 7 triết lý thiền ZEN có thể ứng dụng cho trader

>> 50 yếu tố ảnh hưởng đến giá trị của đồng đô la Mỹ (phần 3)


Nguồn traderlife.co.uk
 

Giới thiệu sách Trading hay
Thấu hiểu Hành vi giá Thị trường Tài chính - Understanding Price Action

Là quyển sách hướng dẫn giao dịch Phương Pháp Price Action của Bob Volman, chỉ sử dụng duy nhất một đường MA và cấu trúc thị trường cùng hành vi giá để tìm kiếm lợi nhuận

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,390 Xem / 78 Trả lời
  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 24,052 Xem / 83 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 342 Xem / 21 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 260 Xem / 3 Trả lời
  • Berkeley trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 113 Xem / 2 Trả lời
  • LuTienSinh trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 147 Xem / 3 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 235 Xem / 9 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên