Lội ngược quá khứ tìm hiểu lịch sử đồng Bảng Anh (Phần 2)

Lội ngược quá khứ tìm hiểu lịch sử đồng Bảng Anh (Phần 2)

Lội ngược quá khứ tìm hiểu lịch sử đồng Bảng Anh (Phần 2)

pipsmaster

Administrator
Đã Xác Nhận
IB Việt Nam
1,528
8,253
PHẦN II. Các xu hướng và sự đảo chiều kể từ khi kết thúc hệ thống Bretton Wood năm 1971. Dưới đây là biểu đồ tất cả các sự kiện quan trọng

loi-nguoc-dong-tim-hieu-lich-su-dong-do-la-traderviet-20.png

[B]A. The Nixon 1971 và Thỏa thuận Smithsonian năm 1971 (1971 - 1973)[/B]


Ngoài việc ký thỏa thuận Smithsonian tại cuộc họp G10 tháng 12 năm 1971, Mỹ cam kết chốt giá đô la với giá 38 đô la một ounce (thay vì 35 đô la trước đây), Anh cũng để giá đồng bảng cao hơn so với Đô la Mỹ. 1 Bảng Anh trị giá 2,65 USD vào cuối quý I năm 1972.

[B]B. 1973 - 1976: một khởi đầu khó khăn[/B]


Tuy nhiên, không lâu sau đó mọi khó khăn lại bủa vây nước Anh và đồng Bảng trải qua một loạt các cuộc tấn công đầu cơ vào giữa những năm 1970. Chạm tới mức thấp kỉ lục là $ 1.5875 trong quý cuối cùng của năm 1976 và Anh đã phải nhờ viện trợ khoản vay từ IMF để chống lại sự trượt giá này. Khoản vay này được IMF quy định thêm một loạt các biện pháp thắt lưng buộc bụng, giúp giảm lạm phát và cải thiện hoạt động kinh tế, do đó thúc đẩy đồng bảng Anh tăng trong nửa cuối thập niên 1970.

[B]C. 1976 - 1980: lạm phát của Mỹ và đồng đô la giảm giá[/B]


Thương mại Anh-Mỹ trong thời kỳ tích cực do lãi suất thấp được Fed điều hành vào giữa những năm 1970 (phản ứng trước cuộc khủng hoảng dầu đầu tiên) đã sinh ra một giai đoạn tăng giá tốt cho đồng Bảng, phục hồi 54 % đạt mức cao 2,45 đô la trong quý cuối cùng của năm 1980.

[B]D. Đường cong chữ V trong thập niên 1980[/B]


Tôi thích mô tả tình hình của đồng Bảng anh của những năm 1980 là đường cong hình chữ V vì có hai xu hướng chính trong thời gian đó. Kết quả của cú sốc dầu thô thứ hai gây ra bởi cuộc cách mạng Iran ở Iran năm 1979, giá dầu tăng gấp đôi trong năm 1980 dẫn đến sự gia tăng mạnh về lạm phát ở Mỹ trong giai đoạn 1979-1980 (đạt mức 15% trong quý đầu tiên của năm 1980).

Để đối phó với mức lạm phát hai con số, Chủ tịch Fed Volcker đã phản ứng ngay lập tức bằng cách tổ chức một loạt các đợt tăng lãi suất khiến cho lãi suất mục tiêu của Quỹ Fed tăng từ 10% lên gần 20%. Mặc dù sự tăng lãi suất gây gia tăng tỷ lệ thất nghiệp nhưng nó hấp dẫn đầu tư nước ngoài.

Đồng đô la lại tăng cao. Bảng anh lại mất hơn một nửa giá trí, đạt mức thấp lịch sử $ 1,0520 trong quý đầu tiên của năm 1985. Đồng Dollar tăng giá dưới chính quyền Reagan là một vấn đề lớn đối với nền kinh tế Mỹ khi tài khoản vãng lai rơi vào tình trạng thâm hụt đáng kể kéo dài.

Ngoài ra, Mỹ cũng đang thâm hụt ngân sách lớn 5% trong cùng thời kỳ, gây khó khăn đáng kể cho ngành công nghiệp Mỹ (ví dụ: các nhà sản xuất ô tô, kỹ thuật và công nghệ …).

loi-nguoc-dong-tim-hieu-lich-su-dong-do-la-traderviet-21.png


loi-nguoc-dong-tim-hieu-lich-su-dong-do-la-traderviet-22.png

Do đó, để cứu vãn nền kinh tế Mỹ, Hiệp định Plaza đã được ký kết tại New York vào ngày 22 tháng 9 năm 1985 trong đó Pháp, Nhật Bản, Tây Đức và Vương quốc Anh đã đồng ý giảm giá Đô la Mỹ bằng cách can thiệp vào thị trường tiền tệ. Quyết định này tạo ra một sự thay đổi trong thị trường tài chính và ngay lập tức đảo ngược giảm với Đô la Mỹ.

[B]E. 1988 - 1992: Giai đoạn biến động[/B]


Có sự đi ngang giữa năm 1988 và 1989 lên 1,51 đô la sau khi Thủ tướng Margaret Thatcher quyết định không neo Bảng Anh vào Mark Đức (Anh chưa ở trong Cơ chế tỷ giá hối đoái. Điều đó gây ra lạm phát, bong bóng tín dụng và bùng nổ tài sản mà cái kết là một cuộc suy thoái năm 1989-1990.

loi-nguoc-dong-tim-hieu-lich-su-dong-do-la-traderviet-23.png

Bảng anh bắt đầu phục hồi trong quý đầu tiên của năm 1990 khi chênh lệch lãi suất tăng ưu đãi cho Bảng Anh. Vào giữa năm 1989, Cục Dự trữ Liên bang FED bắt đầu vận hành một chính sách tiền tệ mới để giúp nền kinh tế Mỹ vực dậy từ cuộc khủng hoảng tiết kiệm và cho vay của những năm 1980 và 1990.

Chủ tịch Fed Alan Greenspan đã giảm lãi suất từ 9,75% trong tháng 3 năm 1989 xuống còn 3% vào tháng 9 năm 1992 để tăng năng suất. Bảng Anh lúc đó dừng ở mức $ 2.00, lần đầu tiên trong quý 1 năm 1991 và lần thứ hai trong quý 3 năm 1992.

loi-nguoc-dong-tim-hieu-lich-su-dong-do-la-traderviet-24.png

Điều quan trọng trong thời gian đó là sự bảo thủ của chính phủ (Chính phủ của bà Thatcher) quyết định tham gia Cơ chế tỷ giá hối đoái vào ngày 8 tháng 10 năm 1990, với bảng Anh đặt tại DM2.95.

*Bài viết thể hiện quan điểm của người viết, không phải người dịch

>> Lội ngược quá khứ tìm hiểu lịch sử đồng Bảng Anh (Phần 1)

>> Tập trung vào hiệu suất của bạn, không phải hiệu suất của kế hoạch


Nguồn traderlife.co.uk
 

Giới thiệu sách Trading hay
Bộ sách Giao Dịch Thực Chiến của Trader Chuyên Nghiệp

Bộ sách tổng hợp những phương pháp giao dịch hiệu quả cao của những Trader chuyên nghiệp
Chỉnh sửa lần cuối:
Cám ơn bác nhiều. Phần kiến thức này rất hữu ích cho giai đoạn hiện nay khi xảy ra chiến tranh thương mại mỹ trung khi NDT có soán ngôi USD như GBP
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 24,402 Xem / 86 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 397 Xem / 36 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 121 Xem / 18 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 600 Xem / 46 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên