[Luận bàn về phương pháp Ichimoku] - Bài 2: Đi tìm sự "lý giải" bản chất

[Luận bàn về phương pháp Ichimoku] - Bài 2: Đi tìm sự "lý giải" bản chất

[Luận bàn về phương pháp Ichimoku] - Bài 2: Đi tìm sự "lý giải" bản chất

TraderViet News

Editor
Trial mod
6,443
34,772
ICHIMOKU rất hay, và vì nó hay quá nên mới mất thời gian tìm hiểu. Nếu anh em cần hướng dẫn sử dụng thì đầy trên mạng, cái tôi cần là lý giải vì sao hệ thống này được tạo nên.

Tôi cũng có liên hệ với a Sanjin nhờ góp ý giúp, ảnh nói tôi nên gộp 2 khái niệm đã nói ở phần 1 lại thành một khái niệm duy nhất gọi là “cân bằng tâm lý” và sau này sẽ xoáy sâu vào việc lý giải hình thái của một cơn tâm lý dưới dạng đồ thị sẽ ra sao. Rất cảm ơn anh (dù chưa biết mặt).

Sở dĩ tôi chưa viết tiếp được vì gặp phải vài vấn đề như sau:

1. Tôi nhận ra đối với ichimoku, việc xem xét đa khung thời gian theo kiểu trading phương Tây trở nên nguy hiểm. Không phải là ichimoku không quan tâm những biến động nhỏ bên trong những biến động lớn, nhưng ichimoku muốn tìm cho ra biến động giá ở quy mô nào là “đồng điệu” và “rõ ràng” với một khuôn mẫu tâm lý mang tính tiên đề. Nhưng cái khó là tôi không biết “tín hiệu” nào để mình có thể dò ra một sự xuất hiện của một cơn tâm lý rõ ràng như thế. Tưởng tượng như ngày xưa bố kêu chạy ra ngoài sân lắc lư cái ăng-ten để Ti-vi rõ hình rõ tiếng vậy đó.

2. “khuôn mẫu mang tính tiên đề” là gì vậy? (bày đặt diễn đạt khó hiểu à?). Không phải đâu, mà vì những ý tưởng này chưa được ai diễn đạt (trên mạng) nên tôi mạnh dạn nói theo cách của mình thôi. Tiên đề ở đây là một phát biểu được công nhận một cách mặc nhiên để làm cơ sở (ví dụ 2 đường thẳng song song thì không có điểm chung). Thì với ichimoku, một tiên đề khuôn mẫu lại được phát biểu thành “biên độ thời gian ổn định và tối đa cho một cơn tâm lý kéo dài 26 chu kì”. Thế là vấn đề phát sinh với con số 26. Tôi đành ngưng lại và cố tìm hiểu xem ông Hosoda thuê rất nhiều sinh viên để tính toán là tính toán cái gì? Và vì sao ra kết quả 26. Từ đó tôi cũng nhận ra nhiều quy luật rất đặc biệt ràng buộc sự cân bằng của các hiện tượng quanh mình gắn với con số 26. Với tôi, chỉ cần hiểu con số 26, tất cả những con số khác trong hệ thống sẽ giải thích được hết. Tôi cũng xem xét thử ichimoku với thông số khác nhưng có vẻ nó làm hệ thống trở nên méo mó và mất đi “vẻ đẹp” ban đầu, nên thôi.

Screen Shot 2022-06-04 at 20.56.24.png

>> Đọc thêm bài hay: https://traderviet.org/t/50340/

3. Nghe đâu cụ Hosoda nói, trong hơn mười ngàn người thì chỉ có vài người hiểu hệ thống này, thế nên tôi nản, cản trở tâm lý nghiên cứu thêm.

4. Tôi khó khăn trong việc tìm kiếm tài liệu. Tôi đã đọc qua cuốn ICHIMOKU của tác giả sasaki bằng nguyên bản tiếng Nhật nhưng sasaki dù đã trình bày rất kĩ lưỡng và rất nhiều kiến thức cần thiết nhưng vẫn không hề đưa ra một lời lý giải nào vì sao hệ thống tạo nên. Tôi đang liên hệ thử để tìm vài bản tiếng Nhật nguyên bản khác mà đọc. Cá nhân tôi vốn là biên phiên dịch tiếng Nhật nên không gặp rào cản về ngôn ngữ lắm.

5. Tôi gặp khó khăn khi tìm hiểu về lịch sử hình thành hệ thống thời kì đầu khi chưa có thị trường theo kiểu khớp lệnh như bây giờ. Khi ghi giá gạo (cả cụ Homma cha đẻ nến Nhật và Hosoda) đâu có ghi bằng phút một như sàn giao dịch. Thế nên tôi cũng cần những số liệu của thời đó để hình dung các ghi chép giá. Có như vậy với hiểu cái nguyên thủy và khúc mắc bên trong nó. Chắc chắn rồi, điều này vô cùng viễn vông.

Trong quá trình nghiên cứu, tôi thấy quá nhiều người “dạy sai”. Nói vầy sợ “múa rìu qua mắt thợ” nhưng rõ ràng tôi tin họ dạy sai. Diễn đạt lại những khái niệm thành đường “nhanh”, đường “chậm”, đường “trễ” chỉ mang hiệu ứng cho dễ nhớ chứ thực ra không dính dáng gì đến bản chất của tenkan, kijun và chikou. Người học ichimoku theo cách này sẽ mãi mãi không bao giờ hiểu ichimoku là gì. Tôi tin thế.

Và nhắc lại, anh em muốn học cách sử dụng hãy tìm trên mạng, nhiều lắm. Cái tôi cần vẫn là lý giải bản chất, vì tôi nghĩ, chỉ cần hiểu bản chất thì mọi cách sử dụng sẽ tự lộ hết ra. Trong trading, tôi không cần 80%, chỉ cần 51% xác xuất là đủ. Tôi vẫn tin hệ thống này là hiệu quả nhất nếu xét trong phương diện khách quan và nếu hiểu rõ vấn đề.

Nghe nói, với triết lý trading của Homma (nến Nhật) và Hosoda ( ICHIMOKU), hai ông đã kiếm được hàng chục tỉ đô nếu quy ra giá trị bây giờ.

Nguồn: MMOers
 

Giới thiệu sách Trading hay
Trading In The Zone - Thực hành Kiểm soát Cảm xúc bằng Tâm lý học Hành vi trong Đầu tư và Giao dịch Tài chính

Là quyển sách Top 1 toàn cầu về chủ đề đầu tư/trading, Trading In The Zone giúp thấu hiểu và quản trị cảm xúc cũng như giữ vững kỷ luật khi tham gia thị trường tài chính, nhằm nâng cao trình độ và hiệu quả đầu tư lên mức cao nhất có thể
Cám ơn tác giả cố gắng tìm hiểu bản chất của công cụ này. Hy vọng tác giả may mắn tìm hiểu được và chia sẻ cho mọi người hiểu biết thêm.
 
Ôi. Mấy phần sau viết hay nhưng phần mở đầu nhắc đến việc xin ý kiến của sanjin đức cốp là hỏng rồi. Bài viết mất đi giá trị.
 
Đừng nghĩ nó cao siêu, quan trọng mình ứng dụng ntn. Mây, mắt thần, rồi dao găm,... 50/50. Thăm dò và thêm lệnh khi đúng theo cách mình áp dụng :)
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,117 Xem / 80 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 248 Xem / 16 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 270 Xem / 25 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên