[Luận bàn về phương pháp Ichimoku] - Bài 4: Bài giảng thứ nhất - Thế giới của ICHIMOKU KINKO HYO

[Luận bàn về phương pháp Ichimoku] - Bài 4: Bài giảng thứ nhất - Thế giới của ICHIMOKU KINKO HYO

[Luận bàn về phương pháp Ichimoku] - Bài 4: Bài giảng thứ nhất - Thế giới của ICHIMOKU KINKO HYO

TraderViet News

Editor
Trial mod
6,447
34,773
[Ghi chú của tác giả TungNobi]

Vì nhiều anh em không hiểu tiếng Nhật, nên tôi không muốn bỏ qua cơ hội này để giải thích phương diện ngữ nghĩa của tên hệ thống. “ ichimoku” dịch ra âm Hán Việt là chữ Nhất Nhãn, nghĩa “một con mắt”, nhưng không ai hiểu theo cách trần trụi nhất là có một con mắt cả. Mà sẽ ngầm hiểu như một cái nhìn thoáng qua. Hay có thể hình dung một người đang nheo mắt mình để canh chỉnh, để đánh giá một khoảng cách nào đó đã chuẩn hay chưa. “Kinko” dịch ra âm Hán Việt là Quân Hoành, có nghĩa là sự cân bằng, chữ này vốn phát nguồn từ hình ảnh cái cân, không phải dạng cân “đồng hồ” Nhơn Hòa anh em mua đâu. Mà là cân có hai phía, một phía là vật cần cân, một phía là vật đối trọng, người sử dụng sẽ canh chỉnh khoảng cách vật đối trọng để tìm ra vị trí cân bằng. Còn “hyo” là chữ Biểu, như là sự biểu hiện, hay anh em có thể hiểu là đồ thị giá.

NHẤT NHÃN QUÂN HOÀNH BIỂU – ICHIMOKU KINKOU HYOU

Tóm lại, toàn bộ cái tên tiếng Nhật rất xúc tích này, hiểu nôm na là, “một cái nhìn về sự cân bằng đồ thị giá”. Nội cái tên thôi, đã thể hiện toàn bộ triết lý căn bản của trading phương Đông. Anh em có thể đọc bài viết tôi bàn riêng về triết lý cân bằng này ở đây.

Ichimoku kinkou hyou là một triết lý về giá cả thị trường.


Đồ thị cân bằng Ichimoku là một phương pháp phân tích giá thị trường được phát triển bởi cụ Ichimoku Sanjin đáng kính (đã quá cố), nhưng nó có một sự khác biệt đáng kể so với những phương pháp phân tích khác. Và tôi cho rằng đó là điều hấp dẫn nhất đối với độc giả. Tuy nhiên, đồ thị cân bằng ichimoku lại được cấu tạo dựa trên lý thuyết thời gian được diễn đạt nôm na là: “Khi nào sẽ đạt được đến mức giá mục tiêu?”

Có nhiều lý thuyết sóng và lý thuyết đo lường phạm vi giá trên thế giới, thế nhưng phương pháp phân tích giá trị trường mà dự đoán trước thời gian thì chỉ có phương pháp của Gann ở Hoa Kỳ, ngoài ra không còn phương pháp nào khác.

Theo ý nghĩa đó, có thể nói phương pháp của Gann như là một phương pháp phân tích hàng đầu thế giới. Cũng như vậy, đồ thị cân bằng ichimoku chủ yếu dựa trên lý thuyết thời gian, nhưng nói chung, nó là một phương pháp phân tích toàn diện và có hệ thống bao gồm lý thuyết mức giá, và ba trụ cột của lý thuyết sóng (sẽ đề cập sau).

Có thể nói nó là một triết lý bất biến về giá cả thị trường, một bộ môn đòi hỏi sự phân tích có logic và chính xác cao.

Dẫu vậy, cụ Ichimoku Sanjin đã nói rằng “Vào năm 1985, trong số 10,000 người nghiên cứu về đồ thị cân bằng, thì chỉ khoảng 10 người là đạt đến mức độ nhận thức được một cách toàn diện hệ thống này”. Thực tế, hệ thống lý luận của đồ thị cân bằng này cực kỳ lớn, và tôi cho rằng sẽ cần những nỗ lực đáng kể để có thể lĩnh hội được phần cơ bản nhất.

Hình ảnh đồ thị cân bằng Ichimoku, về cơ bản, là hình ảnh tạo nên từ sự kết hợp gồm biểu đồ hình nến và một vài đường kẻ khác. Tùy thuộc vào năng lực nhận thức của người đọc, mà chỉ cần liếc mắt qua một cái, là có thể biết ngay nên tận dụng nó hay loại bỏ nó.

Có thể nói đó là một thế giới cực kỳ sâu sắc.

>> Đọc thêm: https://traderviet.org/t/66676/

Bây giờ, tôi xin giải thích “Đồ thị cân bằng ichimoku” thực sự là như thế nào?

[Ghi chú của tác giả TungNobi]

Đọc tới đây, tôi muốn viết lại một vài chú giải thế này, tôi khá bất ngờ vì một vài thông tin mà Sasaki cung cấp khi đề cập đến Ichimoku, qua đó cũng cho thấy rất nhiều người trong chúng ta hiểu sai ngay từ đầu hệ thống đặc biệt này:
  • Thứ nhất: cách diễn đạt của người Nhật rất hay, họ muốn nói về mình nhưng lại nói bằng cách đề cập đến người khác rồi sau đó mới nói đến mình. Một dạng nói giảm để không phải rơi vào tự mãn. Khá bất ngờ là Sasaki đề cao phương pháp của Gann – một trong những phương pháp phân tích kỹ thuật hiếm hoi lấy thời gian làm trụ cột trong phân tích. Cá nhân tôi chưa tìm hiểu về Gann nhiều nên không dám bàn xa hơn. Nhưng qua đây, Sasaki cũng cho chúng ta biết khác biệt lớn nhất của Ichimoku so với các hệ thống khác: chính là thời gian, hay là câu hỏi: “Khi nào thì đạt đến giá mục tiêu?”
  • Thứ hai: Lưu ý những yếu tố mà sau này sẽ đề cập, đây chắc chắn là những yếu tố then chốt xây dựng nên ichimoku: lý thuyết về mức giá và lý thuyết sóng.
  • Thứ ba: Ichimoku tưởng chừng đơn giản nhưng lại phức tạp và phong phú đến không ngờ.
  • Thứ tư: Cũng là cái tôi muốn nhấn mạnh nhất, ichimoku không được tạo nên để ngắm nghía phân tích hàng giờ đồng hồ liền, nó được tạo ra để chúng ta chỉ cần liếc qua một cái là biết nên làm gì và không nên làm gì. Đa phần cộng đồng trading phân tích quá nhiều, như vậy lại chỉ càng chứng tỏ trình độ chưa đạt đến như cụ Sanjin mong muốn.
Tôi phân vân không biết mình liệu có đủ sức trở thành một trong số 10 người kia hay không.

Phương pháp xây dựng nên đồ thị cân bằng Ichimoku


Đồ thị cân bằng Ichimoku được tạo nên từ biểu đồ hình nến tăng giảm, kết hợp đồng thời với biểu đồ 5 đường kẻ. 5 đường kẻ này lần lượt được gọi tên như sau:

①転換線: Tenkan-sen
②基準線: Kijun-sen
③先行スパン1: Senko span 1
④先行スパン2: Senko span 2
⑤遅行スパン: Chiko span​

[Ghi chú của tác giả TungNobi]

Biểu đồ hình nến tăng giảm trong tiếng Nhật là chữ 陰陽ローソク足, trong đó khái niệm “tăng giảm” thật sự khó dịch – nó là chữ 陰陽. Đây là ý niệm về “yin và yang”, chữ này còn có nghĩa “mặt trời và mặt trăng”. Nó biểu thị một trạng thái tâm lý sâu sa hơn là một biểu hiện tăng giảm bên ngoài. Nhưng vì giới hạn của tiếng Việt nên tôi chỉ có thể dịch như vậy.

Tôi cũng xin trình bày thêm về từ vựng tiếng Nhật của các đường kẻ, mà nhiều anh em trong cộng động chỉ nhau không chính xác.

Tenkan-sen: trong đó “sen” có nghĩa là đường kẻ. Tenkan có nghĩa là sự chuyển đổi. Nhiều anh em bảo nó là “đường nhanh”, thực ra không có yếu tố “nhanh” nào trong đây cả.

Kijun-sen: trong đó Kijun có nghĩa tiêu chuẩn (như chữ basic, standard). Nhiều anh em lại gọi nó là “đường chậm”, thực ra cũng chẳng có ý nghĩa “chậm” nào ở đây luôn.

Senko-span 1 và 2: đây cũng là chữ bị dịch sai và hiểu sai rất nhiều. “Senko” nghĩa là sự dẫn trước. Một số sách dịch là “đường dẫn dắt”. Nhưng có một điều ít ai để ý. Sao không gọi là là Senko-sen mà người sáng tạo lại gọi là Senko-span. “Span” và “sen” trong tiếng Nhật khác nhau. “sen” đơn giản chỉ là một đường kẻ. Còn “span” thì không chỉ là một đường kẻ mà thôi, nhưng nó còn có nghĩa là “nhịp”, hay “chu kỳ”. Nếu là đường kẻ thì không hàm ý về thời điểm, nhưng nếu là nhịp hay chu kỳ thì hàm ý một khoảng cách về thời gian giữa hai mức giá nào đó.

Chiko-span: Tôi đồng ý nếu dịch thì chiko có nghĩa là “đường trễ” nhưng tôi không nghĩ nên dịch ra như vậy. Tôi cho rằng Chiko là một từ dùng để đối lại với từ Senko mà thôi. Một cái lùi về quá khứ, một cái dịch tới tương lai. Vì ngay trong bản chất, chẳng có điều gì là “trễ” cả. Chúng ta chỉ có hiện tại mà thôi.

Tới đây, sau khi đọc hết khái niệm các đường kẻ, tôi cảm nhận được chút gì đó hay hay nhưng chưa diễn tả được. Tôi sẽ đặt câu hỏi gợi mở thế này: Tại sao lại lùi giá về quá khứ rồi lại đồng thời chuyển dịch giá đến tương lai và bảo đây có thể là một “nhịp – span”?

>> Đọc thêm: https://traderviet.org/t/50340/

Đây là đồ thị Chỉ số Nikkei 225 từ năm 1991 đến 1992, hãy xác nhận các đường kẻ trong hình 1 đến 5:

Screen Shot 2022-06-22 at 19.07.55.png

Tiếp theo, tôi sẽ giải thích các đường kẻ từ 1 đến 5 này được tính như thế nào.

① Tenkan-sen: đường tenkan hay đường chuyển đổi là giá trị chuyển đổi của phiên bất kỳ, được tính bằng giá trị trung bình giữa giá cao nhất và giá thấp trong 9 phiên trước đó bao gồm cả phiên đang xem xét.

Công thức: giá trị chuyển đổi = (giá cao nhất trong 9 phiên + giá thấp nhất trong 9 phiên)/2

② Kijun-sen: đường kijun hay đường tiêu chuẩn là giá trị tiêu chuẩn của phiên bất kỳ, được tính bằng giá trị trung bình giữa giá cao nhất và giá thấp trong 26 phiên trước đó bao gồm cả phiên đang xem xét.

Công thức: giá trị tiêu chuẩn = (giá cao nhất trong 26 phiên + giá thấp nhất trong 26 phiên)/2

③ Senko-span 1: Senko span 1 của 26 phiên tới bao gồm cả phiên đang xem xét, là giá trị trung bình của giá trị tenkan và giá trị kijun.

Công thức: Senko span 1 = (giá trị tenkan + giá trị kijun)/2

④ Senko span 2: Senko span 2 của 26 phiên tới bao gồm cả phiên đang xem xét, là giá trị trung bình của giá cao nhất và giá thấp nhất trong 52 phiên trước đó bao gồm cả phiên đang xem xét.

Công thức: Senko span 2 = (giá cao nhất trong 52 phiên + giá thấp nhất trong 52 phiên)/2

⑤Chiko span: chiko span của 26 phiên trước đó bao gồm cả phiên đang xem xét chính là giá đóng cửa của phiên đang xem xét.

Ngoại trừ chiko span thì về cơ bản tất cả đều áp dụng giá khớp lệnh thị trường. Tuy nhiên, đối với chỉ số chứng khoán nếu chỉ sử dụng giá đóng cửa thôi vẫn hiệu quả.

Đến đây, hãy nhìn vào đồ thị Chỉ số Nikkei. Phần ở giữa ③ và ④ là dải kháng cự, thường được gọi là [dải] hay là [mây]. Khi giá cổ phiếu vượt qua dải kháng cự này thì ta gọi là [ hỗ trợ]. Tên gọi kháng cự hay hỗ trợ là ảnh hưởng từ chuyển động của giá cổ phiếu.

[Ghi chú của tác giả TungNobi]

Có rất nhiều cách diễn đạt trên mạng anh em sẽ thấy sai, ví dụ “dời về phía trước 26 chu kỳ”, hay “lùi về sau 26 chu kỳ”…thực ra nếu dời như thế nó sẽ thành 27, vì cái quan trọng là tính cả phiên đang xem xét nữa mà. Ngoài ra, theo cách định nghĩa trong sách này nghe có vẻ “lạ lẫm” nên đọc thoáng qua sẽ có chút rối rối vì nó khác với những gì chúng ta hay đọc và chuyền tai nhau, nhưng đọc đi đọc lại vài lần sẽ ngộ ra.

Trong tài liệu của Sasaki, các định nghĩa được tính theo khung thời gian là ngày. Việc áp dụng của chúng ta ngày nay thường để trade sóng ngắn, tính cho cả khung giờ (H1-H4-H6-H12) thậm chí 15m. Nhưng vì tâm lý có tính chất đồng dạng nên tôi nghĩ không vấn đề gì. Nguyên ngữ họ dùng chữ ngày do ngày xưa dùng daily còn ngày nay thì có nhiều khung time nên dùng từ phiên thay thế sẽ thích hợp hơn. Điều muốn nhấn mạnh, cái nguồn gốc ban đầu vẫn là tính từng ngày vì cụ Sanjin ghi chép giá gạo theo ngày.

Nguồn: MMOers
 

Giới thiệu sách Trading hay
Trading In The Zone - Thực hành Kiểm soát Cảm xúc bằng Tâm lý học Hành vi trong Đầu tư và Giao dịch Tài chính

Là quyển sách Top 1 toàn cầu về chủ đề đầu tư/trading, Trading In The Zone giúp thấu hiểu và quản trị cảm xúc cũng như giữ vững kỷ luật khi tham gia thị trường tài chính, nhằm nâng cao trình độ và hiệu quả đầu tư lên mức cao nhất có thể

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • captainfx trong Chuyện bên lề 619 Xem / 1 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 145 Xem / 6 Trả lời
  • TraderLC trong Hội Trader giao dịch Quỹ 2,225 Xem / 32 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 258 Xem / 12 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên