Lý thuyết DOW và vì sao lý thuyết DOW là lý thuyết quan trọng nhất.

Lý thuyết DOW và vì sao lý thuyết DOW là lý thuyết quan trọng nhất.

Lý thuyết DOW và vì sao lý thuyết DOW là lý thuyết quan trọng nhất.

Ichimoku_shin

Active Member
103
277
Lý thuyết DOW và vì sao lý thuyết DOW là lý thuyết quan trọng nhất.

1 lý thuyết DOW


GIỚI THIỆU


Năm 1882, Charles Dow đã củng Edward Jones - một cộng sự của mình - thành lập Dow Jones & Company. Hầu hết các nhà phân tích kỹ thuật vả chuyên viên nghiên cứu thị trường đều công nhận rằng phần lớn những gì được gọi là phân tích kỹ thuật ngày nay đều bắt nguồn từ những lý thuyết của Dow vào giai đoạn chuyển đổi giữa hai thế kỷ. Dow dã tùng cho công bố các ý kiến của mình trong loạt bài viết trên tờ The Wall Street Journal. Phần lớn các nhà phân tích kỹ thuật hiện nay đều công nhận và sử dụng những quan điểm cơ bản của Dow cho dù có thừa nhận nguồn của nó hay không. Mặc dù vậy nhưng lý thuyết Dow vẫn tạo ra nền móng cho việc nghiên cứu về phân tích kỹ thuật, bất chấp những tiến bộ của công nghệ máy tính phúc tạp cũng như sự phát triển của rất nhiều chỉ báo kỹ thuật mới. Vào ngày 3 tháng 7 năm 1884, Down cho công bố chỉ số trung bình chứng khoán đầu tiên bao gồm giá đóng cửa của 11 loại cổ phiếu: 9 công ty đường sắt và 2 công ty sản xuất. Dow cho rằng 11 loại cổ phiếu này là sự thể hiện tình hình nền kinh tế quốc gia.

Năm 1897, Dow đã xác định rằng hai chi sợ sẽ thể hiện được tình trạng nền kinh tế và tạo ra chi số chứng khoán của 12 công ty công nghiệp cùng chỉ số chứng khoán của 20 công ty đường sắt. Năm 1928, chi số công nghiệp đã phát triển thành 30 loại cổ phiếu chứng khoán và đây cũng chính là con sổ hiện nay. Trong những năm tiếp theo, các biên tập viên của tờ The Wall Street Journal đã nhiều lần cập nhật lại danh sách này và vào năm 1929 bổ sung thêm chi số của các công ty trong ngành phục vụ công. Năm 1984, nhân dịp lễ kỷ niệm 100 năm lần đầu tiên Dow công bố chỉ số chứng khoán, Hiệp hội các nhà phân tích kỹ thuật thị trường (Market Technicians Association - MTA) dã trao giải bạc Gorham cho công ty Dow Jones & Co. Theo MTA - một giải thưởng “công nhận sự đóng góp tột bậc của Charles Dow cho lĩnh vực phân tích đầu tù’’. Chì số Dow - nguyên mẫu đầu tiên của những gì được xem là công cụ hàng đầu trong việc đánh giá hoạt động của thị trường chứng khoán - vẫn luôn là công cụ thiết yếu đối với các nhà phân tích kỹ thuật thị trường suốt 80 năm sau ngày mất của ông. Điều đáng tiếc đối với chúng ta là Dow chưa bao giờ viết một cuốn sách về lý thuyết của mình. Thay vào đó, ông đã có một loạt bài viết về hành vi thị trường chứng khoán được đăng tên tờ trên tờ The Wall Street Journal trong giai đoạn nhũng năm chuyển giao thế kỷ. Năm 1903, một năm sau ngày mất của Dow, S.A. Nelson đã biên soạn những bài viết đó thành một cuốn sách có tựa là Nhập môn đầu cơ chứng khoán (The ABC o f Stock Speculation).

Trong cuốn sách này, lần đầu tiên thuật ngữ "lý thuyết Dow" đã được tạo ra. Richard Russell, người viết lời giới thiệu cho ấn bản năm 1978, đã so sánh sự đóng góp của Dow cho thị trường chứng khoán với công lao của Freud trong lĩnh vực tâm thần học. Năm 1922, trong cuốn "Công cụ đánh giá thị trường chứng khoán" (The Stock Market Barometer), William Peter Hamilton (cộng sự đồng thời là người nối nghiệp Dow trên tờ The Wall Street Journal) đã phân loại và công bố các nguyên tắc của lý thuyết Dow. Robert Rhea đã phát triển lý thuyết này một cách sâu rộng hơn với cuốn "Lý thuyết Dow " (Dow Theory) (New York: Barron's), được xuất bản vào năm 1932. Dow đã ứng dụng lý thuyết của minh vào các chỉ số trung bình của thị trường chứng khoán mà ông đã tạo ra với tên gọi chi số Công nghiệp và chỉ số Đường sắt. Tuy nhiên, hầu hết các lý thuyết phân tích của ông đều có thể được áp dụng cho các loại chỉ số trung bình của tất cả thị trường.

CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN


1. Chi số bình quân phản ánh mọi thứ
Tổng và xu thế của các giao dịch trên sàn chứng khoán thể hiện tổng lượng thông tin của Phố Wall trong quá khứ, kể cả quá khứ gần dây lẫn xa xua, được ứng dụng để phân ánh tương lai. Giống như một sổ nhà thống kê vẫn thường làm, chúng ta không cần phải bổ sung vào chỉ số trung bình như các chỉ số giá hàng hóa, hoạt động thanh toán bù trừ của ngân hàng, dao động tỷ giá hối đoái, khối lượng giao dịch trong và ngoài nước hay bất kỷ thứ gì. Wall Street sẽ cân nhắc tất cả những điều này (Hamilton, trang 40-41). Nghe có vẻ quen phải không?quan điểm thị trường phản ánh tất cả những yếu tố có ảnh hưởng chung đến cung cầu chính là một trong những tiền đề căn bản của lý thuyết kỹ thuật. Lý thuyết này có hiệu quả đối với các chì số trung bình của thị trường cũng như đối với các thị trường riêng lẻ và thậm chí phản ánh cả thiên tai. Mặc dù không thể dự đoán được những sự kiện như động đất hay thiên tai, những thị trường lại có thể phản ánh những sự cố này bằng cách tác động gần như là lập tức đến giá cả.

2. Thị trường có ba xu hướng chính (cấp độ sóng)
Trước khi bàn luận về sự vận hành của các xu hướng, chúng ta phải làm rõ định nghĩa xu hướng của Dow. Dow định nghĩa một xu hướng tăng là tình huống mà trong đó thị trưởng sẽ có xu hướng tăng khi mức giá giao dịch cao nhất hiện tại cao hơn các mức giá đỉnh trước đấy, và mức giá thấp nhất tại thời điểm hiện tại cũng cao hơn các mức giá thấp nhất trong quá khứ. Nói cách khác, một xu hướng tăng có đồ thị gồm các đỉnh và đáy tăng dần. Ngược lại, thị trường có chiều hướng đi xuống khi mức giá cao nhất và thấp nhất của thị trường hiện tại thấp hơn mức cao nhất và thấp nhất trong quá khứ. Định nghĩa của Dow đã được thử thách qua thời gian và vẫn luôn được coi là nền móng cho việc phân tích xu hướng. Dow tin rằng các quy luật về sự tác động và phản ứng được áp dụng cho các thị trường cũng như đối với thế giới vật chất. Ông đã viết "Hồ sở giao dịch cho thấy rằng, trong nhiều trường hợp, khi chạm đinh, chứng khoán sẽ suy giảm đôi chút và sau đó quay đầu tiến gần về mức cao nhất. Nếu sau một biến động như trên mà giá lại rơi xuống nữa thì có khả năng nó sẽ giảm sâu hơn. Dow cho rằng một xu hướng phải có ba cấp: xu hướng chinh hay xu hướng cơ bản (primary), xu hướng trung gian (secondary•) và xu hướng nhỏ hay xu hướng ngắn hạn (minor) và được ví von như thủy triều, sóng và sóng lăn tăn của đại dương.

Giai đoạn đầu của xu hướng đại diện cho thủy triều,'giai đoạn thứ hai hay còn gọi xu hướng trung gian (intermediate) đại diện cho những đợt sóng hình thành nên thủy triều và những xu hướng nhỏ có biểu hiện của những gợn sóng lăn tăn. Một nhà quan sát có thể xác định được hướng phát triển của thủy triều bằng cách đánh dấu điểm cao nhất của tùng đợt sóng liên tiếp. Nếu mỗi đợt sóng chạm đỉnh cao hơn đợt sóng trước, lúc thủy triều đang lên. Khi định của các làn sóng liên tiếp giảm dần thì có nghĩa là thủy triều đang rút. Không như thủy triều thực sự của đại dương chi kéo dài trong vài giờ, Dow cho rằng thủy triều của thị trường kéo dài hơn một năm, có khi là vài năm. Giai đoạn thứ hai hay giai đoạn trung gian là sự hiệu chinh của xu hướng ban đầu và thường là kéo dài từ ba tuần đến ba tháng. Nhìn chung, những sự hiệu chỉnh intermediate này thoái lùi khoảng một phần ba đến hai phần ba xu hướng trước đó và đa phần là một nửa, hay 50%. Theo Dow, xu thế thứ yếu (hoặc tương lai gần) thông thường ngắn hơn ba tuần. Xu hướng này là sự dao động của xu hướng trung gian.

3. Xu hướng chính gồm ba giai đoạn

Dow tập trung vào các xu hướng chủ yếu hay xu hướng chính và ông cho rằng chúng diễn ra theo ba kỳ: kỳ tích lũy (accumulation phase), kỳ thâm nhập vào công chúng (public participation) và giai đoạn phân phối (distribution). Kỳ tích lũy diễn ra khi các nhà đầu tư có hiểu biết, chủ động mua các cổ phiếu của công ty, trái ngược với các ý kiến của thị trường. Nếu xu hướng trước đó đang giảm thì trong giai đoạn này các nhà đầu tư nhanh trí sẽ nhận ra rằng thị trường đã “tiếp nhận” hết tất cả những tin tức tồi tệ rồi. Giai đoạn này giá cổ phiếu tăng không đáng kể do số lượng người mua ít trong khi cung ra thị trường còn khá nhiều. Tuy nhiên, khi nhận thấy rằng các nhà đầu tư trên đã đủng, người ta sẽ đổ xô đi mua cổ phiếu này dẫn tới sự tăng đột biến về giá trong giai đoạn hai - giai đoạn thâm nhập vào công chúng.

Xu hướng này sẽ kéo dài cho đến khi nhu cầu dầu cơ trên thị trường đạt mức cực đại. Lúc này, khi báo chí bắt đầu đưa tin về sự tăng giá của cổ phiếu và tín hiệu tích cực của nền kinh tế cũng như sự gia tăng về khối lượng đầu cơ và, các nhà đầu tư khôn ngoan sẽ bán số cổ phiếu của họ ra thị trường, và đây chính là giai đoạn thứ ba của xu hướng - giai đoạn phân phối. Trong suốt giai đoạn cuối cùng này, những nhà đầu tư vấn đã tích lũy ở thời điểm thị trường chạm đáy (là lúc không ai muốn mua vào) bắt đầu phân phối ra bên ngoài trước khi có những người khác khởi động việc đó. Những người theo lý thuyết sóng Elliott sẽ thừa nhận cách phân chia thị trường giá lên (bull market) chính thành ba giai đoạn riêng biệt. Dựa trên nghiên cứu của Rhea trong cuốn Lý thuyết Dow, R.N.Elliott dã bổ sung tỉ mì han với việc nhìn nhận rằng một thị trường giá lên bao gồm ba biến động tăng giá chính. “Lý thuyết sóng Elliott”, chúng ta sẽ chỉ ra những điểm tương đồng giữa ba giai đoạn trong thị trường giá lên của lý thuyết Dow và chuỗi năm sóng Elliott.

4. Các chi số trung bình phải củng cố lẫn nhau
Liên quan đến chỉ số bình quân Công nghiệp và Đường sắt, Dow muốn nói rằng không quan trọng là tín hiệu thị trưởng tăng hay giảm giá có thể xảy ra trừ khi cả hai chỉ số bình quân phải đưa ra cùng một tín hiệu tương đồng, tức là chủng củng cố lẫn nhau. Ông cho rằng cả hai chỉ số phải cùng vượt qua đỉnh cao thứ hai của đợt trước đó để chúng minh rằng một thị trường tăng giá bắt đầu hay tiếp diễn. Ông đã không hề nghĩ rằng các tín hiệu buộc phải xuất hiện đổng thòi, nhưng lại công nhận khoảng thời gian giữa hai tín hiệu càng ngắn thì càng cho thấy sự chắc chắn. Khi có một chỉ số chênh so với cái kia thì Dow cho rằng xu hướng trước vẫn được duy trì. (Lý thuyết sóng Elliott chỉ đòi hỏi tín hiệu từ một chỉ số riêng lẻ.) “Mô hình tiếp diễn”, sẽ nói đến các khái niệm cơ bản của việc củng cố và phân kỳ. (Xem hình 2.1 và 2.2)

alh4_googleusercontent_com_tm_prW7BdevCOm6W3MPECVtUe6WDe3Lo9vp0953cc6661c5339e6773559601742f06.png

Hình 2.1 Ví dụ về Lý thuyết Dow trong khi xem xét thị trường dài hạn. Khi
một xu hướng tăng giá tiếp diễn thì cả hai chỉ số Dow Industrial (Công
nghiệp) và Transports (Đường sắt) đều tăng.

alh4_googleusercontent_com_kpabNPmlaH1B_AFobvzlul7_JoHsHp_ggrr3a5382fb34fbfda70c818c7b33ef0915.png

Hình 2.2 Một số ví dụ về sự tương đồng của hai chỉ số trong lý thuyết Dow.
Vào.dầu năm 1997 (điềm I), chỉ số đường sắt Dow đã chứng minh cho sự phả
vở trước đó trong chỉ số công nghiệp. Tháng 5 (điềm 2), chỉ số công nghiệp
Dow đã chứng minh mức cao trước đỏ trong chỉ số đường sắt.

5. Khối lượng giao dịch phải xác nhận xu hướng
Dow công nhận khối lượng giao dịch là một yếu tố đứng thứ hai nhưng không kém phần quan trọng trong việc xác nhận những tín hiệu giá. Có thể nói đơn giản rằng, khối lượng giao dịch sẽ gia tăng theo hướng phát triển của xu hướng chính. Trong một xu hướng tăng, khối lượng giao dịch sẽ tăng khi giá tăng lên, và giảm khi giá giảm. Trong một xu hướng giảm, khối lượng giao dịch sẽ tăng khi giá giảm và giảm khi giá phục hồi mức tăng. Dow xem khối lượng giao dịch là một chỉ báo có tầm quan trọng thứ hai. Ông quan sát những tín hiệu mua và bán hoàn toàn dựa trên giá đóng cửa.“Khối lượng giao dịch và số lượng hợp đồng chưa tất toán”, chúng ta sẽ nói về khối lượng giao dịch và các quan điểm của Dow. Ngày nay, các chỉ báo phúc tạp về khối lượng giúp chúng ta xác định khối lượng đang gia tăng hay suy giảm. Những nhà giao dịch khôn ngoan sẽ biết sử dụng kiến thức này để đánh giá biến động giá và xem lệu hai chi số này có củng cố lẫn nhau hay không.

6. Một xu hướng được cho là sẽ tiếp diễn cho đến khi có tín hiệu đảo chiều

Đã từng được nhắc đến trong Chương 1, tiền đề này hình thành nên phần lớn nền tảng của cách tiếp cận hiện đại tuân theo xu hướng. Nó liên quan đến một quy tắc vật lý về biến động thị trường, trong đó một vật thể đang chuyển động (trong trường hợp này là một xu hướng) có khuynh hướng tiếp tục chuyển động cho đến khi những tác động ngoại vi khiến nó thay đổi hướng đi. Có nhiều công cụ hỗ trợ các nhà giao dịch phát hiện ra những tín hiệu đảo chiều, bao gồm nghiên cứu về ngưỡng hỗ trợkháng cự, mô hình giá, đường xu hướng và đường trung bình di động. Một số chỉ báo còn có thể đưa ra cảnh báo sớm về nguy cơ Thất xung lượng. Nếu tất cả chúng không cho thấy điều gì có nghĩa lả xu hướng hiện tại sẽ tiếp diễn. Công việc được xem là khó khăn nhất đối với một người theo lý thuyết Dow hay bất kỳ một nhà giao dịch theo xu hướng nào là phân biệt một sự hiệu chỉnh thứ yếu trong xu hướng hiện tại với giai đoạn tín hiệu đầu tiên của một xu hướng mới đảo nghịch. Những người theo lý thuyết Dow thường xuyên bất đồng về việc xác định thời điểm xuất hiện tín hiệu đảo chiều thực sự.

Hình 2.3a và 2.3b chi ra cách thực xuất hiện sự bất đồng này.
alh5_googleusercontent_com_Cgo4Rupo_H42g3Xc6rQ1RpmRFnO6ZHP1TbJ0ab7562b0cb72a6081ed26f3f8dcc451.png

Hình 2.3a và 2.3b minh họa hai tình huống thị trường khác nhau. Trong hình 2.3a, sự hồi phục tại điểm c thấp hơn đình A trước đó. Sau đó, giá lại rớt xuống dưới điểm B. Sự xuất hiện của hai đỉnh thấp hơn và hai đáy thấp hơn đã tạo ra một tín hiệu bán rõ ràng tại điểm mà B bị phá vỡ (*** S). Đôi khi, mô hình đảo chiều này ám chi đến thuật ngữ có tên gọi là “ phân kỳ âm” (failure swing).

MỘT SỐ CHỈ TRÍCH Đối VỚI lý THUYẾT DOW
Dù đã được áp dụng thành công qua thời gian trong việc xác định thị trường giá lên và giá xuồng cơ bản, song Lý thuyết Dow vẫn không tránh khỏi những chỉ trích. Tính bình quân, lý thuyết Dow đã bỏ qua từ 20 đến 25% của một biến động trước khi tạo ra tín hiệu. Nhiều nhà giao dịch coi điều này là quá trễ. Một tin hiệu mua trong lý thuyết Dow thường xuất hiện tại kỳ thứ hai của xu hướng tăng khi giá vượt qua mức đinh trung gian tn~7c đó. Thật đáng tiếc, đây cũng là thời điểm khi hầu hết các hệ thống kỹ thuật tuân theo xu hướng bắt đầu xác định và tham gia vào xu hướng hiện tại. Đáp lại những ý kiến chỉ trích này, các nhà giao dịch cần nhớ rằng Dow không hề có ý định dự đoán xu hướng mà chỉ muốn thừa nhận sự xuất hiện của thị trường giá lên và giá xuống cơ bản đồng thời giành được tỳ lệ đáng kể trong sự biến động của thị trường quan trọng. Các tài liệu cho thấy ]ý thuyết Dow đã thực hiện chức năng của nó tương đối tốt. Từ năm 1920 đến 1975, các tín hiệu trong lý thuyết Dow đã giành được 68% biến động trong các chi số trung bình cộng nghiệp và dường sắt, 67% chì số hỗn hợp s&p 500 (nguồn: Barron). Nhũng ai chỉ trích lý thuyết Dow vì cho rằng lý thuyết này thất bại do không nắm bắt được đình và đáy của thị trường quả thục không nắm rõ triết lý cơ bản của giao dịch theo xu hướng.

CHỨNG KHOÁN NHƯ LÀ NHỮNG CHỈ BÁO KINH TẾ


Rõ ràng, Dow chưa bao giờ có ý định sử dụng lý thuyết của mình để dự đoán hướng phát triển của thị trường chứng khoán. Với ông, giá trị thực sự của nó là dùng hướng đi của thị trường chứng khoán làm công cụ đánh giá tình hình kinh tế chung. Chúng ta lấy làm kinh ngạc trước tầm nhìn và tài năng của Dow. Hơn nữa, trong việc hình thành nên rất nhiều phương pháp dự đoán giá ngày nay, ông là người đầu tiên thừa nhận tầm quan trọng của các chỉ số trung bình thị trường chứng khoán như một chi báo kinh tế hàng đầu.

ÁP DỤNG LÝ THUYẾT DOW CHO GIAO DỊCH TƯƠNG LAI


Lý thuyết Dow xem xét hành vi của các chỉ số trung bình chứng khoán. Mặc dù công trình của ông vốn được áp dụng cho thị trường hàng hóa tucmg lai nhưng vẫn tổn tại một số điểm khác biệt quan trọng giữa giao dịch chứng khoán và tương lai. Thứ nhất, Dow cho rằng đa số các nhà giao dịch chi đi theo những xu hướng chinh và sử dụng sự hiệu chinh trung gian để xác định thời điểm. Dow cho rằng những xu hướng nhỏ đóng vai trò không quan trọng. Hiển nhiên, trường hợp này không xảy ra trong giao dịch tương lai vì các nhà giao dịch theo xu hướng sử dụng các xu hướng trung gian thay vì xu hướng chính. Những nhà giao dịch loại này phải đặc biệt chú ý đến những dao động nhỏ để xác định thời điểm, Nên kỳ vọng một xu hướng tăng cấp trung sẽ kéo dài trong vài tháng, các nhà giao dịch tương lai sẽ chờ đợi một vùng đáy ngắn hạn làm tính hiệu mua. trong những xu hướng giảm giá trung hạn, các nhà giao dịch dựa trên những đợt phục hồi nhỏ để xác định tín hiệu bán khống. chính vì thế mà những xu hướng nhỏ đóng vai trò rất quan trọng trong giao dịch tương lai

TÓM LƯỢC


Bài viết này là để điểm lại những khía cạnh quan trọng hơn của lý thuyết Dow. Khi đi sâu vào những phần sau của cuốn sách, bạn sẽ nhận thấy rằng việc hiểu được và đánh giá đúng lý thuyết Dow sẽ tạo ra cho bạn một nền tảng vững chắc đối với bất kỳ một nghiên CỨU nào về phân tích kỹ thuật. Phần lớn những gì chúng ta thảo luận về sau sẽ là sự ứng dụng lý thuyết Dow. Bằng cách này hay cách khác, định nghĩa cơ bản về xu hướng, sự phân loại xu hướng thành ba loại và kỳ, nguyên tắc thừa nhận và phân kỳ, sự giải thích về khối lượng giao dịch và cách sử dụng thoái lùi theo tỷ lệ phần trăm, tất cả đều được bắt nguồn từ lý thuyết Dow. Ngoài những nguồn được trích dẫn trong chương này, bạn đọc có thể xem lại những nguyên lý của lý thuyết Dow được thể hiện một cách xuất sắc trong cuốn Phân tích kỹ thuật xu hướng thị trường chứng khoán (Technical Analysis o f Stock Trends) của Edward và Magee.

VÌ SAO LÝ THUYẾT DOW LẠI LÀ LÝ THUYẾT QUAN TRỌNG NHẤT


Trên đây là toàn bộ lý thuyết dow đã được tác giả của cuốn sách “ phân tích kỹ thuật thị trường-John Murphy” đã tóm tắt toàn bộ những điều cốt yếu nhất của lý thuyết DOW.
Phần này tôi sẽ đi sâu hơn về sự ứng dụng của lý thuyết DOW trên từng nguyên lý mà DOW đã phát biểu.
  1. Đối với nguyên lý thứ 1 DOW phát biểu rằng “chỉ số bình quân phản ánh mọi thứ”.
Chỉ số bình quân ở đây có thể hiểu là đường giá và tùy biểu đồ của từng thị trường khác nhau sẽ thể hiện những thông tin quan trọng khác nhau liên quan đến đường giá. Tuy trong thực tiễn có thể không áp dụng được nhiều đối với nguyên lý này nhưng đây chính là nền tảng của phân tích kỹ thuật hiện nay.

2. Thị trường có ba xu hướng chính có thể hiểu rằng DOW chia đường giá thành các ba cấp độ sóng khác nhau trên những khung thời gian từ lớn đến nhỏ.
Hiện tại do sự phát triển của công nghệ cũng như kinh tế nên trên biểu đồ cũng như trên nhiều thị trường khác nhau ta sẽ có thể nhận thấy rằng không chỉ có ba cấp độ sóng mà có thể nhiều hơn ba. Nhưng điều quan trọng nhất của nguyên lý này mang lại đó chính là xác định rõ xu hướng trên từng cấp độ sóng hay kết hợp thêm nguyên lý thứ 3 để hình các cách xác định các giai đoạn thị trường trên một khung thời gian nhất định.

3. Xu hướng chính gồm ba giai đoạn: giai đoạn tích lũy, giai đoạn thâm nhập thị trường,
và giai đoạn phân phối.

Ba giai đoạn này sẽ được kết hợp với nguyên lý 2 để xác định rõ xu hướng chính trong khung thời gian nhất định và kết hợp với nguyên lý 5 để nhận biết cách mà cách “bigboy” hoạt động (mục này hơi dài nên mình chỉ nói sơ sơ, sẽ có bài viết rõ hơn sau).

4. Áp dụng lý thuyết dow vào nến để nhận biết đỉnh đáy
Nếu đọc tiêu đề chắc nhiều người có thể thấy nó mới nhưng thực chất đầy chính là điều mà đa số ai vào thị trường cũng đã đọc qua trừ những người đến thị trường qua những hình thức cờ bạc trá hình. Đó là những mẫu hình nến đảo chiều hay những mẫu nến tiếp diễn, khác biệt ở đây tôi sẽ phân tích những mẫu hình nến này thành những sóng nến để nhận biết đỉnh đáy.

Trước khi đi vào phần chính tôi muốn các bạn lưu ý một điều sau. Phân tích đỉnh đáy bằng nến nó chính là phân tích đỉnh đáy trong một khung thời gian nhỏ hơn vậy nên có thể nhận biết đỉnh đáy một cách nhanh hơn chứ KHÔNG thể xác định chính xác đỉnh đáy ở đảo chiều. “Những đỉnh đáy của các khung thời gian lớn chắc chắn sẽ là những đỉnh đáy của các khung thời gian ngắn hơn, nhưng đỉnh đáy của những khung thời gian nhỏ chưa chắc là những đỉnh đáy của các khung thời gian lớn.”

Cách nhận biết này đơn giản chỉ là các bạn dựa vào các đỉnh cao nhất, thấp nhất, đóng cửa và mở cửa để vẽ các sóng mục đích nhận biết đường giá đã đảo chiều ở các sóng nhỏ hay chưa, điểm lợi của phương pháp này sẽ giúp trade linh hoạt hơn không phụ thuộc nhiều vào các mẫu hình cũng như hiểu rõ bản chất của từng mẫu hình vì sao lại có những mẫu hình đảo chiều.

VD: Harami
alh5_googleusercontent_com_AnTkstIfuvCGVNLowbM4f5GSBxQkIOOPnQf31b337e0deb9d09f531b15a9bf7cf8ea.png

Nếu vẽ sóng như này đơn giản các bạn có thể nhận thấy rằng mẫu hình sóng Downtrend đã được hình thành suy ra mẫu hình harami này có thể hình thành một đỉnh đảo chiều…

6. Nhận biết đảo chiều để áp dụng pp breakout đỉnh đáy.

Trong mục 6 của lý thuyết dow đã phát biểu rằng,"một xu hướng được giả sử tiếp diễn cho đến khi xuất hiện các điều kiện đảo chiều"

Phương pháp breakout thông thường được các trader chuyên nghiệp đánh giá khá cao vì có xác suất thành công cao nhất nhưng khá nhiều newbie lại sử dụng không hiệu quả liệu các bạn có biết vì sao không? Vì các bạn không nắm vững lý thuyết cơ bản nhất đó chính là dow. Các nhà phân tích chuyên nghiệp họ áp dụng DOW với tất cả các phương pháp hay không muốn nói là các phương pháp hiện tại đều được phát triển từ lý thuyết dow hoặc các học thuyết có nguyên lý tương tự DOW (lý thuyết phân tích nến của honma). Còn những trader newbie lại đâm đầu vào học các phương pháp phân tích và vào lệnh chứ hầu như không quan tâm DOW. Đây chính là điểm khác nhau đầu tiên ở trade lâu năm và một trader newbie.

Bullish and bearish patterns that reverse (mô hình đảo chiều)

Khi phân tích các nhà phân tích thông thưởng sẽ phân tích xu hướng thị trường tiếp diễn ví dụ như trong một thị trường tăng các nhà phân tích sẽ phân tích thị trường đó sẽ tăng tiếp diễn. Vậy khi nào ta bắt đầu phân tích hay dự đoán xu hướng bull hay bear đã kết thúc ?
Mô hình này là điều kiện tiên quyết để một nhà phân tích khẳng định được giá đang đảo chiều
  1. Bullish pattern reversed (mô hình đảo chiều của xu hướng tăng)
Xu hướng giảm sẽ được xác nhận khi đường giá pha qua đáy gần nhất trong sóng của một khung thời gian cố định.
alh5_googleusercontent_com_DYETpiuSuMsKKUhpmS6X1wFsnF2ktya8m6Y455db8f28d88c30f33905a87996e91ad.png


  1. bearish pattern reversed (mô hình đảo chiều của xu hướng giảm)
Xu hướng tăng được xác nhận khi đường giá pha qua đỉnh gần nhất trong một khung thời gian cố định.
alh3_googleusercontent_com_RcbWtpMIhObaWB0HJV0gfl3nw475Pe05ex83cfc8d42bd7bd7a4309037128dee6472.png



Chú ý: Trong các mô hình có xu hướng sideway vẫn sẽ áp dụng cách phân tích tương tự để cho ta được một xu hướng rõ ràng.
alh5_googleusercontent_com_7Cg8qjViKbQf8L4gNkTY1A7JW_JxWlPuMLT2501544a583990925cbe05d8136caff5.png

alh6_googleusercontent_com_OC27H0bAROFxcclYEx654TMq_v8Zj9az6J332b6c44cce06ecebca3b07aceb6a2e83.png


Sau khi xác định được những tín hiệu đảo chiều như trên thì trader mới nên phân
tích đảo chiều, và chờ các điểm pullback và throwback để vào lệnh.
 

Giới thiệu sách Trading hay
Mô Hình Biểu Đồ - Phương Pháp Hiệu Quả Để Tìm Kiếm Lợi Nhuận

Được xem là cẩm nang về mô hình biểu đồ của các nhà đầu tư, giao dich tài chính toàn cầu và là kiến thức bắt buộc phải nắm về Phân Tích Kỹ Thuật
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
cái lý thuyết nền tảng ai cũng biết nhưng lại áp dụng được rất nhiều, khi nào có bài mới nhờ bác tag em vào giúp, cảm ơn
 
Mình chỉ nói vắng tắt thế này, ai hiểu thì tốt cho mấy bạn.
Tìm hiểu những lý thuyết và indicator nói chung, luôn phải xem nguồn gốc. Đây sẽ trả lời được cho mấy các bạn vì sao indicator cũng như những lý thuyết xét về độ tin cậy không cao lắm trên thị trường Forex.
1. Các lý thuyết và indicator huyền thoại (như BB, RSI, ...) được đưa ra, được áp dụng trên thị trường stock, mà vào thời điểm đó chỉ có thể là giao dịch trên khung thời gian ngày, đối với khung thời gian ngày thì các bạn biết rồi đó, nó phản ảnh rất nhiều thứ thực tế giữa thị trường và hành vi của người (giao dịch, cũng như đầu tư). Mà rõ ràng là với khung thời gian ngày 1D thì các đại bàng đã thành danh với những lý thuyết đã đưa ra (cái này không ai chối cãi được).
2. Thị trường stock và forex, future, coin (hiện nay) : về cơ bản là giống nhau trong cách phân tích vì đều là giá biến động, nhưng về cơ cấu loại sản phẩm giao dịch, các hoạt động thì lại khác nhau nên chắc chắn sẽ có sự vênh nhau trong các ứng dụng phân tích.
Đây là 2 cái cơ bản trong vô vàng những thứ mà bạn phải rõ ràng, không mập mờ.
 
Mình chỉ nói vắng tắt thế này, ai hiểu thì tốt cho mấy bạn.
Tìm hiểu những lý thuyết và indicator nói chung, luôn phải xem nguồn gốc. Đây sẽ trả lời được cho mấy các bạn vì sao indicator cũng như những lý thuyết xét về độ tin cậy không cao lắm trên thị trường Forex.
1. Các lý thuyết và indicator huyền thoại (như BB, RSI, ...) được đưa ra, được áp dụng trên thị trường stock, mà vào thời điểm đó chỉ có thể là giao dịch trên khung thời gian ngày, đối với khung thời gian ngày thì các bạn biết rồi đó, nó phản ảnh rất nhiều thứ thực tế giữa thị trường và hành vi của người (giao dịch, cũng như đầu tư). Mà rõ ràng là với khung thời gian ngày 1D thì các đại bàng đã thành danh với những lý thuyết đã đưa ra (cái này không ai chối cãi được).
2. Thị trường stock và forex, future, coin (hiện nay) : về cơ bản là giống nhau trong cách phân tích vì đều là giá biến động, nhưng về cơ cấu loại sản phẩm giao dịch, các hoạt động thì lại khác nhau nên chắc chắn sẽ có sự vênh nhau trong các ứng dụng phân tích.
Đây là 2 cái cơ bản trong vô vàng những thứ mà bạn phải rõ ràng, không mập mờ.
Bác nói như thế cũng đúng nhưng mà mình xin chỉnh lại một tí như này. Bài viết này là về DOW nên mình sẽ giải thích theo DOW thôi nhé chứ ns ra thì dài lắm.
Thứ 1 về về thị trường thì mỗi thị trường nó sẽ có những sóng chính khác nhau ví dụ như chứng thì thông thường sóng chính của nó sẽ nằm ở chart tuần trở lên thông thường là chart tháng, Còn về fx thì sóng chính của nó sẽ ở chart tuần hoặc d1 thông thường là tuần (nhìn d1 pt sóng nhỏ) còn ở thị trường hàng hóa sóng chính là chart tuần. Vì thế nên sẽ có nhứng giao động nhanh chậm khác nhau.
Thứ 2 vì sao các indi hay bất cứ hệ thống nào lại khó pt chính xác ở thị trường fx hơn !!!? là gì trader ở fx thông thường sẽ giao dịch ở h4 trở xuống, và như tôi ns ờ điều thứ nhất sóng chính sẽ là d1 và w1 thì suy ra sóng ở h4 sẽ di chuyển khá nhanh chưa kể là h1 và m15,.... khiến những trader có thể cũng như tín hiệu khá nhiều.
Vậy nên đối với từng thị trường sẽ phải pt đúng sóng chính, vì mình phân tích timing rất nhiều nên hâu như mình có thể hiểu được cách mà chu kỳ giá của từng thị trường di chuyển như thế nào !!! và tất nhiên cái này cũng chính là kinh nghiệm của mình mà thôi.
 
cái lý thuyết nền tảng ai cũng biết nhưng lại áp dụng được rất nhiều, khi nào có bài mới nhờ bác tag em vào giúp, cảm ơn
DOW là một lý thuyết nền tảng của tất cả các pp chính rồi, elliott, gann,.. nhưng đa số trader hiện tại đọc sơ qua nhưng k bao giờ chịu sài não suy nghĩ nhưng cách áp dụng nó như thế nào để kết hợp cũng như pt gốc những pp để hiểu và đánh giá từng pp một, mục đích để tìm kiếm pp phù hợp với bản thân, đây chính là cái sai chính của những trader về TA. Mình có share video ns về dow cơ bản b có thể ib page cho mình có gì mình gửi tham kháo nhé :))) những bài viết sau mình sẽ viết về cách mà tụi cá mập,.. gom hàng xả hàng.
 
Bác nói như thế cũng đúng nhưng mà mình xin chỉnh lại một tí như này. Bài viết này là về DOW nên mình sẽ giải thích theo DOW thôi nhé chứ ns ra thì dài lắm.
Thứ 1 về về thị trường thì mỗi thị trường nó sẽ có những sóng chính khác nhau ví dụ như chứng thì thông thường sóng chính của nó sẽ nằm ở chart tuần trở lên thông thường là chart tháng, Còn về fx thì sóng chính của nó sẽ ở chart tuần hoặc d1 thông thường là tuần (nhìn d1 pt sóng nhỏ) còn ở thị trường hàng hóa sóng chính là chart tuần. Vì thế nên sẽ có nhứng giao động nhanh chậm khác nhau.
Thứ 2 vì sao các indi hay bất cứ hệ thống nào lại khó pt chính xác ở thị trường fx hơn !!!? là gì trader ở fx thông thường sẽ giao dịch ở h4 trở xuống, và như tôi ns ờ điều thứ nhất sóng chính sẽ là d1 và w1 thì suy ra sóng ở h4 sẽ di chuyển khá nhanh chưa kể là h1 và m15,.... khiến những trader có thể cũng như tín hiệu khá nhiều.
Vậy nên đối với từng thị trường sẽ phải pt đúng sóng chính, vì mình phân tích timing rất nhiều nên hâu như mình có thể hiểu được cách mà chu kỳ giá của từng thị trường di chuyển như thế nào !!! và tất nhiên cái này cũng chính là kinh nghiệm của mình mà thôi.
bác nói đúng đấy, mỗi thị trường sẽ có các loại hàng hóa khác nhau, biên độ dao động của giá cũng khác, khung thời gian dao dịch khác nhau, cách tin tức vĩ mô và vi mô tác động lên đường giá cũng khác nhau,... nên cách giá di chuyển sẽ khác nhau. Vì vậy, khi áp dụng PTKT vào phân tích cần phải điều chỉnh cho nó phù hợp, đó là lý do tại so hệ thống này dùng được ở thị trường này lại ko dùng được ở thị trường khác và ngược lại
còn cái vụ timing không biết mình có hiểu sai về timing như cách mọi người hay hiểu không vì mình cũng tò mò tìm hiểu về timing nhưng vẫn chưa hiểu nguyên lý hoạt động của nó, nếu áp dụng trade trên đa khung thời gian mình vẫn trade được nhưng nói đến timing mình lại không biết ý nghĩa của timing là gì? là dự đoán khung thời gian tăng giảm giá hay sao bác?
 
DOW là một lý thuyết nền tảng của tất cả các pp chính rồi, elliott, gann,.. nhưng đa số trader hiện tại đọc sơ qua nhưng k bao giờ chịu sài não suy nghĩ nhưng cách áp dụng nó như thế nào để kết hợp cũng như pt gốc những pp để hiểu và đánh giá từng pp một, mục đích để tìm kiếm pp phù hợp với bản thân, đây chính là cái sai chính của những trader về TA. Mình có share video ns về dow cơ bản b có thể ib page cho mình có gì mình gửi tham kháo nhé :))) những bài viết sau mình sẽ viết về cách mà tụi cá mập,.. gom hàng xả hàng.
bạn inbox vào tin nhắn hộp thư này giúp mình nhé, cảm ơn
 
DOW là một lý thuyết nền tảng của tất cả các pp chính rồi, elliott, gann,.. nhưng đa số trader hiện tại đọc sơ qua nhưng k bao giờ chịu sài não suy nghĩ nhưng cách áp dụng nó như thế nào để kết hợp cũng như pt gốc những pp để hiểu và đánh giá từng pp một, mục đích để tìm kiếm pp phù hợp với bản thân, đây chính là cái sai chính của những trader về TA. Mình có share video ns về dow cơ bản b có thể ib page cho mình có gì mình gửi tham kháo nhé :))) những bài viết sau mình sẽ viết về cách mà tụi cá mập,.. gom hàng xả hàng.
Cho xin video nha bạn
 
Mình chỉ nói vắng tắt thế này, ai hiểu thì tốt cho mấy bạn.
Tìm hiểu những lý thuyết và indicator nói chung, luôn phải xem nguồn gốc. Đây sẽ trả lời được cho mấy các bạn vì sao indicator cũng như những lý thuyết xét về độ tin cậy không cao lắm trên thị trường Forex.
1. Các lý thuyết và indicator huyền thoại (như BB, RSI, ...) được đưa ra, được áp dụng trên thị trường stock, mà vào thời điểm đó chỉ có thể là giao dịch trên khung thời gian ngày, đối với khung thời gian ngày thì các bạn biết rồi đó, nó phản ảnh rất nhiều thứ thực tế giữa thị trường và hành vi của người (giao dịch, cũng như đầu tư). Mà rõ ràng là với khung thời gian ngày 1D thì các đại bàng đã thành danh với những lý thuyết đã đưa ra (cái này không ai chối cãi được).
2. Thị trường stock và forex, future, coin (hiện nay) : về cơ bản là giống nhau trong cách phân tích vì đều là giá biến động, nhưng về cơ cấu loại sản phẩm giao dịch, các hoạt động thì lại khác nhau nên chắc chắn sẽ có sự vênh nhau trong các ứng dụng phân tích.
Đây là 2 cái cơ bản trong vô vàng những thứ mà bạn phải rõ ràng, không mập mờ.
Nói ngắn gọn thì biểu hiện thì giống nhau nhưng bản chất là khác nhau cho đơn giản bác ah !
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 991 Xem / 56 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 257 Xem / 20 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 260 Xem / 7 Trả lời
  • nlinh trong Lập trình MQL - Expert Advisor - Indicator 13,908 Xem / 14 Trả lời
  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 24,444 Xem / 86 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên