[Mẹo giao dịch SMC]: Mô hình vào lệnh trong ICT và ví dụ minh họa

[Mẹo giao dịch SMC]: Mô hình vào lệnh trong ICT và ví dụ minh họa

[Mẹo giao dịch SMC]: Mô hình vào lệnh trong ICT và ví dụ minh họa

Phương Thúy

Editor
Trial mod
6,378
29,021
Mô hình giao dịch trong SMC là một trong những thứ khiến nhiều trader dễ bị hiểu nhầm và phức tạp hóa nhất. Trong bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu lại mô hình này và làm sao để anh em có thể hiểu nó một cách đơn giản nhất.

Mô hình giao dịch trong SMC của ICT


Các bạn nhìn lại hình bên dưới để nắm được cơ bản của mô hình giao dịch này:

upload_2022-11-30_10-45-38.png

Anh em có thể đọc lại bài viết này để hiểu hơn từng giai đoạn di chuyển của giá để hình thành mô hình mà chúng ta cần nhé:

>>> Đọc thêm bài hay: https://traderviet.org/t/71104/

Các bạn nhìn hình bên dưới là BTCUSD khung D1:

upload_2022-11-30_10-46-27.png


Có thể thấy BTC di chuyển theo đúng mô hình giao dịch trong SMC nêu trên. Giá tiến tới các nhóm thanh khoản của khung thời gian lớn. Dựa vào mô hình này thì chúng ta có thể tìm được 2 điểm vào lệnh có thể giao dịch được.

Bây giờ chúng ta cùng đi vào chi tiết hơn từng đoạn biểu đồ nhé.

Giá phá vỡ vùng tích lũy ban đầu

Các bạn nhìn hình bên dưới:

upload_2022-11-30_10-46-50.png


Vùng tích lũy đầu tiên được chỉ vào như hình trên, có thể thấy các trader giao dịch phá vỡ vùng này sẽ đặt điểm dừng lỗ ở bên dưới của vùng giá tích lũy này.

Vùng giá tích lũy thứ 2

upload_2022-11-30_10-47-14.png


Những lệnh giao dịch cũng được giao dịch ở vùng giá tích lũy này trước khi chạy đến nhóm thanh khoản ở ngưỡng kháng cự.

Những trader giao dịch ở vùng này sẽ đặt điểm dừng lỗ bên dưới phạm vi giá này hoặc thậm chí là đặt ở bên dưới vùng giá tích lũy ban đầu.

Giá tiếp cận kháng cự và hình thành tín hiệu đảo chiều

upload_2022-11-30_10-47-38.png


Tiếp theo các bạn có thể thấy giá chạy đến ngưỡng kháng cự mạnh trên khung thời gian lớn, đó cũng là nhóm thanh khoản của chúng ta. Lúc này chúng ta cần chờ cho giá hình thành tín hiệu đảo chiều ( Smart Money Reversal – SMR) thì có thể tham gia giao dịch. Đây cũng là điểm vào lệnh của các tổ chức lớn với điểm vào có rủi ro thấp (Low Risk Entry).

>>> Đọc thêm bài hay: https://traderviet.org/t/71687/

Giá tích lũy trong một khoảng thời gian trước khi phá vỡ vùng giá này để đi tiếp

upload_2022-11-30_10-48-3.png


Sau khi có tín hiệu đảo chiều (SMR), giá lại tiếp tục tích lũy, đây là dấu hiệu cho thấy giá có khả năng tiếp tục giảm đến nhóm thanh khoản ở vùng hỗ trợ hay ở vùng tích lũy đầu tiên trước khi đảo chiều giảm giá.

Giai đoạn mở rộng

upload_2022-11-30_10-48-22.png


Đó là giai đoạn mà giá giảm mạnh về vùng thanh khoản ban đầu được hình thành bởi những lệnh giao dịch ở vùng tích lũy ban đầu.

Điểm vào lệnh


Như ở biểu đồ này thì chúng ta có 2 điểm vào lệnh có thể giao dịch được. Trong đó:
  • Điểm vào lệnh đầu tiên đó là ở thời điểm có tín hiệu đảo chiều từ nhóm thanh khoản ở kháng cự.
  • Điểm vào lệnh thứ 2 đó là ở vùng tích lũy thứ 2 sau khi giá đảo chiều từ kháng cự.
>>> Đọc thêm bài hay: https://traderviet.org/t/71969/

Điểm vào lệnh thứ nhất: Điểm vào lệnh rủi ro thấp ở bên trong vùng giá đảo chiều

Các bạn nhìn biểu đồ bên dưới:

upload_2022-11-30_10-49-1.png
upload_2022-11-30_10-49-1.png


Chúng ta thấy giá hình thành tín hiệu đảo chiều (mũi tên đỏ), việc của chúng ta đó là chờ cho giá hồi về khối OB/FVG/Breaker... để vào lệnh.

Và điểm dừng lỗ nên được đặt phía trên đỉnh của nến quét thanh khoản. Và điểm chốt lời là ở vùng tích lũy ban đầu trước khi thị trường đảo chiều. Như hình trên.

Điểm vào lệnh thứ 2: điểm vào chất lượng cao

Sau tín hiệu đảo chiều đầu tiên, nếu như chúng ta bỏ lỡ mất hoặc áp lực tâm lý không dám vào thì có thể chờ tín hiệu tiếp theo. Các bạn nhìn biểu đồ bên dưới:

upload_2022-11-30_10-49-34.png


Chúng ta sẽ tìm vùng giá tích lũy thứ 2 sau tín hiệu đảo chiều. Khi xác định được vùng giá tích lũy này rồi thì bạn có thể sử dụng mô hình giao dịch ngay trong phạm vi này.

Hoặc có thể chờ cho giá phá vỡ vùng giá tích lũy thứ 2 này, sau đó tìm những vùng POI ở vùng Premium (đối với biểu đồ trên) như OB/FVG/Breaker/... để giao dịch.

Như hình trên có thể thấy, điểm vào lệnh của chúng ta là ở khối Breaker Block. Và điểm chốt lời vẫn là ở vùng thanh khoản của đợt tích lũy đầu tiên.

Đây chính là cách thức xác định và giao dịch theo mô hình mua bán trong SMC.

Hãy cố gắng đơn giản hóa nó để có được những điểm vào lệnh chất lượng nhé anh em.

Trích nguồn: twitter
 

Giới thiệu sách Trading hay
Đánh Bại Thị Trường Forex - Tư duy khác biệt và các kỹ thuật giao dịch của chuyên gia quản lý quỹ triệu đô

Sách chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm trading từ một chuyên gia quản lý quỹ, cùng các kỹ thuật giao dịch giúp quỹ này đứng trong top nhiều năm

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,192 Xem / 74 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 294 Xem / 20 Trả lời
  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 23,992 Xem / 82 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 195 Xem / 3 Trả lời
  • Berkeley trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 105 Xem / 2 Trả lời
  • LuTienSinh trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 123 Xem / 3 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 234 Xem / 9 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên