Mô hình Đỉnh Mở Rộng của SPY và bài học về nhận dạng mô hình

Mô hình Đỉnh Mở Rộng của SPY và bài học về nhận dạng mô hình

Mô hình Đỉnh Mở Rộng của SPY và bài học về nhận dạng mô hình

Nhật Hoài

Active Member
9,576
59,533
Bài này là 1 case study - trường hợp về mô hình Đỉnh Mở Rộng của SPY - chỉ số chứng khoán Mỹ, qua đó chúng ta có thể học được 1 bài học đắt giá về các nhận dạng mô hình.

Hôm 3/10 Peter Brandt - trader huyền thoại được phỏng vấn trong quyển “Các phù thuỷ thị trường chưa được biết tên” của jack schwager, 1 trader cá nhân chuyên giao dịch với mô hình giá cổ điển, đã tweet 1 trường hợp rất hay về mô hình đỉnh mở rộng (broadening top) của chỉ số SPY:

Screen Shot 2020-10-06 at 11.13.41.png

“Mô hình đỉnh mở rộng của thị trường chứng khoán Mỹ?

Một vài nhà phân tích đã đưa ra khả năng này trên Twitter

Bạn có thể phát minh ra các nguyên tắc mới trong mô hình biểu đồ cổ điển, nhưng cha đẻ của mô hình biểu đồ cổ điển, Richard W. Schabacker, sẽ nói rằng mô hình này bị sai.

Vì có quá nhiều điểm tiếp xúc trên mô hình”


Và biểu đồ của Peter Brandt đưa ra có dạng mô hình mở rộng tạo đỉnh quen thuộc, hay nói chính xác hơn là mô hình nêm mở rộng (broadening wedge). Thoạt nhìn ta thấy mô hình này “có vẻ” khá hợp lý, bởi 2 đường xu hướng tạo ra nêm có các điểm tiếp xúc rất đẹp.

EjaTT7IXcAEs6rI.png


Nhưng theo lý thuyết mô hình của Richard Schabacker, được trích ra bởi chính Peter Brandt:

Mô tả mô hình Đỉnh Mở rộng

Dạng hình đỉnh mở rộng bao gồm 5 con sóng đảo chiều nhỏ tách biệt và rõ ràng của xu hướng, với mỗi lần đảo chiều đều vượt xa so với lần đảo chiều trước đó, khiến cho nó có dạng hình mở rộng và giống với một tam giác đảo ngược. Nhưng một tam giác đảo ngược có thể bao gồm bao nhiêu lần đảo chiều nhỏ cũng được, trong khi đó 1 mô hình Đỉnh mở rộng BẮT BUỘC phải có 5, và chỉ 5 con sóng đảo chiều giá ngắn hạn mà thôi. Nếu một con sóng thứ sáu xuất hiện thì mô hình sẽ bị hỏng, và 1 cách ngẫu nhiên con sóng thứ sáu đó sẽ đi theo hướng của đợt tăng giá lớn trước khi mô hình được hình thành, trong khi đó 1 mô hình để được gọi là Đỉnh mở rộng thì phải là đảo chiều xu hướng lớn trước đó.

Bởi mô hình Đỉnh mở rộng phải có 5 lần đảo chiều, và không bao giờ có lần thứ sáu, cho nên cú đảo chiều đầu tiên của mô hình phải là theo hướng ngược lại với xu hướng lớn trước đó, và cú đảo chiều thứ năm và cuối cùng cũng sẽ hướng giá đi theo ngược lại với xu hướng lớn. Do vậy cú đảo chiều đầu tiên và cuối cùng của 1 mô hình Đỉnh Mở rộng phải đảo chiều từ tăng sang giảm.”

EjaY9Z7XkAIPsS2.jpeg


Như vậy nhìn lại mô hình “Đỉnh mở rộng” của SPY ta thấy có đến 7 lần đảo chiều cùng 7 con sóng, tức là đã sai với điều kiện “chỉ được phép có 5 con sóng đảo chiều”. Bài học ở đây là không phải cứ hễ kẻ được các đường chéo đi qua các điểm đảo chiều là ta có được 1 mô hình đúng, ta cần phải xét đến số lần đảo chiều (số điểm tiếp xúc). Bên cạnh đó là volume: ta thấy volume trên SPY KHÔNG HỀ giảm dần từ trái sang phải.

Hy vọng bài viết giúp ích cho anh em trong việc nhận dạng mô hình Đỉnh Mở rộng và các mô hình khác.

Anh em nghĩ sao?
 

Giới thiệu sách Trading hay
Mô Hình Biểu Đồ - Phương Pháp Hiệu Quả Để Tìm Kiếm Lợi Nhuận

Được xem là cẩm nang về mô hình biểu đồ của các nhà đầu tư, giao dich tài chính toàn cầu và là kiến thức bắt buộc phải nắm về Phân Tích Kỹ Thuật

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 136 Xem / 19 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 452 Xem / 38 Trả lời
  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 24,407 Xem / 86 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 602 Xem / 46 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên