Mô hình xúc xích của Bollinger Bands và chiến lược giao dịch theo xu hướng

Mô hình xúc xích của Bollinger Bands và chiến lược giao dịch theo xu hướng

Mô hình xúc xích của Bollinger Bands và chiến lược giao dịch theo xu hướng

The Blade

Editor
Trial mod
2,920
17,951
Xin chào các bạn, như ở bài trước tôi đã đề cập, Bollinger Bands có tổng cộng là ba mô hình phổ biến:

1. Mô hình thắt nút cổ chai

2. Mô hình bong bóng

3. Mô hình xúc xích.

Mô hình thắt nút cổ chai là thông dụng nhất, hầu như ai mới bước chân vào thị trường đều biết đến mô hình này và cách giao dịch với nó. Anh em có thể tìm lại bài viết của tôi, có 2 hoặc 3 bài gì đó mà tôi viết về thắt nút cổ chai.

Đối với mô hình bong bóng, tôi đã chia sẻ ở bài ngày hôm qua. Chúng ta dùng mô hình này để đánh sóng hồi. Hiện tại có hai luồng ý kiến khác nhau về mô hình này nên tôi sẽ bình luận đôi chút.

Sóng hồi là sóng khó nuốt mà lại không ngon đặc biệt là trong trường hợp xu hướng chính đang mạnh, sóng hồi là một con sóng cực kỳ ngang trái với trader. Vậy tại sao bạn lại quan tâm đến sóng hồi khi sóng chính đang rất mạnh, cơ hội là sóng chính!

Vậy đánh sóng hồi khi nào? Khi bạn đo lường, đánh giá, dùng các kỹ năng, kỹ thuật của bạn để nhận định rằng sóng chính yếu đi rõ rệt hoặc nó sắp kết thúc, vậy thì sóng hồi lúc này ngon ăn hơn sóng chính. Kỹ thuật mô hình bong bóng của Bollinger Bands phát huy tác dụng.

Như vậy, câu chuyện mà chúng ta phải tập trung ở đây là xác định xu hướng và xác định độ mạnh của xu hướng hiện tại. Vấn đề nó chỉ đơn giản như thế thôi. Còn nếu bạn bị stoploss do đánh sóng hồi là chuyện rất bình thường. Stoploss là một phần trong cuộc sống, không có stoploss, trader không giống nổi đâu.

Đó là kinh nghiệm của tôi về cách đánh sóng hồi, mà tốt nhất anh em không nên đánh làm gì cho mệt người, nhất là anh em mới. Cứ thuận theo xu hướng và lấy một trong những hệ thống mà tôi đã chia sẻ cho anh em ra đánh là ổn.

Quay lại với Bollinger Bands, tôi sẽ tiếp tục giới thiệu mô hình thứ ba - mô hình cây xúc xích.



MÔ HÌNH XÚC XÍCH LÀ GÌ, ĂN CÓ NGON KHÔNG?

Tùy mỗi người, như tôi là tôi không thích xúc xích lắm, gần đây có chả lụa que của hãng gì mới tung ra thị trường, ăn cũng được lắm.

Đùa chút thôi, mô hình xúc xích là một hình thức mở rộng của mô hình bong bóng.

Bạn cứ tưởng tượng, bong bóng thường có dạng hình tròn đúng không? Thường là vậy, nhưng cũng có dạng bong bóng dài và hình dạng nó cũng giống cây xúc xích. Do đó, mô hình này cũng có liên quan một chút đến mô hình bong bóng.

Tại sao nó lại liên quan đến mô hình bong bóng. Vì nó là mô hình bong bóng bị thất bại.

Theo lý thuyết, giá trong mô hình bong bóng sẽ bám theo một trong hai biên, rồi đóng cửa bên trong biên và hồi về biên giữa. Nhưng bây giờ, xu hướng hiện tại rất mạnh, giá đóng cửa bên trong biên nhưng không hồi về biên giữa, mà lại tiếp diễn xu hướng (trader đánh theo bong bóng sẽ bị fail). Từ đó, hình thành mô hình cây xúc xích.

1.png


2.png


Hình dưới trông rõ ràng hơn, bạn có thấy không, giá ngưng giảm và đóng cửa bên trong biên, nhưng lại không tăng lên nhiều, chưa chạm biên giữa thì tiếp tục xu hướng. Bong bóng tới đây bị kéo dài ra thành xúc xích. Tôi đánh dấu lại cây nến ngưng giảm đó và chia mô hình ra làm hai phần.

Như vậy, mô hình xúc xích sẽ có dạng tổng quát như sau:

3.png


4.png


Với mô hình xúc xích này, giá sẽ tiếp tục men theo một biên của Bollinger Bands và đi theo xu hướng cho đến khi chạm cắt biên giữa.



VẬY Ý TƯỞNG GIAO DỊCH VỚI MÔ HÌNH NÀY LÀ GÌ?

Tôi thích mô hình này hơn là mô hình bong bóng, vì giá đi theo xu hướng, dễ trade và ăn được nhiều.

Chúng ta sẽ trade breakout một khi mô hình bong bóng bị fail.

Cụ thể, với xu hướng giảm, chúng ta sẽ chờ cho giá ngưng giảm và đóng cửa bên trong biên. Lúc này chúng ta sẽ kỳ vọng giá tạo mô hình bong bóng. Không trade nhé theo bong bóng nhé.

Nếu mô hình bong bóng đúng, thì thôi, chúng ta cũng chẳng mất gì, cơ hội còn nhiều, đừng tiếc nuối.

Nếu mô hình bong bóng bị failed và giá đảo chiều giảm xuống, chúng ta sẽ vào lệnh:

5.png


Giá khi chạy trên Bollinger Bnads dù xu hướng có mạnh cách mấy thì cũng sẽ về với biên giữa, luôn luôn là như vậy. Do đó, chúng ta sẽ đặt take profit khi giá chạm biên giữa.

Tôi vừa trình bày xong mô hình cuối cùng của Bollinger Bands - mô hình xúc xích. Tôi nghĩ mô hình này ý nghĩa hơn bong bóng, anh em có thể giao dịch mà không cần phải hồi hộp như đánh sóng hồi. Ý kiến của anh em thì sao, xin mời comment bên dưới. Lucky Trading!

Xem thêm:

>> Chiến lược giao dịch với các mô hình bong bóng Bollinger Bands - không thể bỏ qua!


Theo The Bollinger DNA Trading Method - Tymen Wortel
 

Giới thiệu sách Trading hay
Trading In The Zone - Thực hành Kiểm soát Cảm xúc bằng Tâm lý học Hành vi trong Đầu tư và Giao dịch Tài chính

Là quyển sách Top 1 toàn cầu về chủ đề đầu tư/trading, Trading In The Zone giúp thấu hiểu và quản trị cảm xúc cũng như giữ vững kỷ luật khi tham gia thị trường tài chính, nhằm nâng cao trình độ và hiệu quả đầu tư lên mức cao nhất có thể
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Em nghĩ là Bác nên chọn khung H1 H4 mà Trade còn đánh phiên nào thì tùy vào cặp Bác trade nữa
 
e cũng hay đánh kiểu này bác ạ, đi tiền hợp lí thì ăn trọn con trend luôn , xu hướng mạnh thì sẽ test ema rồi tiếp xu hướng,đến lúc yếu thì sẽ sideway gặp BB giữa :)),
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 162 Xem / 6 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 30 Xem / 13 Trả lời
  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 24,365 Xem / 85 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 248 Xem / 13 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,107 Xem / 41 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên