Một loạt các chỉ báo kinh tế Mỹ rơi vào "vòng nguy hiểm": Suy thoái sẽ không còn xa!

Một loạt các chỉ báo kinh tế Mỹ rơi vào "vòng nguy hiểm": Suy thoái sẽ không còn xa!

Một loạt các chỉ báo kinh tế Mỹ rơi vào "vòng nguy hiểm": Suy thoái sẽ không còn xa!

TraderViet News

Editor
Trial mod
6,525
34,842
Nhà đầu tư đang đón nhận các số liệu kinh tế với những chỉ báo của sự suy thoái đang loé lên dấu hiệu của một nền kinh tế đang giảm tốc từ mọi góc độ, các số liệu đều ghi nhận đà tăng trưởng chậm và sự bất ổn từ chiến tranh thuơng mại Mỹ - Trung.

Dù có diễn ra hay không, thì việc nước Mỹ dần đi đến sự suy thoái đang hiện hữu trong suy nghĩ của hầu hết người dân nước này. Kể từ cuối tháng 7, các lượt tìm kiếm trên Google đã cho thấy nỗi lo về sự suy thoái đã tăng vọt theo cấp số nhân. Đây là thời điểm Cục Dự trữ Liên bang (Fed) hạ lãi suất lần đầu tiên kể từ cuộc khủng hoảng tài chính.

Nhà đầu tư đang đón nhận các số liệu kinh tế với những chỉ báo của sự suy thoái đang loé lên dấu hiệu của một nền kinh tế đang giảm tốc từ mọi góc độ, các số liệu đều ghi nhận đà tăng trưởng chậm và sự bất ổn từ chiến tranh thuơng mại Mỹ - Trung. Tăng trưởng kinh tế toàn cầu giảm tốc đang gây áp lực cho các ngân hàng trung ương nhiều nước trong việc hạ lãi suất cho vay ở những mức chưa từng thấy và cuộc chiến thuế quan giữa Washington và Bắc Kinh đang đè nặng lên niềm tin kinh doanh.

Việc đánh giá về các chỉ số này là không hề dễ dàng. Nhiều nhà kinh tế, quản lý tài sản và nhà phân tích lại không đồng ý về vấn đề nền kinh tế Mỹ thực sự "lành mạnh" hay "không lành mạnh" như thế nào, và liệu sự phát triển lâu dài có thể tiếp tục hay không.

Đây là những chỉ báo suy thoái đang nhấp nháy một màu đỏ.

Thị trường trái phiếu



1.gif

Diễn biến của đường cong lợi suất từ giữa tháng 11 năm trước đến gần cuối tháng 8 năm nay
Có lẽ chỉ báo về suy thoái được nhắc đến nhiều nhất là tình trạng đường cong lợi suất đảo ngược. Trong bối cảnh lãi suất đang đi xuống ở trên toàn thị trường tái phiếu Mỹ, thì lợi suất trái phiếu 10 năm đã giảm xuống mức thấp hơn lợi suất trái phiếu 2 năm nhiều lần kể từ ngày 14/8.

Trong một thị trường có diễn biến "lành mạnh", thì trái phiếu dài hạn thường có lợi suất cao hơn trái phiếu ngắn hạn. Khi trái phiếu ngắn hạn có lợi suất cao hơn thì tình trạng này được gọi là đường cong lợi suất đảo ngược. Đây là một chỉ báo đáng tin cậy về suy thoái kinh tế. Theo Credit Suisse, tình trạng này đã xảy ra trước 7 cuộc khủng hoảng tài chính trước đây và trước đó khoảng 22 tháng.

GDP


9.png

Số liệu mới đây cho thấy GDP của Mỹ đang ghi nhận sự tăng trưởng chậm lại. Theo dự kiến, nền kinh tế Mỹ sẽ đạt mức tăng trưởng 2% tron quý II, Bộ Thương mại Mỹ cho biết. 2% là mức tăng trưởng thấp nhất kể từ quý IV năm 2018 và giảm từ mức 3% so với 3 tháng đầu năm nay.

Lợi nhuận doanh nghiệp


9.jpeg

Tăng trưởng lợi nhuận theo ước tính đã giảm mạnh vào năm nay. Tháng 12 năm ngoái, các nhà phân tích ước tính tăng trưởng lợi nhuận của S&P 500 trong năm sẽ là khoảng 7,6%, theo FactSet. Hiện tại, con số đó là khoảng 2,3%. Các chiến lược gia của Goldman Sachs và Citigroup hồi tháng trước đã hạ dự báo lợi nhuận cho năm 2019 và 2020 của S&P 500, với lý do nền kinh tế giảm tốc, rủi ro xung quanh chiến tranh thương mại và khả năng đồng tiền tệ bị mất giá.

Hoạt động sản xuất


11.png

Tăng trưởng hoạt động sản xuất của Mỹ đã giảm xuống mức thấp nhất trong gần 10 năm vào tháng 8. Chỉ số PMI đạt mức 49,9 vào tháng 8, giảm từ con số 50,4 của tháng 7. Theo IHS Markit, chỉ số này hiện đang chạm mốc dưới 50.0 lần đầu tiên kể từ tháng 9 năm 2009 và dưới 50.0 là dấu hiệu cảnh báo rằng hoạt động sản xuất đang bị co hẹp.

Tháng 7, các quan chức của Fed đã bày tỏ nỗi lo ngại về những lĩnh vực yếu kém của nền kinh tế như sản xuất. Họ cho rằng chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, cùng những lo ngại về tăng trưởng toàn cầu vấn tiếp tục "gây áp lực lên niềm tin kinh doanh và kế hoạch chi tiêu vốn của các doanh nghiệp", theo biên bản từ cuộc họp của Fed vào tháng 7.

Chỉ số vận tải Cass


12.png

Triển vọng của nền kinh tế từ "góc" của chỉ số này thực sự u tối. Chỉ số vận tải Cass giảm 5,9% vào tháng 7, sau khi giảm 5,3% trong tháng 6 và 6% trong tháng 5. Báo cáo trong tháng 7 cho biết: "Chúng tôi lặp lại thông điệp từ 2 tháng trước: chỉ số vận tải đã đi từ 'cảnh báo về tình trạng suy thoái có thể xảy ra' cho tới 'báo hiệu về sự co hẹp của nền kinh tế'. Dù GDP của đầu quý II năm 2019 là dương, nhưng sự tích cực sẽ không còn khi phân tích sâu và chúng tôi nhận thấy rủi ro ngày càng tăng khi GDP sẽ đi xuống mức âm vào cuối năm."

Đồng


13.png

Đồng là một phong vũ biểu về "sức khoẻ" của nền kinh tế, bởi kim loại này được sử dụng trong xây dựng nhà và xây dựng các dự án thương mại. Trong nửa năm vừa qua, giá của kim loại này đã giảm hơn 13%.

Theo Seven Report của Tom Essaye, sự lao dốc của giá đồng vào tháng 8 là "diễn biến quan trọng nhất" và "thị trường rõ ràng là đang quá lạc quan đối với nhiều rủi ro trong bối cảnh vĩ mô."

Vàng


14.png

Giá vàng đã tăng hơn 20% kể từ tháng 5, khi Mỹ và Trung Quốc khiến cuộc chiến thuế quan leo thang. Tương tự như trái phiếu chính phủ, vàng là một "hầm trú ẩn an toàn" cho các nhà đầu tư ở những thời điểm bất ổn kinh tế.

Chỉ số bất ổn trong chính sách kinh tế toàn cầu (GEPU)


15.jpeg

Chỉ số EPU, một chỉ số đo lường về mức độ lo ngại liên quan đến chính sách trên toàn thế giới, đã đạt mức cao nhất mọi thời đại vào tháng 6 là 342. Chỉ số EPU theo dõi số lần các bài báo sử dụng từ thông dụng liên quan đến sự bất ổn của kinh tế và chính trị.

Ngoài ra, EPU cũng đo lường số lượng luật thuế sắp hết hạn và sự bất đồng giữa các nhà kinh tế: Sự bất đồng càng lớn thì chỉ số càng cao. Chỉ số này ước tính đạt mức 280 vào hồi tháng 7, khi nhiều ý kiến kỳ vọng rằng Mỹ và Trung Quốc sẽ đi đến một thoả thuận thương mại.

Chi tiêu kinh doanh


Trong quý II, tổng đầu tư tư nhân trong nước của Mỹ đã giảm 5,5%, theo báo cáo GDP hàng quý của Bộ Thương mại. Đây là mức giảm tồi tệ nhất kể từ quý IV năm 2015. Xuất phát từ mức thuế cao đột biến từ cuộc cải tổ về thuế của Tổng thống Trump, các doanh nghiệp đang ngần ngại đầu tư vào những sáng kiến của tương lai do lo ngại về bất ổn gia tăng.

Nguồn: CNBC, Trithuctre
 

Giới thiệu sách Trading hay
Phương Pháp Mới Để Giao Dịch Kiếm Sống

Quyển sách của Tiến sỹ Alexander Elder đề cập đến những vấn đề cơ bản và cần thiết nhất với các trader. Sách được đánh giá rất cao trên toàn cầu
Sai rồi. Sai rồi nhé. Chỉ số dự báo không bao giờ đúng. Cách dự báo tốt nhất chính là commodity và thất nghiệp
Commodity cũng đang giảm và Unemployment rate của Mỹ đã ở mức cực kỳ thấp rồi. 2 chỉ số này cũng đang nhấp nháy tín hiệu suy thoái rồi bác ạ. Nhưng suy thoái ngay trong năm nay thì chưa, có lẽ là trong năm 2020
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Mình nghĩ Mỹ sẽ chưa suy thoái trong năm 2019 đâu, kinh tế Mỹ vẫn còn khá cứng nếu so với các quốc gia khác, và đó cũng là lý do Fed chần chừ không vội hạ lãi suất. Những quốc gia đầu tiên rơi vào suy thoái có thể sẽ nằm ở khu vực EU: Đức, Pháp, Ý và sau đó lan sang châu Á: Nhật Bản, Trung Quốc.

Còn ở châu Á, Nhật Bản thì ai cũng biết kinh tế xấu thế nào rồi. Trung Quốc đang không ngừng nới lỏng tiền tệ và nới lỏng tài khóa để kích thích kinh tế, nợ công và nợ ngoại tệ của doanh nghiệp TQ đang phình to như bong bóng, kèm theo hệ thống ngân hàng vốn đang dấu diếm rất nhiều rủi ro thì việc hạ dự trữ bắt buộc nhiều lần sẽ đẩy TQ vào một cuộc KHỦNG HOẢNG chứ không còn là suy thoái nữa.

Trong khi đó thì Việt Nam vẫn đang đứng đầu thế giới về tốc độ tăng trưởng GDP. Hy vọng VN có thể tranh thủ đợt suy thoái này để bứt phá .
 
Commodity cũng đang giảm và Unemployment rate của Mỹ đã ở mức cực kỳ thấp rồi. 2 chỉ số này cũng đang nhấp nháy tín hiệu suy thoái rồi bác ạ. Nhưng suy thoái ngay trong năm nay thì chưa, có lẽ là trong năm 2020
Bác @D.Richard có nhầm lẫn gì không. Tỷ lệ thất nghiệp đang ổn định ở mức 3.7%, đang thấp và tốt mà, sao lại ảnh hưởng đến suy thoái.
 
Bác @D.Richard có nhầm lẫn gì không. Tỷ lệ thất nghiệp đang ổn định ở mức 3.7%, đang thấp và tốt mà, sao lại ảnh hưởng đến suy thoái.
Tỷ lệ thất nghiệp thấp là dấu hiệu của Early Recession (tiền suy thoái) đó bác. Tức là nó dự báo trước suy thoái.

Bác cứ hiểu đơn giản là nền kinh tế chỉ có 1 lượng lao động nhất định (ví dụ 100 triệu dân Mỹ có khả năng lao động, sau khi đã trừ đi người dưới 18 tuổi và trên 65 tuổi) mà khi đã toàn dụng lao động rồi thì không thể nào tăng trưởng thêm được nữa, và dẫn tới suy thoái. Khi mà kinh tế chính thức suy thoái thì tỷ lệ thất nghiệp sẽ tăng dần lên.

Trong hình dưới đây, đường đen là unemployment rate, vùng sọc màu xám là thời điểm diễn ra suy thoái hoặc khủng hoảng, bác có thấy khi nào unemployment rate tiếp cận vùng 4% thì sau đó sẽ có suy thoái, đúng không? Và có những lần thậm chí Unemployment rate chưa kịp giảm về 4% đã xảy ra suy thoái luôn. Nhưng nhìn chung là cứ sau khi Unemployment rate tạo đáy và tăng dần lên thì suy thoái sẽ diễn ra.

Năm 2019 unemployment rate của Mỹ đã ở mức rất thấp, nghĩa là các công ty sẽ khó mà tuyển thêm lao động nữa, đồng thời nguồn cung lao động giảm thấp thì tiền lương cho nhân công tăng lên sẽ ăn mòn lợi nhuận của các công ty. Và điều đó làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp, EPS giảm, stock market giảm.

Tóm lại cái unemployment rate và GDP growth là một vòng lặp luẩn quẩn :D
aresearch.stlouisfed.org_publications_images_uploads_2018_ES1816Fig2_rev_20180601094851.jpg


Bác có thể tham khảo trong link dưới đây, hầu như khi nào Unemployment rate tạo đáy thì sau đó sẽ là một cuộc suy thoái.
https://www.brookings.edu/blog/up-front/2019/06/06/how-will-we-know-when-a-recession-is-coming/
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Tháng 7/2008, giá WTI là 147.27 trump/thùng. Sau 6 tháng nó chỉ còn 32.48 trump/thùng, mất đứt 77.9%. Điều này có nghĩa là là gì? Là giá oil từ năm 2008 vẫn trong quá trình giảm, chưa phá nổi đỉnh cũ. Không riêng gì giá oil, giá các loại hàng hóa khác như cao su, vàng, đồng, sắt …. Đều chưa phá đỉnh cũ, và vấn đề nằm ở đó.

Các chu kì kinh tế đều được giá hàng hóa hộ tống. Và chu kì hàng hóa cũng lần lượt có các pha : đạt đỉnh, đổ dốc, uốn tại đáy rồi tăng lên. Thế nhưng suốt từ 2010 tới nay, giá hàng hóa từ nông sản tới kim loại , dầu thô đều đang lặn ngụp đâu đó ở điểm uốn vùng đáy, vẫn chưa tăng mạnh trở lại. Một khi hàng hóa chưa tăng vù vù thì có nghĩa rằng chu kì kinh tế vẫn chưa đạt đỉnh. Bởi khi nền kinh tế đạt đỉnh luôn đi kèm tình trạng đầu cơ thu gom hàng hóa khiến giá hàng hóa bay cao.

Nay DJ còn tăng mà giá hàng hóa chưa quay về đỉnh cũ có nghĩa nền kinh tế còn tăng trưởng dài dài, ở đây ko có chuyện sắp sửa suy thoái. Mọi hiện tượng chúng ta đang thấy đơn thuần là hiệu ứng tâm lí do hậu quả của chiến tranh thương mại.

Túm lại : dầu thô chưa vượt lại xà 100 trump/thùng thì kinh tế còn tăng trưởng.
 
Khi DJ liên tục phá hết đỉnh lịch sử này tới đỉnh khác, tăng trưởng kinh tế mĩ cũng lập kỉ lục kéo dài mới, hàng loạt chuyên gia nhảy ra hô hoán :"SẬP RỒI, SUY THOÁI RỒI ! ". Hãy nhìn sang thị trường Ustralia. Đúng vậy, kinh tế Ustralia đã tăng trưởng suốt từ năm 1992 tới nay, ròng rã đến năm thứ 28 rồi. Ngay cả trong khủng hoảng kinh tế châu Á 1997, thời bong bóng dot.comnăm 2000 hay khủng hoảng tài chính 2008 thì kinh tế Ustralia vẫn tăng trưởng, cho dù là với tốc độ nhỏ hơn.

Vừa qua trung quốc tiến hành chống ô nhiễm khí hậu, điều đó mang đến 2 hiệu ứng cho kinh tế Úc là quặng sắt và khí đốt. Quặng sắt chiếm 34% xuất khẩu của Úc sang trung quốc. Do hàm lượng lưu huỳnh trong quặng sắt của Úc chỉ bằng 1/5 quặng trung quốc nên độ ô nhiễm chỉ là 1/5. Do đó các nhà máy sắt trung quốc muốn duy trì sản xuất mà không vi phạm luật môi trường thì chỉ còn cách nhập khẩu quặng Úc hay Brazil. Ngoài ra trung quốc cũng cần tăng lượng khí đốt nhập khẩu để sưởi ấm thay than nên càng cần tới nước Úc.

Với giá quặng sắt đang loanh quanh 100 trump/ tấn và mỏ khí đốt mới đưa vào khai thác, dự báo kinh tế Úc sẽ còn tăng trưởng ít nhất 5 năm nữa. Vậy là con bò của nước Úc sẽ còn sống khỏe đến tuổi 33 thậm chí cao hơn nữa. Vậy thì tại sao con bò phố Uôn lại phải chết già ở năm thứ 11 đây?

Chiến tranh thương mại thì đã sao? Đường cong lợi suất nghich đảo thì đã sao? Chả lẽ mr trump lại tự bóp (xxx ái) mình khi đẩy thương chiến mĩ trung lên tới độ cao không có điểm dừng như vậy? Ở đây chúng ta phải nhìn thấy mấu chốt tác động tới cuộc chiến. Nếu ở trung quốc, giá nhà không bị đổ dốc là mọi người vẫn giữ được sự sung túc tương đối nào đó thì với người dân mĩ, miễn rằng DJ còn tăng là mọi người đều thấy ổn. Bởi vì người mĩ không có thói quen gửi tiết kiệm ngân hàng, trái lại họ mua cổ phiếu để có tiền dưỡng già nên cứ DJ tăng thì mọi chuyện vẫn ổn.

Dưới thời mr trump, DJ tăng 60% từ 16.000 điểm lên 26.000 điểm thì tài khoản người dân mĩ vẫn tăng, vậy còn đòi hỏi gì nữa đây? Lại nữa, Media hô hoán hết cỡ rằng thương chiến sẽ móc túi người tiêu dùng, nhưng một năm áp thuế nhập khẩu 25% đã trôi qua mà lạm phát vẫn không sao chịu đạt mốc 2%, thậm chí có xu hướng còn giảm đi. Đây chính là thành quả lớn nhất của mr trump trong thương chiến. Đúng vậy, việc áp thuế đã mang lại một cục tiền lớn cho ngân khố mĩ mà lại không làm tăng lạm phát, vậy thì tội gì không đánh thuế tiếp.

Có điều trong khuôn khổ cuối tuần này, chúng ta không luận về thương chiến mà bàn về việc khác, đó là các thế lực tác động tới DJ. Dễ thấy nhất có 3 lực lượng tác động tới DJ: mr Market, tổng thống và FED. 3 lực lượng này tạo thành thế chân vạc, là cái kiềng 3 chân giữ cho nền kinh tế mĩ tăng trưởng. Có điều là mục đích của 3 thế lực này không phải lúc nào cũng đồng nhất. Bởi vì ngài thị trường và tổng thổng đều thích tăng trưởng, ngài thị trường là vì túi tiền của mình còn tổng thống là theo đuổi thành tích của bản thân. Còn với FED, tăng trưởng không phải mục đích cao nhất. Mục tiêu tối thượng của FED là đề phòng nền kinh tế rơi vào suy thoái và đảm bảo việc làm. FED sẵn lòng chấp nhận hạ thấp mục tiêu tăng trưởng đề ngăn ngừa mây đen suy thoái xuất hiện ở chân trời. Chính điều này khiến FED khác biệt với 2 thế lực kia, do đó hình thành cuộc đối đầu. "Hai đánh một chẳng chột cũng què", để ngăn ngừa tình trạng này mà trên phố Wall xuất hiện thành phần thứ tư : BIGBOYS ( bank quốc dân.... ). Do đó cuộc đấu trở thành 2 đánh 2 , vậy là ổn.

Thực trạng nền chính trị mĩ cũng khá phù hợp với điều này. Bởi vì có 2 đảng Dân chủ hay Cộng hòa thay phiên nhau nắm quyền. Đảng Cộng hòa là của đám lái súng hay dầu mỏ, còn đảng Dân chủ là do các ông chủ tư bản kinh doanh hàng tiêu dùng, Hollywood hay thung lũng silicon chống lưng. Khi người của đảng Cộng hòa ngồi trong Nhà trắng, các ông trùm tư bản phe đảng Dân chủ sẵn lòng đứng ra gõ tổng thống và ngược lại. Tất nhiên cách gõ hiệu quả nhất mà không mắc tội phạm thượng khi quân chính là đạp DJ rơi xuống, qua đó đánh vào thành tích của tổng thống và làm ảnh hưởng tới triển vọng thắng lợi trong kì bầu cử tiếp theo. Lực lượng này được mọi người gọi là BIGBOYS.

Có thể thấy thành phần của cảnh BIGBOYS cũng ko phải cố định theo thời gian, tùy theo ai ngồi trong nhà trắng, tùy từng thời điểm mà lực lượng tập hợp những thành phần khác nhau. Nhưng cho đến năm 2016 thì đối tượng và mục đích của BIGBOYS luôn không đổi : thi thoảng gõ cho tống thống vài cái, để ông ta biết điều đừng có làm gì quá đáng.

Năm 2016, mr trump ngồi vào nhà trắng. Vốn là ông trùm tư bản nên mr trump toàn làm những điều mà các ông trùm tư bản khác mong muốn. Nào là giảm thuế, nào là phàn nàn lãi suất cao, nào là đòi nới lỏng định lượng QE ...., vậy là các BIGBOYS rơi vào cảnh thất nghiệp. Không chịu ăn không ngồi rồi,cuối năm 2017 thì các cảnh sát tình nguyện đã tìm cho mình mục tiêu mới, đó là FED. Vậy là cuộc đấu 2 đánh 2 , đã trở thành 3 đánh 1

Cách mr Trump hành hạ FED ra sao thì chúng ta đã rõ, ông ta bắn tweet. Từ chuyện phàn nàn lãi suất cao tới hăm he đòi thay chủ tịch FED, thậm chí gần đây còn phong làm kẻ thù khi hỏi bàn dân thiên thiên hạ xem giữa a Tập và chủ tịch FED ai là kẻ thù nguy hiểm hơn.

Còn việc mr Market đấu FED là chuyện thường ngày. Đám đệ tử CEO ngân hàng hay các tập đoàn đa quốc gia đều gánh vác trọng trách mang lại lợi nhuận cho ông chủ đã thuê mình. Bọn họ chỉ lăm lăm đẩy lợi nhuận lên cao nhất, còn chuyện gì khác để nói sau. Chả thế mà mấy năm ngay trước khủng hoảng tài chính 2008 cũng chính là giai đoạn lợi nhuận ở Wall Street đạt mức cao nhất, tiền thưởng cuối năm dành cho broker phải tính theo triệu đô la.

Thế nhưng FED mặc dù cũng thích tăng trưởng, bọn họ lại gánh trọng trách phòng ngừa rủi ro, hãm phanh khi nền kinh tế trở nên quá nóng. Vậy là giữa FED và mr Market nảy sinh xung đột, thế là mr Market xắn váy quai cồng múa lửa mà đấu FED. Nào là bỏ tiền thuê media công kích đường lối của FED, nào là dọa nạt suy thoái khi FED muốn tăng lãi suất. Thế nhưng vũ khí mạnh nhất của mr Market chính là đạp cho DJ ngã dúi.

Có điều trong tay FED lại sở hữu hàng loạt chỉ số để bắt bệnh cho nền kinh tế như tăng trưởng GDP và việc làm, như lạm phát, như cán cân giữa đơn hàng dài hạn và ngắn hạn …., chỉ số DJ chỉ là một thành phần nho nhỏ trong đó. Vì thế đa phần FED khoanh tay mặc kệ cho mr Market cào mặt ăn vạ ra sao, chỉ trong những trường hợp nghiêm trọng như “thứ sáu đen”, “thứ ba đen tối” thì FED mới đứng ra trấn an thị trường.

Riêng đám “BIGBOYS” xưa nay chuyên nhằm vào gõ tổng thống, cho nên thời điểm bọn họ ra tay là gần sát các kì bầu cử hay sau khi tổng thống ban hành chính sách nào đó. Còn ra mặt ứng phó lúc đang bàn bạc về thay đổi qui định chính sách thì đó là chuyện của mr Market .

Chỉ sau khi mr trump ngồi vào Nhà trắng, đám BIGBOYS mới chuyển khẩu vị của mình sang FED. Thông thường trong đám BIGBOYS đều có mặt của ngân hàng nào đó trong số top 3 ngân hàng lớn nhất nước mĩ. Có thể nhận ra Bank of America cầm đầu đám BIGBOYS ra tay đạp chợ DJ trong phiên 7/8/2019.

Lần 3 đánh 1 gần đây nhất là cuối năm 2018, khi đó DJ nhảy vực từ 26.000 điểm về 21.000 điểm, mất tiêu hơn 20% trong khi thất nghiệp thì giảm và tăng trưởng kinh tế vẫn khả quan. Vậy mà vẫn không ép được FED ngừng tăng lãi suất, thế nhưng cũng đánh sụp ý chí tăng lãi suất của các quan chức FED.

Lần các BIGBOYS ra tay đơn đả độc đấu rõ rệt nhất với FED là hồi tháng 2/2018. Bọn họ ra tay theo kiểu sấm sét giữa trời quang, tự nhiên DJ mất gần 13% . Đợt đó đã khiến đà tăng của VNI bị gãy ở đỉnh 1200 khiến rất nhiều người đầu tư chứng khoán trong chúng ta khóc hận ngay trước tết Mậu Tuất.

Thông thường khi BIGBOYS ra tay thường không kéo dài quá 5 phiên. Có rất nhiều điểm đặc trưng theo kiểu mặt rô dằn mặt, không thèm che dấu hay kiêng nể gì ai, quả là phong thái COCC "có biết ta là ai không". Lần gần đây nhất là phiên 7/8/2019, các BIGBOYS đã đạp cho DJ ngồi bệt. Thế nhưng ngay sau khi cảnh sát tình nguyện thu tay, chúng ta lại chứng kiến mr Market ra đòn, đạp cho DJ mất tiêu 800 điểm vào đêm thứ 5 tuần trước. Đây thực sự là xa luân chiến, bác nào để ý có thể nhận ra sự khác biệt trong chiêu số giữa cảnh sát tình nguyện và mr Market dù kết quả đều là DJ rớt thảm.

Món khoái khẩu của BIGBOYS chính là lợi suất trái phiếu chính phủ mĩ kì hạn 10 năm. Mỗi tuần kho bạc mĩ thường đem ra đấu thầu 30-60 tỏi trump. Đám BIGBOYS chỉ cần mua 1/3 đến một nửa số đó là đủ đè lãi suất xuống. Ai muốn mua trái phiếu kho bạc 10 năm trong tuần đó đành phải chấp nhận lãi suất thấp hơn. Với việc đè lợi suất kì hạn 10 năm phải nhảy vực, BIGBOYS đã khiến đường cong lãi suất dẹt ra hay thậm chí bị đảo ngược ngắn hạn như hồi đầu tháng 8. Tất nhiên đến kì kho bạc mĩ bán trái phiếu trong tuần tiếp theo, nếu đám này ko ra tay tiếp thì lợi suất kho bạc 10 năm lại phục hồi. Đó chính là nguyên nhân khiến tác động của BIGBOYS thường không kéo dài quá 5 phiên. Thế nhưng chỉ cần lợi suất trái phiếu 10 năm bị sập là đủ rồi, việc sau đó là của mr Market.

Một trong những lí do khiến FED liên tục bị gõ là vừa rồi 4 cựu chủ tịch FED đồng kí thư liên danh gửi Mr trump, đề nghị giữ sự độc lập của FED. Giang hồ đang kháo nhau ầm ĩ : nếu FED đánh mất sự độc lập, dòng vốn sẽ tháo chạy khỏi nước mĩ. Chính vì thế mà vừa rồi mr trump phải xuống thang không áp thuế ngay từ ngày 1/9 và phải lui sang 15/12.

Tóm lại: giang hồ đồn đại đúng sai chưa biết, nhưng kịch bản là FED không hạ lãi suất trong phiên họp tháng 9
 
Bác này bàn chuyện chính trị - kinh tế như kể chuyện trên bàn nhậu vậy, em rất thích kiểu kể chuyện này. Không biết văn phong bác luyện từ đâu mà được vậy ta? :D
Khi DJ liên tục phá hết đỉnh lịch sử này tới đỉnh khác, tăng trưởng kinh tế mĩ cũng lập kỉ lục kéo dài mới, hàng loạt chuyên gia nhảy ra hô hoán :"SẬP RỒI, SUY THOÁI RỒI ! ". Hãy nhìn sang thị trường Ustralia. Đúng vậy, kinh tế Ustralia đã tăng trưởng suốt từ năm 1992 tới nay, ròng rã đến năm thứ 28 rồi. Ngay cả trong khủng hoảng kinh tế châu Á 1997, thời bong bóng dot.comnăm 2000 hay khủng hoảng tài chính 2008 thì kinh tế Ustralia vẫn tăng trưởng, cho dù là với tốc độ nhỏ hơn.

Vừa qua trung quốc tiến hành chống ô nhiễm khí hậu, điều đó mang đến 2 hiệu ứng cho kinh tế Úc là quặng sắt và khí đốt. Quặng sắt chiếm 34% xuất khẩu của Úc sang trung quốc. Do hàm lượng lưu huỳnh trong quặng sắt của Úc chỉ bằng 1/5 quặng trung quốc nên độ ô nhiễm chỉ là 1/5. Do đó các nhà máy sắt trung quốc muốn duy trì sản xuất mà không vi phạm luật môi trường thì chỉ còn cách nhập khẩu quặng Úc hay Brazil. Ngoài ra trung quốc cũng cần tăng lượng khí đốt nhập khẩu để sưởi ấm thay than nên càng cần tới nước Úc.

Với giá quặng sắt đang loanh quanh 100 trump/ tấn và mỏ khí đốt mới đưa vào khai thác, dự báo kinh tế Úc sẽ còn tăng trưởng ít nhất 5 năm nữa. Vậy là con bò của nước Úc sẽ còn sống khỏe đến tuổi 33 thậm chí cao hơn nữa. Vậy thì tại sao con bò phố Uôn lại phải chết già ở năm thứ 11 đây?

Chiến tranh thương mại thì đã sao? Đường cong lợi suất nghich đảo thì đã sao? Chả lẽ mr trump lại tự bóp (xxx ái) mình khi đẩy thương chiến mĩ trung lên tới độ cao không có điểm dừng như vậy? Ở đây chúng ta phải nhìn thấy mấu chốt tác động tới cuộc chiến. Nếu ở trung quốc, giá nhà không bị đổ dốc là mọi người vẫn giữ được sự sung túc tương đối nào đó thì với người dân mĩ, miễn rằng DJ còn tăng là mọi người đều thấy ổn. Bởi vì người mĩ không có thói quen gửi tiết kiệm ngân hàng, trái lại họ mua cổ phiếu để có tiền dưỡng già nên cứ DJ tăng thì mọi chuyện vẫn ổn.

Dưới thời mr trump, DJ tăng 60% từ 16.000 điểm lên 26.000 điểm thì tài khoản người dân mĩ vẫn tăng, vậy còn đòi hỏi gì nữa đây? Lại nữa, Media hô hoán hết cỡ rằng thương chiến sẽ móc túi người tiêu dùng, nhưng một năm áp thuế nhập khẩu 25% đã trôi qua mà lạm phát vẫn không sao chịu đạt mốc 2%, thậm chí có xu hướng còn giảm đi. Đây chính là thành quả lớn nhất của mr trump trong thương chiến. Đúng vậy, việc áp thuế đã mang lại một cục tiền lớn cho ngân khố mĩ mà lại không làm tăng lạm phát, vậy thì tội gì không đánh thuế tiếp.

Có điều trong khuôn khổ cuối tuần này, chúng ta không luận về thương chiến mà bàn về việc khác, đó là các thế lực tác động tới DJ. Dễ thấy nhất có 3 lực lượng tác động tới DJ: mr Market, tổng thống và FED. 3 lực lượng này tạo thành thế chân vạc, là cái kiềng 3 chân giữ cho nền kinh tế mĩ tăng trưởng. Có điều là mục đích của 3 thế lực này không phải lúc nào cũng đồng nhất. Bởi vì ngài thị trường và tổng thổng đều thích tăng trưởng, ngài thị trường là vì túi tiền của mình còn tổng thống là theo đuổi thành tích của bản thân. Còn với FED, tăng trưởng không phải mục đích cao nhất. Mục tiêu tối thượng của FED là đề phòng nền kinh tế rơi vào suy thoái và đảm bảo việc làm. FED sẵn lòng chấp nhận hạ thấp mục tiêu tăng trưởng đề ngăn ngừa mây đen suy thoái xuất hiện ở chân trời. Chính điều này khiến FED khác biệt với 2 thế lực kia, do đó hình thành cuộc đối đầu. "Hai đánh một chẳng chột cũng què", để ngăn ngừa tình trạng này mà trên phố Wall xuất hiện thành phần thứ tư : BIGBOYS ( bank quốc dân.... ). Do đó cuộc đấu trở thành 2 đánh 2 , vậy là ổn.

Thực trạng nền chính trị mĩ cũng khá phù hợp với điều này. Bởi vì có 2 đảng Dân chủ hay Cộng hòa thay phiên nhau nắm quyền. Đảng Cộng hòa là của đám lái súng hay dầu mỏ, còn đảng Dân chủ là do các ông chủ tư bản kinh doanh hàng tiêu dùng, Hollywood hay thung lũng silicon chống lưng. Khi người của đảng Cộng hòa ngồi trong Nhà trắng, các ông trùm tư bản phe đảng Dân chủ sẵn lòng đứng ra gõ tổng thống và ngược lại. Tất nhiên cách gõ hiệu quả nhất mà không mắc tội phạm thượng khi quân chính là đạp DJ rơi xuống, qua đó đánh vào thành tích của tổng thống và làm ảnh hưởng tới triển vọng thắng lợi trong kì bầu cử tiếp theo. Lực lượng này được mọi người gọi là BIGBOYS.

Có thể thấy thành phần của cảnh BIGBOYS cũng ko phải cố định theo thời gian, tùy theo ai ngồi trong nhà trắng, tùy từng thời điểm mà lực lượng tập hợp những thành phần khác nhau. Nhưng cho đến năm 2016 thì đối tượng và mục đích của BIGBOYS luôn không đổi : thi thoảng gõ cho tống thống vài cái, để ông ta biết điều đừng có làm gì quá đáng.

Năm 2016, mr trump ngồi vào nhà trắng. Vốn là ông trùm tư bản nên mr trump toàn làm những điều mà các ông trùm tư bản khác mong muốn. Nào là giảm thuế, nào là phàn nàn lãi suất cao, nào là đòi nới lỏng định lượng QE ...., vậy là các BIGBOYS rơi vào cảnh thất nghiệp. Không chịu ăn không ngồi rồi,cuối năm 2017 thì các cảnh sát tình nguyện đã tìm cho mình mục tiêu mới, đó là FED. Vậy là cuộc đấu 2 đánh 2 , đã trở thành 3 đánh 1

Cách mr Trump hành hạ FED ra sao thì chúng ta đã rõ, ông ta bắn tweet. Từ chuyện phàn nàn lãi suất cao tới hăm he đòi thay chủ tịch FED, thậm chí gần đây còn phong làm kẻ thù khi hỏi bàn dân thiên thiên hạ xem giữa a Tập và chủ tịch FED ai là kẻ thù nguy hiểm hơn.

Còn việc mr Market đấu FED là chuyện thường ngày. Đám đệ tử CEO ngân hàng hay các tập đoàn đa quốc gia đều gánh vác trọng trách mang lại lợi nhuận cho ông chủ đã thuê mình. Bọn họ chỉ lăm lăm đẩy lợi nhuận lên cao nhất, còn chuyện gì khác để nói sau. Chả thế mà mấy năm ngay trước khủng hoảng tài chính 2008 cũng chính là giai đoạn lợi nhuận ở Wall Street đạt mức cao nhất, tiền thưởng cuối năm dành cho broker phải tính theo triệu đô la.

Thế nhưng FED mặc dù cũng thích tăng trưởng, bọn họ lại gánh trọng trách phòng ngừa rủi ro, hãm phanh khi nền kinh tế trở nên quá nóng. Vậy là giữa FED và mr Market nảy sinh xung đột, thế là mr Market xắn váy quai cồng múa lửa mà đấu FED. Nào là bỏ tiền thuê media công kích đường lối của FED, nào là dọa nạt suy thoái khi FED muốn tăng lãi suất. Thế nhưng vũ khí mạnh nhất của mr Market chính là đạp cho DJ ngã dúi.

Có điều trong tay FED lại sở hữu hàng loạt chỉ số để bắt bệnh cho nền kinh tế như tăng trưởng GDP và việc làm, như lạm phát, như cán cân giữa đơn hàng dài hạn và ngắn hạn …., chỉ số DJ chỉ là một thành phần nho nhỏ trong đó. Vì thế đa phần FED khoanh tay mặc kệ cho mr Market cào mặt ăn vạ ra sao, chỉ trong những trường hợp nghiêm trọng như “thứ sáu đen”, “thứ ba đen tối” thì FED mới đứng ra trấn an thị trường.

Riêng đám “BIGBOYS” xưa nay chuyên nhằm vào gõ tổng thống, cho nên thời điểm bọn họ ra tay là gần sát các kì bầu cử hay sau khi tổng thống ban hành chính sách nào đó. Còn ra mặt ứng phó lúc đang bàn bạc về thay đổi qui định chính sách thì đó là chuyện của mr Market .

Chỉ sau khi mr trump ngồi vào Nhà trắng, đám BIGBOYS mới chuyển khẩu vị của mình sang FED. Thông thường trong đám BIGBOYS đều có mặt của ngân hàng nào đó trong số top 3 ngân hàng lớn nhất nước mĩ. Có thể nhận ra Bank of America cầm đầu đám BIGBOYS ra tay đạp chợ DJ trong phiên 7/8/2019.

Lần 3 đánh 1 gần đây nhất là cuối năm 2018, khi đó DJ nhảy vực từ 26.000 điểm về 21.000 điểm, mất tiêu hơn 20% trong khi thất nghiệp thì giảm và tăng trưởng kinh tế vẫn khả quan. Vậy mà vẫn không ép được FED ngừng tăng lãi suất, thế nhưng cũng đánh sụp ý chí tăng lãi suất của các quan chức FED.

Lần các BIGBOYS ra tay đơn đả độc đấu rõ rệt nhất với FED là hồi tháng 2/2018. Bọn họ ra tay theo kiểu sấm sét giữa trời quang, tự nhiên DJ mất gần 13% . Đợt đó đã khiến đà tăng của VNI bị gãy ở đỉnh 1200 khiến rất nhiều người đầu tư chứng khoán trong chúng ta khóc hận ngay trước tết Mậu Tuất.

Thông thường khi BIGBOYS ra tay thường không kéo dài quá 5 phiên. Có rất nhiều điểm đặc trưng theo kiểu mặt rô dằn mặt, không thèm che dấu hay kiêng nể gì ai, quả là phong thái COCC "có biết ta là ai không". Lần gần đây nhất là phiên 7/8/2019, các BIGBOYS đã đạp cho DJ ngồi bệt. Thế nhưng ngay sau khi cảnh sát tình nguyện thu tay, chúng ta lại chứng kiến mr Market ra đòn, đạp cho DJ mất tiêu 800 điểm vào đêm thứ 5 tuần trước. Đây thực sự là xa luân chiến, bác nào để ý có thể nhận ra sự khác biệt trong chiêu số giữa cảnh sát tình nguyện và mr Market dù kết quả đều là DJ rớt thảm.

Món khoái khẩu của BIGBOYS chính là lợi suất trái phiếu chính phủ mĩ kì hạn 10 năm. Mỗi tuần kho bạc mĩ thường đem ra đấu thầu 30-60 tỏi trump. Đám BIGBOYS chỉ cần mua 1/3 đến một nửa số đó là đủ đè lãi suất xuống. Ai muốn mua trái phiếu kho bạc 10 năm trong tuần đó đành phải chấp nhận lãi suất thấp hơn. Với việc đè lợi suất kì hạn 10 năm phải nhảy vực, BIGBOYS đã khiến đường cong lãi suất dẹt ra hay thậm chí bị đảo ngược ngắn hạn như hồi đầu tháng 8. Tất nhiên đến kì kho bạc mĩ bán trái phiếu trong tuần tiếp theo, nếu đám này ko ra tay tiếp thì lợi suất kho bạc 10 năm lại phục hồi. Đó chính là nguyên nhân khiến tác động của BIGBOYS thường không kéo dài quá 5 phiên. Thế nhưng chỉ cần lợi suất trái phiếu 10 năm bị sập là đủ rồi, việc sau đó là của mr Market.

Một trong những lí do khiến FED liên tục bị gõ là vừa rồi 4 cựu chủ tịch FED đồng kí thư liên danh gửi Mr trump, đề nghị giữ sự độc lập của FED. Giang hồ đang kháo nhau ầm ĩ : nếu FED đánh mất sự độc lập, dòng vốn sẽ tháo chạy khỏi nước mĩ. Chính vì thế mà vừa rồi mr trump phải xuống thang không áp thuế ngay từ ngày 1/9 và phải lui sang 15/12.

Tóm lại: giang hồ đồn đại đúng sai chưa biết, nhưng kịch bản là FED không hạ lãi suất trong phiên họp tháng 9
 
Bác này bàn chuyện chính trị - kinh tế như kể chuyện trên bàn nhậu vậy, em rất thích kiểu kể chuyện này. Không biết văn phong bác luyện từ đâu mà được vậy ta? :D
Bác đọc hay cứ đọc đi ạ. Chẳng cần quan tâm gì. Cứ đọc và xem sai đúng thôi ạ
 
Bác đọc hay cứ đọc đi ạ. Chẳng cần quan tâm gì. Cứ đọc và xem sai đúng thôi ạ
Cảm ơn bác, thực sự thì mình chỉ quan tâm cái văn phong thôi chứ thông tin bác đưa mình không quan tâm lắm, quan điểm của mình khác. Dù sao cũng cảm ơn sự chia sẻ của bác.
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,260 Xem / 75 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 305 Xem / 20 Trả lời
  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 23,993 Xem / 82 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 205 Xem / 3 Trả lời
  • Berkeley trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 106 Xem / 2 Trả lời
  • LuTienSinh trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 127 Xem / 3 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 234 Xem / 9 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên