Một số kĩ năng cơ bản trong quản lý vốn để có thể sống được với trading

Một số kĩ năng cơ bản trong quản lý vốn để có thể sống được với trading

Một số kĩ năng cơ bản trong quản lý vốn để có thể sống được với trading

DuongHuy

Administrator
Thành viên BQT
28,192
153,379
Quản lý vốn đơn giản là thế này, tưởng tượng bạn và tôi chơi trò tung đồng xu: mặt có hình đầu người bạn thua, mặt kia bạn thắng. Bạn có mức rủi ro là $10 cho mỗi lần chơi, còn tôi rủi ro $1.

Ngay cả khi tôi có ít vốn hơn, tôi cũng không có nhiều sợ hãi - bởi vì cần đến 100 lần thua liên tục tôi mới bị loại khỏi cuộc chơi. Chúng ta có thể chơi thời gian dài, trừ khi hai sàn giao dịch thu phí trên mỗi giao dịch (commission).

Quản lý vốn trong trading forex nhằm mục tiêu tồn tại


Mục tiêu đầu tiên trong quản lý vốn là đảm bảo cho sự tồn tại trước hết. Trong forex, bạn cần tránh các rủi ro khiến bạn bị loại khỏi việc trading. Mục tiêu thứ hai là thu nhập từ từ, mục tiêu thứ ba là tăng mức lời lên - nhưng phải tồn tại được trước đã.

Người thất bại thường thì đặt toàn bộ vốn vào một giao dịch. Họ tiếp tục giao dịch vẫn cùng khối lượng hoặc hơn mức đó. Hầu hết người thua lỗ cố gắng thoát khỏi hố sâu mà họ đã đào. Quản lý tài chính tốt giúp bạn tránh khỏi cái hố đó ngay từ lúc ban đầu.

Nếu bạn lún càng sâu, bạn sẽ càng khó thoát khỏi. Nếu bạn thua lỗ 10%, bạn cần tới 11% để quay lại mức ban đầu, nhưng nếu bạn lỗ 20% bạn cần tới 25% thu lại để về mức cũ. Và nếu bạn thua lỗ tới 40%, bạn cần kiếm lại tới 67%. Và với mức thua lỗ là 50% bạn cần tới 100% để thu lại như lúc đầu.



Làm giàu từ từ bằng forex nhờ quản lý vốn


Người mới tham gia lĩnh vực trading thường cố gắng làm giàu thật nhanh. Họ có thể chiến thắng trong ngắn hạn, nhưng về lâu dài họ sẽ trả lại thị trường tất cả bởi các rủi ro lớn.

Một người mà kiếm được 25% lợi nhuận hàng năm thì có thể trở thành ông vua của Wall Street. Một trader nhân đôi số vốn của họ trong một năm được coi là ngôi sao trong lĩnh vực này. Nếu bạn làm ra được 30% lợi nhuận một năm, tôi đảm bảo người ta sẽ mang tiền đến cho bạn quản lý (làm phép so sánh với việc gửi tiết kiệm ở ngân hàng để lấy lãi suất, nhất là trong bối cảnh kinh tế hiện nay).

Mức rủi ro bao nhiêu?


Hầu hết các trader bị tiêu diệt bởi một trong hai viên đạn: sự bất cẩn và cảm xúc. Một trader khi vượt qua sự bất cẩn và đạt được một mức độ thành công nhất định, khi sự tự tin của anh tăng lên, anh ta sẽ ngẩng cao đầu khỏi chiến hào - và viên đạn thứ hai xuất hiện. Sự tự tin làm cho anh ta trở nên tham lam hơn, anh ta bắt đầu tăng mức rủi ro trong một giao dịch, và các thua lỗ liên tục sẽ khiến anh ta bị loại khỏi cuộc chiến.

Một người chuyên nghiệp không cho phép thua lỗ một phần nhỏ phần trăm vốn của họ trong một giao dịch.

Các cuộc kiểm tra cho thấy rằng mức rủi ro lớn nhất mà một trader chấp nhận thua lỗ trong một giao dịch là 2% vốn của họ. Giới hạn này bao gồm cả phí giao dịch (commission) và slippage. Nếu bạn có tài khoản là $2000, bạn không nên rủi ro quá $40 trong mỗi giao dịch.



Hầu hết những người nghiệp dư đều lắc đầu khi họ nghe được điều trên. Rất nhiều trong số họ có số vốn nhỏ và quy tắc 2% làm tan giấc mơ làm giàu nhanh của họ. Phần lớn những nhà chuyên nghiệp đều cho rằng 2% là quá cao. Họ không cho phép bản thân rủi ro hơn 1% cho tới 1.5% vốn của họ cho mỗi giao dịch.

Quy tắc 2% giúp bạn tránh được những tổn thất lớn mà thị trường có thể gây ra cho tài khoản của bạn. Cho dù có tới một chuỗi 5 hoặc 6 thua lỗ liên tục cũng sẽ không loại được bạn khỏi thị trường.

Mỗi khi bạn xem xét một tín hiệu giao dịch, kiểm tra điểm dừng lỗ, nếu điểm cắt lỗ đó lớn hơn 2% vốn của bạn - hãy bỏ qua tín hiệu giao dịch đó, chờ đợi một điểm vào ít rủi ro hơn. Chờ đợi có thể làm giảm đi sự hứng thú của bạn nhưng khả năng lợi nhuận sẽ lớn hơn.

 

Giới thiệu sách Trading hay
Phương Pháp Wyckoff Hiện Đại - Kỹ thuật Nhận diện Xu hướng Thị trường Tiềm năng

Phương pháp Wyckoff là một phương pháp price action kinh điển và đem lại thành công cho nhiều trader. Phương pháp này là nền tảng của nhiều phương pháp trading nổi tiếng khác
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Theo quan điểm của tôi thì tôi ko đồng ý với bài viết này
Đồng ý là chúng ta tính risk theo %, nhưng theo tôi cần tính theo cả độ lớn của 1 lệnh thua nữa, chứ k nhất thiết lúc nào cũng buộc phải căn theo % tk
Ví dụ: khi đã qua giai đoạn demo, thử nghiệm tk thật và đã thắng đều, chúng ta vào giai đoạn đánh thật. Khi đó tôi xác định đánh risk 10% và 1 lần thua cho phép tối đa 50$, như vậy kỳ vọng với 1 lệnh thắng tối thiểu 75$ trở lên, thì với số lệnh trung bình 1 tháng khoảng 10 lệnh thì tôi có thể kiếm lợi nhuận trung bình = 25x5 = 125$ (giả sử thắng 50% số lệnh đã khớp). Khi đó tôi sẽ nạp tk 500$. Bây giờ giả sử tôi thắng đều 2 tháng và lúc đó tk tôi tăng lên 750$. Theo % lẽ ra tôi đặt risk 75$, nhưng thực sự tôi chỉ cần 1 tháng 125$ nên tôi vẫn đặt risk chỉ 50$, tức là 6,7% tk. Giả sử 2: tôi thua 2 tháng và mất đi 200$, tôi còn tk 300$, nhưng ko vì thế mà risk giảm còn 30$ vì ban đầu tôi đã xác định với 500$ tôi phải thua 10 lần liên tiếp trong khi tôi mới thua có 4 lần. Như vậy dù tk 300$ tôi vãn đặt risk là 50$ tương ứng tỉ lệ hiện tại 17% nhưng thực tế so với ban đầu thì vẫn 10% và vẫn 6 lần thua liên tục nữa mới cháy tk.
Như vậy theo tôi tỉ lệ bao nhiêu % ko quan trọng nhiều bằng độ lớn tính ra $ của mỗi lệnh, miễn là đủ đảm bảo số lần thua liên tiếp là khá lớn trước khi cháy tk (đối với tôi thì 10-20).
Và vì vậy, nếu bạn đặt risk 1% mà thua mỗi lần 1000$ chẳng bằng tôi 10% nhưng thua có 100$. Còn nếu trader nào xác định đánh thua banh xác 100 lần liên tiếp, thậm chí 10 lần liên tiếp (thường xuyên bị) thì tốt nhất ko nên trade nữa.
Chúng ta trade với mục tiêu thắng lợi cho nên phải đạt đến độ ko thể thua liên tục đến 10 lệnh hoặc 20 lệnh được. Với mục tiêu thông dụng là thắng thua 5-5 thì khó mà thua 10 lệnh liên tục. Còn nếu đã thua 10 lệnh liên tục thì nên quay lại demo. Nếu vài lần thua liên tục 10 lệnh thì tốt nhất nghỉ trade.
Vì như đã nói, cho dù bạn thua 1% hay 10% thì độ khó bạn gỡ là như nhau.
Còn nếu luôn căn theo % tk để đánh thì chắc chắn 1 điều là rất khó để bạn cháy sạch tk, theo công thức: A * 0,9^x = 0 (A: độ lớn tk) => x tiến đến vô cùng thì mới xảy ra tk = 0 (0,9^100 = 0,0000266 > 0)
 
Do đó theo tôi độ lớn 1 risk 1 lệnh bao nhiêu tùy thuộc khả năng trade của bạn.
Nếu bạn đánh chỉ thua liên tiếp 5 lần là tối đa thì risk 10% cũng được, nếu thua 20 lần thì 2-3%, thua 50 lần thì 1%.
Mà thua 1 lần 20 lệnh liên tục trở lên thì tốt nhất quay lại demo, học thêm kiến thức chứ đánh như thế làm sao trade thắng - thua tỉ lệ 5-5 hoặc ít nhất 4-6 được, vì thua 10 lệnh liên tục xong phải ăn lại liên tục 10 đến 12 lệnh, cái này còn khó hơn đánh đúp tk lên gấp 2
 
Theo quan điểm của tôi thì tôi ko đồng ý với bài viết này
Đồng ý là chúng ta tính risk theo %, nhưng theo tôi cần tính theo cả độ lớn của 1 lệnh thua nữa, chứ k nhất thiết lúc nào cũng buộc phải căn theo % tk
Ví dụ: khi đã qua giai đoạn demo, thử nghiệm tk thật và đã thắng đều, chúng ta vào giai đoạn đánh thật. Khi đó tôi xác định đánh risk 10% và 1 lần thua cho phép tối đa 50$, như vậy kỳ vọng với 1 lệnh thắng tối thiểu 75$ trở lên, thì với số lệnh trung bình 1 tháng khoảng 10 lệnh thì tôi có thể kiếm lợi nhuận trung bình = 25x5 = 125$ (giả sử thắng 50% số lệnh đã khớp). Khi đó tôi sẽ nạp tk 500$. Bây giờ giả sử tôi thắng đều 2 tháng và lúc đó tk tôi tăng lên 750$. Theo % lẽ ra tôi đặt risk 75$, nhưng thực sự tôi chỉ cần 1 tháng 125$ nên tôi vẫn đặt risk chỉ 50$, tức là 6,7% tk. Giả sử 2: tôi thua 2 tháng và mất đi 200$, tôi còn tk 300$, nhưng ko vì thế mà risk giảm còn 30$ vì ban đầu tôi đã xác định với 500$ tôi phải thua 10 lần liên tiếp trong khi tôi mới thua có 4 lần. Như vậy dù tk 300$ tôi vãn đặt risk là 50$ tương ứng tỉ lệ hiện tại 17% nhưng thực tế so với ban đầu thì vẫn 10% và vẫn 6 lần thua liên tục nữa mới cháy tk.
Như vậy theo tôi tỉ lệ bao nhiêu % ko quan trọng nhiều bằng độ lớn tính ra $ của mỗi lệnh, miễn là đủ đảm bảo số lần thua liên tiếp là khá lớn trước khi cháy tk (đối với tôi thì 10-20).
Và vì vậy, nếu bạn đặt risk 1% mà thua mỗi lần 1000$ chẳng bằng tôi 10% nhưng thua có 100$. Còn nếu trader nào xác định đánh thua banh xác 100 lần liên tiếp, thậm chí 10 lần liên tiếp (thường xuyên bị) thì tốt nhất ko nên trade nữa.
Chúng ta trade với mục tiêu thắng lợi cho nên phải đạt đến độ ko thể thua liên tục đến 10 lệnh hoặc 20 lệnh được. Với mục tiêu thông dụng là thắng thua 5-5 thì khó mà thua 10 lệnh liên tục. Còn nếu đã thua 10 lệnh liên tục thì nên quay lại demo. Nếu vài lần thua liên tục 10 lệnh thì tốt nhất nghỉ trade.
Vì như đã nói, cho dù bạn thua 1% hay 10% thì độ khó bạn gỡ là như nhau.
Còn nếu luôn căn theo % tk để đánh thì chắc chắn 1 điều là rất khó để bạn cháy sạch tk, theo công thức: A * 0,9^x = 0 (A: độ lớn tk) => x tiến đến vô cùng thì mới xảy ra tk = 0 (0,9^100 = 0,0000266 > 0)
với em chả có kỹ năng nào về quản lý vốn có khi em chia nhỏ tài khoản đánh bạc 1 vố 10% 20% tk ví dụ đánh tin nf các kèo em tự tin nhưng còn bt em quản lý theo ngẫu hưng tuy truong hợp tuy theo lỗ lãi gd
 
Thật sự vấn đề này em nghĩ mỗi nguời có cách quản lý riêng của mình. Nhưng theo em 2% tài khoản thì tốt hơn. Vì những chiến lược em chọn đều ở m5 hết 2% là ok nhất.
 
nếu đánh scalp (M5) thì đánh risk nhỏ cũng hợp lý vì đánh quá nhiều lệnh 1 ngày, rủi ro cao, có thể ăn liên tục hoặc thua liên tục nhiều
Còn thông thường họ hay đánh H1 trở lên, mà có lẽ daily thì nhiều hơn, cho nên số lệnh ít, phân tích kỹ. Do đó nếu đánh 2% mà 1 tháng 20-50 lệnh thì bõ bèn gì. TK tầm 100.000 usd mà 1 tháng lãi 3% (tương đương 1 năm lãi 36%) tức 1 tháng được 3.000$ thì ok. Nhưng thông thường đánh 10.000 usd mà lãi 3% tức 300$ thì ăn thua gì?
Mà cho dù risk của bạn có 2% mà bạn thua liên tục 10 lệnh thôi đã thấy nóng mặt rồi, huống gì là 50 lệnh để cháy tk (thực tế nếu luôn đánh 2% tk thì gần như ko bao giờ cháy)
Vấn đề là bạn chịu được mức thua (risk) bao nhiêu mà vẫn coi như ko có gì xảy ra mà thôi. Lúc đó tâm lý bạn vẫn vững vàng để tiếp tục giữ bình tĩnh, sáng suốt mà trade tiếp các lệnh khác, ko có tâm lý cay cú ăn thua gỡ gạc. Vì bạn biết rằng 10 lệnh thua liên tiếp bạn mới cháy, trong khi chỉ cần bạn thua 5 lệnh mà thắng lại 3 lệnh sau đó đã có thể huề lại vốn rồi.
Nếu bạn đánh tốt, cứ 1 thắng 1 thua thì tk bạn sẽ càng ngày càng tăng lên. Nhưng tốt nhất là tăng rồi thì rút bớt tiền ra và vẫn giữ risk với độ lớn như cũ. Trừ khi đánh thật giỏi thì lại tăng risk lên để tăng độ lớn lợi nhuận.
 
Tôi chỉ đang thử nghiệm với tk 50$.
Vừa rồi có 2 lần tk xuống gần mức 50% ban đầu, và 2 lần đều gỡ lên lại bằng số vốn bỏ ra. Vấn đề là tôi ko đánh theo % mà tôi đánh theo độ lớn risk, tức là xác định risk 10% thì tôi vào lệnh cố gắng giữ 1 lệnh thua từ 3-6$ thôi. Có thua 5 lệnh thì vẫn tâm lý còn 5 lệnh nữa mới cháy. Mà chỉ cần gỡ 3 lệnh thắng là huề vốn. Đó là tối mới bắt đầu đánh 2 tháng (ko chơi demo).
Cho nên rõ ràng nếu đã đánh tốt thì tốt nhất cứ theo độ lớn mà đánh. Nhưng đừng để risk quá lớn so với tk ban đầu (ví dụ 30% thì chỉ cần 3 lần thua là xong, mà 3 lần thì dễ xảy ra hơn rất nhiều so với 10 lần).
Còn đã thua 10 lần với vài tk thì tốt nhất là nên nghỉ trade hoặc học lại từ đầu.
Tất nhiên trừ trường hợp đánh scalp 1 ngày vài chục lệnh thì đương nhiên là số lệnh thua liên tiếp hoặc thắng liên tiếp cũng nhiều hơn nên risk cần phải nhỏ 1-2%
 
Chả hiểu sao lại có ý tưởng risk 1-2% nữa. Nếu xác định đánh lỗ 50-100 lệnh liên tiếp thì tốt nhất nghỉ trade. Bạn ko có năng lực để làm trader
Người bình thường trade lỗ 7-10 lệnh liên tục đã toát mồ hôi, phải nghỉ giải lao cả tuần mới tính tiếp. Vậy mà có những chuyên gia khuyên đánh risk 1-2% tương đương thua liên tiếp 50-100 lệnh thì trade làm gì nhỉ?
Trong khi nếu đánh 1-2% là những chuyên gia thì rõ ràng trước đó họ đã có lãi rồi. Vậy thì rút lãi ra, đánh bằng vốn, cho dù có thua thì vẫn còn lợi nhuận đã rút, làm gì mà cháy cả vốn lẫn lãi mà ko còn tiền trade tiếp?
Và đã trade thì mục tiêu là có lợi nhuận, chứ xác định trade thua 50 lệnh liên tiếp từ ban đầu thì trade làm gì nhỉ?
 
Theo tôi thì có 2 mặt của lời khuyên trên:
1. Nên tìm ra cách đánh để độ rủi ro là thấp nhất, vì nếu lệnh 0.02 mà thua 2% trên số vốn 2000 cũng là nhiều (với người đánh lệnh từ D1 trở lên). Tỷ lệ này không phù hợp vs dân Scalping.
2. Nhà cái ra tỷ lệ này sẽ bào mòn dần tài khoản của người chơi. Tôi đã thấy có những dân chơi họ đánh ngược không phải tỷ lệ SL TP là 1-2 (thua 1 thắng 2) mà là 3-1 (nghĩa là thua 3 thắng 1). SL ở đây chỉ có ý nghĩa phòng cháy khét.
Ý kiến cá nhân thôi.
 
Theo quan điểm của tôi thì tôi ko đồng ý với bài viết này
Đồng ý là chúng ta tính risk theo %, nhưng theo tôi cần tính theo cả độ lớn của 1 lệnh thua nữa, chứ k nhất thiết lúc nào cũng buộc phải căn theo % tk
Ví dụ: khi đã qua giai đoạn demo, thử nghiệm tk thật và đã thắng đều, chúng ta vào giai đoạn đánh thật. Khi đó tôi xác định đánh risk 10% và 1 lần thua cho phép tối đa 50$, như vậy kỳ vọng với 1 lệnh thắng tối thiểu 75$ trở lên, thì với số lệnh trung bình 1 tháng khoảng 10 lệnh thì tôi có thể kiếm lợi nhuận trung bình = 25x5 = 125$ (giả sử thắng 50% số lệnh đã khớp). Khi đó tôi sẽ nạp tk 500$. Bây giờ giả sử tôi thắng đều 2 tháng và lúc đó tk tôi tăng lên 750$. Theo % lẽ ra tôi đặt risk 75$, nhưng thực sự tôi chỉ cần 1 tháng 125$ nên tôi vẫn đặt risk chỉ 50$, tức là 6,7% tk. Giả sử 2: tôi thua 2 tháng và mất đi 200$, tôi còn tk 300$, nhưng ko vì thế mà risk giảm còn 30$ vì ban đầu tôi đã xác định với 500$ tôi phải thua 10 lần liên tiếp trong khi tôi mới thua có 4 lần. Như vậy dù tk 300$ tôi vãn đặt risk là 50$ tương ứng tỉ lệ hiện tại 17% nhưng thực tế so với ban đầu thì vẫn 10% và vẫn 6 lần thua liên tục nữa mới cháy tk.
Như vậy theo tôi tỉ lệ bao nhiêu % ko quan trọng nhiều bằng độ lớn tính ra $ của mỗi lệnh, miễn là đủ đảm bảo số lần thua liên tiếp là khá lớn trước khi cháy tk (đối với tôi thì 10-20).
Và vì vậy, nếu bạn đặt risk 1% mà thua mỗi lần 1000$ chẳng bằng tôi 10% nhưng thua có 100$. Còn nếu trader nào xác định đánh thua banh xác 100 lần liên tiếp, thậm chí 10 lần liên tiếp (thường xuyên bị) thì tốt nhất ko nên trade nữa.
Chúng ta trade với mục tiêu thắng lợi cho nên phải đạt đến độ ko thể thua liên tục đến 10 lệnh hoặc 20 lệnh được. Với mục tiêu thông dụng là thắng thua 5-5 thì khó mà thua 10 lệnh liên tục. Còn nếu đã thua 10 lệnh liên tục thì nên quay lại demo. Nếu vài lần thua liên tục 10 lệnh thì tốt nhất nghỉ trade.
Vì như đã nói, cho dù bạn thua 1% hay 10% thì độ khó bạn gỡ là như nhau.
Còn nếu luôn căn theo % tk để đánh thì chắc chắn 1 điều là rất khó để bạn cháy sạch tk, theo công thức: A * 0,9^x = 0 (A: độ lớn tk) => x tiến đến vô cùng thì mới xảy ra tk = 0 (0,9^100 = 0,0000266 > 0)
Ý bác là có thể chọn giải pháp risk theo số tiền nhất định cho mỗi trade, bên cạnh việc risk theo % đúng không?

Cái này tôi nghĩ là tùy người dùng vì trading nó nghiêng nhiều về nghệ thuật hơn là khoa học, tức là người sử dụng rất quan trọng.

Bọn chuyên nghiệp sẽ có 1 cái nữa là maximum drawdown để stop trading. Tức là tối đa thua lỗ bao nhiêu % sẽ dừng lại để chuyển về demo và demo đến lúc nào thì lại chuyển qua real lại.

Trong thực tế thì 1 trader có chuỗi thua lỗ kéo dài 10 - 15 lệnh là bình thường. Cá nhân tôi và cả một số tài liệu, bài viết có đề cập đến chuyện này. Chuỗi lệnh ăn 10 - 15 lệnh cũng có luôn. Vì vậy, mục đích của việc giữ cái % thua lỗ nhỏ để nếu có dính vào "dây đen" thì còn sức mà phục hồi.
 
Ý bác là có thể chọn giải pháp risk theo số tiền nhất định cho mỗi trade, bên cạnh việc risk theo % đúng không?

Cái này tôi nghĩ là tùy người dùng vì trading nó nghiêng nhiều về nghệ thuật hơn là khoa học, tức là người sử dụng rất quan trọng.

Bọn chuyên nghiệp sẽ có 1 cái nữa là maximum drawdown để stop trading. Tức là tối đa thua lỗ bao nhiêu % sẽ dừng lại để chuyển về demo và demo đến lúc nào thì lại chuyển qua real lại.

Trong thực tế thì 1 trader có chuỗi thua lỗ kéo dài 10 - 15 lệnh là bình thường. Cá nhân tôi và cả một số tài liệu, bài viết có đề cập đến chuyện này. Chuỗi lệnh ăn 10 - 15 lệnh cũng có luôn. Vì vậy, mục đích của việc giữ cái % thua lỗ nhỏ để nếu có dính vào "dây đen" thì còn sức mà phục hồi.

Đúng là ý tôi là setup 1 số tiền nhất tiền cho việc SL, còn % chỉ căn cứ vào độ lớn ban đầu của tk thôi (ví dụ ban đầu tính risk 50$ mà muốn canh 20 lệnh mới cháy tk (tương ứng 5%) thì nạp tk 1000$ rồi bắt đầu, sau đó bất cứ lệnh nào cũng risk 50$ trở xuống)
Về chuỗi thua hay thắng mà 10-15 lệnh, nếu đánh daily thì theo tôi là khá hiếm. Còn đánh scalp hoặc chart nhỏ (M15, H1) thì chuỗi thắng/ thua liên tục ở số nhiều (15-20) dễ xảy ra hơn. Tuy nhiên có lẽ người chơi chuyên nghiệp ít chơi scalp nên tôi lấy giả thiết ở trường hợp 1 (vì tôi thấy trader lâu năm nào cũng khuyên đánh daily trở lên)
Do đó tùy theo chiến lược đánh, chuỗi thắng thua thường xuyên mà chọn risk, chứ ko nhất thiết phải là 2% hay 10%, miễn là độ lớn của 1 lệnh thua ko làm mình khó chịu (sẽ sinh tâm lý xấu làm dễ trade bậy bạ).
Giả sử theo lời khuyên đặt risk 2% thì 50 lệnh mới cháy, trong khi bạn đánh 3 năm chưa bao giờ có quá 15 lệnh thua liên tục thì tại sao phải nạp cho nhiều tiền cho rủi ro (về mặt rút tiền hoặc broker phá sản). Vì trong mấy năm trade bạn đã có lãi, và rút ra để ở bank ở VN rồi, cần thì nạp vào, có mất đi đâu đâu? Hiện nay việc rút hoặc nạp tốn phí rất ít nên so với độ rủi ro của broker phá sản thì rút về tốt hơn.
Ví dụ cho dễ hiểu: bạn xác định risk 100$, nếu chọn 1% thì tk ban đầu của bạn phải là 10.000$, trong khi nếu risk 5% thì tk ban đầu là 2.000$. Nếu bạn đánh trong 2 năm ko bao giờ bị thua 10 lệnh liên tục thì bạn nên chọn phương án nào? Đối với tôi thì tôi chọn phương án risk 5%, tức là nạp 2000$, còn 8000$ kia tôi để ở bank ở VN, nếu rủi ro cháy hết tk (hoặc broker phá sản) tôi lại nạp tiếp 2000$ nữa, vẫn còn 6000$ ở nhà. Giả sử từ 2000$ đó tôi win lên 4000$, tôi lại rút 2000$ ra, để lại 2000$ chơi tiếp. Như vậy 2000$ rút về nếu ko xài thì vẫn còn đó, cần thì nạp vào lại (tốn 1 ít phí). Mắc mớ gì phải nạp vào cho nhiều để mang quá nhiều rủi ro???
Như vậy việc tăng độ lớn của tk để đảm bảo % risk thật nhỏ, theo tôi nó chỉ phù hợp với người đánh theo chiến thuật ko đặt SL mà thôi. Còn bạn đã đặt SL thì tại sao phải sợ 1 chuỗi thua liên tục khi mà trước đó bạn chưa bao giờ gặp? (có khác gì cách đặt SL gần mức hỗ trợ/ kháng cự/ trend xu hướng ko nhỉ :) )
Nhân đây tôi có 1 số cảm nhận, các bạn để ý thử xem:
- Các mô hình theo lý thuyết, tuy có thể đúng, nhưng theo tôi đó là các Big Boys viết ra để tạo ra các trap. Ví dụ với mô hình tam giác tiếp diễn hướng xuống, bạn nào căn theo mô hình đó đánh, đặt lệnh sell stop bên dưới đáy thì Big Boy nó sẽ đánh xuống cho bạn khớp lệnh rồi thả cho theo xu hướng chính. Do đó bạn nào đánh H1 trở xuống rất dễ dính (tháng đầu tiên chơi tôi dính trap liên tục làm cho tk mất đi gần 50%).
- Tỉ lệ 1% hay 2% có thể là do chân rết của broker cố ý viết ra để người chơi nghe theo nạp tiền nhiều vào, điều này chỉ có lợi cho broker chứ ko hề có lợi cho trader (như phân tích ở trên). 3 năm trước thì tôi nghe risk 10% là ổn. Hiện nay đi đâu cũng nghe risk 1% - 2% như 1 mốt thời thượng. Nếu xem kỹ phân tích của tôi thì rõ ràng bao nhiêu % đều ko có ý nghĩa. Mình phải tính toán làm sao để tồn tại (tùy khả năng trade của mình) và lợi tức đem lại cho mình nhiều nhất (ví dụ ở trên với 8000$ để lại ở bank, ngoài việc an toàn vốn trước nguy cơ broker phá sản thì còn được 1 khoản tiền lãi tiết kiệm mà ko hề ảnh hưởng đến việc trade)
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Theo phân tích trên thì vấn đề tiếp theo là lợi nhuận 1 năm người ta cứ hay nhắc là chỉ kỳ vọng 20-30% có lẽ cũng là để hỗ trợ cho luận điểm đặt risk 1-2% thôi.
Chơi trò rủi ro mất vốn mà 1 tháng lãi có 2-3% thì thôi về đi bán quần áo đảm bảo lợi hơn nhiều mà ko hề sợ mất vốn, hoặc gửi tiết kiệm 5%/năm cũng ko tệ.
Nên nhớ lợi nhuận lớn thì rủi ro cao, và ngược lại. Ở đây rủi ro cao thì lợi nhuận phải lớn mới tương xứng. Bạn có thể phải rủi ro mất 50-100% tk trong 1 tháng mà chỉ kỳ vọng lợi nhuận 20-30% 1 năm. Rõ ràng là bất tương xứng
 
Theo tôi mỗi người có thể có 1 quan điểm ! Tuy nhiên phải chờ thời gian kiểm chứng để có cơ sở tin tưởng vào quan điểm của mình ( có thể thôi nhé , vì mọi thứ đều thay đổi )
Còn về vấn đề bất cân xứng mà bạn TCTHF đề cập đến , đó chính là bản chất ( sự khắc nghiệt ) của thị trường thôi ! Giồng như việc anh xậy 1 ngôi nhà thì lâu , có thể mất đến dăm bẩy tháng , nhưng anh phá nó thì nhanh lắm , chỉ cỡ dăm bẩy ngày , mươi ngày thôi ! Đó cũng chính là sự bất cân xứng chăng ?
Thân mến !
 
Quan đểm về quản lý rủi ro theo số tiền cố định rất giồng như kiến thức về quản lý vốn của Trader người Úc Nial Fuller ! Anh ta cũng có PP quản lý rủi ro giống như bạn TCTHF !
Cá nhận tôi cũng thấy PP này phù hợp với mình !
 
PP QL rủi ro theo số tiền cố định có lợi thế là nếu có CL giao dịch có tỷ lệ R/R tốt thì lâu dài sẽ có lợi nhuận nếu tuân thủ kỷ luật ! Tuy nhiên , riêng với người giao dịch theo Swing mà TK nhỏ , khi tính số pip quy đổi ra số tiền cố định để đặt SL , nhiều khi TK nhỏ không đặt được điểm dừng lỗ đủ tiêu chí phù hợp !
Không biết có ace nào có PP nào QL RR cho tài khoản mà muốn trade Swing theo cách như đề cập ở trên không , xin chia sẻ chút kiến thức nhé !
Cảm ơn chủ nhà và mọi người !
Chúc giao dịch thành công !
 
Chắc ko ai trade giỏi như em nhỉ. Thua liên tục hơn 30 lệnh, người dạy trade cho em trợn mắt chắp tay vái thầy chịu bố cháu rồi. Haha. Cái thưở còn tưởng bở , ngồi trước màn hình ảo tưởng điều khiển thị trường ngàn tỷ bằng cái búng tay. Nghĩ lại xấu hổ kinh, tới nay tài khoản vẫn âm 60% lay lắt cút côi , chỉ còn biết nương tựa vào quy tắc 2% 1 lệnh và 6% một tháng .
 
1000$ vốn 100$ mỗi lệnh sl 20-30$ tùy vào thị trường
có sao ! cần chi pải là 2% vốn
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 324 Xem / 16 Trả lời
  • captainfx trong Chuyện bên lề 729 Xem / 1 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 174 Xem / 6 Trả lời
  • TraderLC trong Hội Trader giao dịch Quỹ 2,235 Xem / 32 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên