Nếu cứ tiếp tục tăng lãi suất liệu Fed sẽ đẩy kinh tế Mỹ vào suy thoái?

Nếu cứ tiếp tục tăng lãi suất liệu Fed sẽ đẩy kinh tế Mỹ vào suy thoái?

Nếu cứ tiếp tục tăng lãi suất liệu Fed sẽ đẩy kinh tế Mỹ vào suy thoái?

TraderViet News

Editor
Trial mod
6,516
34,835
Theo Rabobank, Cục dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ đẩy nền kinh tế của chính quốc gia này vào suy thoái nếu họ tiếp tục đi theo lộ trình tăng lãi suất hiện tại của mình.

Một bản tóm tắt của phiên họp ngày 25 và 26 tháng 9 của Ủy ban thị trường mở liên bang (FOMC) đề cập đến sự sẵn sàng tiếp tục tăng dần lãi suất của ngân hàng trung ương Mỹ đã được công bố vào hôm thứ Tư vừa qua.

Bất chấp những lời chỉ trích dữ dội đang diễn ra từ Tổng thống Mỹ Donald Trump, Fed vẫn tỏ dấu hiệu cho thấy họ sẽ tiếp tục tăng lãi suất. Hồi đầu tháng này, ông Trump cho rằng Fed đang trở nên "điên khùng", rồi công khai chỉ trích Chủ tịch Fed - Jerome Powell, và khẳng định rằng lãi suất cao hơn là mối đe dọa lớn nhất đối với sự phục hồi kinh tế.

Trong chương trình "Street Signs" của CNBC vào hôm thứ Năm vừa qua, Lyn Graham Taylor, chiến lược gia cao cấp chuyên về thu nhập cố định tại Rabobank, phát biểu rằng ông Trump có thể có lý.

"Chúng tôi nghĩ rằng Fed cuối cùng sẽ đẩy nước Mỹ vào suy thoái bằng cách đi theo lộ trình tăng lãi suất này", chuyên gia phân tích nói.

neu-cu-tiep-tuc-tang-lai-suat-lieu-fed-se-day-kinh-te-my-vao-suy-thoai-traderviet.png

Lãi suất liên bang, thước đo giúp chỉ ra chi phí vay trên khắp nền kinh tế Mỹ, đã được nâng lên mức từ 2% đến 2,25% vào ngày 26 tháng 9 năm 2018. Các nhà hoạch định chính sách cho rằng sẽ có thêm một đợt tăng lãi suất trong năm nay, ba đợt tăng trong năm 2019 và một đợt vào năm 2020.

Graham-Taylor cho biết ông dự đoán sẽ có một cuộc suy thoái ở Mỹ trong vòng "vài năm tới" và các nhà nghiên cứu tại ngân hàng của ông đã căn cứ điều này trên sự đi ngang của đường cong lợi suất.

Một đường cong lợi suất phẳng xảy ra khi lợi suất trên nợ dài ngày hơn giảm xuống mức gần với mức của các trái phiếu ngắn ngày hơn. Nó có thể là dấu hiệu của sự thiếu tự tin trong trung và dài hạn của một nền kinh tế.

Trong những tuần gần đây, đường cong lợi suất đã thực sự dốc lên nhưng Graham-Taylor nói rằng trong trường hợp này điều đó là liên quan đến sự bất ổn, chứ không phải là do niềm tin của nhà đầu tư trong tương lai.

Chuyên gia phân tích này cho rằng với chỉ hai đợt tăng lãi suất nữa thì có lẽ cũng sẽ là "tăng quá mức" và điều đó đủ để kích hoạt một cuộc suy thoái kinh tế.

Nguồn Cafef, CNBC

>> Tại sao những dao động ngắn hạn của thị trường hầu hết đều không đáng tin
 

Giới thiệu sách Trading hay
Các Phương Pháp Price Action Kinh Điển

Bộ sách tổng hợp các phương pháp Price Action truyền thống và hiện đại, với các hướng dẫn cụ thể và dễ áp dụng cho nhà giao dịch
Chỉnh sửa lần cuối:
Theo mình nghĩ việc FED tăng lãi suất lúc này và những năm sau là một giải pháp tốt để giữ vững thế mạnh cho USD và nền kinh tế Mỹ vì những nguyên nhân sau:
- Các nước Nga, Nhật, Trung Quốc, Ấn Độ và các nước thuộc nhóm Arap đã và đang bán trái phiếu chính phủ Mỹ một lượng lớn (làm suy yếu dần USD).
- Chiến tranh thương mại với TQ (ít nhiều ảnh hưởng đến vị thế của Mỹ và đồng USD).
- Các nước có sản lượng dầu lớn đang họp tác bài trừ USD trong các giao dịch liên quan đến dầu mỏ.
- Việc nợ công tăng nhanh cũng góp phần làm vị thế USD trê thị trường quốc tế dần suy yếu.
Việc tăng lãi suất sẽ làm suy yếu kinh tế Mỹ tức thời nhưng về lâu dài là một giải pháp hạn chế suy yếu đồng USD. Cơ hội cho anh em trader "Go Long" với các cặp nào có liên quan đến USD (theo mình thì dấu hiệu rõ nhất thể hiện trên biểu đồ AU và NU).

Quan điểm riêng của mình về một trader là " trên con đường trở thành một trader chuyên nghiệp thì ít nhất nên có 1 trade với mức lợi nhuận từ 1.000 pips trở lên".
 
Theo mình nghĩ việc FED tăng lãi suất lúc này và những năm sau là một giải pháp tốt để giữ vững thế mạnh cho USD và nền kinh tế Mỹ vì những nguyên nhân sau:
- Các nước Nga, Nhật, Trung Quốc, Ấn Độ và các nước thuộc nhóm Arap đã và đang bán trái phiếu chính phủ Mỹ một lượng lớn (làm suy yếu dần USD).
- Chiến tranh thương mại với TQ (ít nhiều ảnh hưởng đến vị thế của Mỹ và đồng USD).
- Các nước có sản lượng dầu lớn đang họp tác bài trừ USD trong các giao dịch liên quan đến dầu mỏ.
- Việc nợ công tăng nhanh cũng góp phần làm vị thế USD trê thị trường quốc tế dần suy yếu.
Việc tăng lãi suất sẽ làm suy yếu kinh tế Mỹ tức thời nhưng về lâu dài là một giải pháp hạn chế suy yếu đồng USD. Cơ hội cho anh em trader "Go Long" với các cặp nào có liên quan đến USD (theo mình thì dấu hiệu rõ nhất thể hiện trên biểu đồ AU và NU).

Quan điểm riêng của mình về một trader là " trên con đường trở thành một trader chuyên nghiệp thì ít nhất nên có 1 trade với mức lợi nhuận từ 1.000 pips trở lên".
Thanks bác đã cho anh em 1 góc nhìn, và một lời khuyên về cú trade để đời :)
 
Theo mình nghĩ việc FED tăng lãi suất lúc này và những năm sau là một giải pháp tốt để giữ vững thế mạnh cho USD và nền kinh tế Mỹ vì những nguyên nhân sau:
- Các nước Nga, Nhật, Trung Quốc, Ấn Độ và các nước thuộc nhóm Arap đã và đang bán trái phiếu chính phủ Mỹ một lượng lớn (làm suy yếu dần USD).
- Chiến tranh thương mại với TQ (ít nhiều ảnh hưởng đến vị thế của Mỹ và đồng USD).
- Các nước có sản lượng dầu lớn đang họp tác bài trừ USD trong các giao dịch liên quan đến dầu mỏ.
- Việc nợ công tăng nhanh cũng góp phần làm vị thế USD trê thị trường quốc tế dần suy yếu.
Việc tăng lãi suất sẽ làm suy yếu kinh tế Mỹ tức thời nhưng về lâu dài là một giải pháp hạn chế suy yếu đồng USD. Cơ hội cho anh em trader "Go Long" với các cặp nào có liên quan đến USD (theo mình thì dấu hiệu rõ nhất thể hiện trên biểu đồ AU và NU).

Quan điểm riêng của mình về một trader là " trên con đường trở thành một trader chuyên nghiệp thì ít nhất nên có 1 trade với mức lợi nhuận từ 1.000 pips trở lên".
- Trên thực tế ko hề có mục tiêu nào là vừa giữ đồng tiền mạnh và nền kinh tế mạnh cả. Bác có thấy là Trump suốt ngày phàn nàn về đồng USD mạnh ko, điều đó làm giảm sức cạnh tranh về hàng hóa xuất khẩu của Mỹ. Năm 1985 Mỹ còn ép Nhật ký thỏa thuận Plaza để USD giảm giá so với JPY (2 năm sau JPY tăng gấp đôi so với USD). Bản thân các quốc gia như Nhật hay Eurozone hiện nay đều mong muốn duy trì 1 đồng tiền yếu để tạo lợi thế cạnh tranh xuất khẩu và tạo thặng dư thương mại tốt hơn cho nền kinh tế nội địa.
- Ở góc độ của Fed, họ điều hành độc lập lãi suất dựa trên mô hình Taylor, tức là tính toán mức lãi suất điều hành nhằm phù hợp với mục tiêu về GDP và lạm phát tiềm năng. Rõ ràng sau các chương trình QE số liệu GDP, lạm phát và thị trường lao động của Mỹ đều phục hồi tốt và Fed phải đưa lộ trình thắt chặt dần dần để đưa lãi suất trở lại mức trung tính 3% trong dài hạn nhằm kiểm soát lạm phát ổn định ở mức mục tiêu 2%. Thị trường chứng khoán cũng đã được chuẩn bị tâm lý tốt trong vài năm và ko hề bị shock bởi lộ trình thắt chặt như dự báo, đó là lý do Fed dừng QE từ 2014 nhưng chứng khoán Mỹ cũng liên tục đi lên từ đó.
- Các quốc gia giảm nắm giữ trái phiếu chính phủ của Mỹ trong năm nay do chi phí hedging đắt hơn (ví dụ UST 10y là 3.15% unhedge, tuy nhiên nếu các tổ chức ở Nhật sau khi hedge qua swap thì lợi suât thực tế chỉ khoảng 0.3-0.4%). Tại sao Trung Quốc và Nhật là 2 chủ nợ lớn nhất của Mỹ? Họ mua TPCP Mỹ như 1 dạng dự trữ ngoại hối chính, và bản chất khi mua TPCP Mỹ cho dự trữ ngoại hối quốc gia thì Trung Quốc và Nhật sẽ bơm ra lượng tiền CNY và JPY tương ứng vào hệ thống tài chính toàn cầu nhằm giúp các đồng tiền này yếu so với USD - duy trì lợi thế cạnh tranh. Đấy là mối quan hệ ràng buộc nhau, ở góc độ nào đó là win-win, nên cách hiểu các quốc gia năm nay bán US Treasury khiến USD suy yếu là sai. Chênh lệch lợi suất TPCP của Mỹ với Nhât, Đức, Trung Quốc tăng còn support cho tỷ giá USDJPY, EURUSD, USDCNY tăng do chi phí cơ hội nắm giữ tài sản có giá của Mỹ tăng so với các quốc gia kia. Tuy nhiên trường hợp đặc biệt như Italy khi lợi suất TPCP của họ tăng cao hơn so với Đức thì điều này lại cảnh báo rủi ro xếp hạng tín nhiệm của Ý bị bất lợi hơn nữa. Do đó cần hiểu bản chất về tương quan lợi suất TPCP và đồng tiền.
- Trên thực tế Trade War có thể làm USD mạnh thêm. Lý do là các thị trường EM bị tổn thương bởi Trade War (đặc biệt tại châu á) do nhu cầu sản xuất hay tiêu thụ tại Trung Quốc bị suy yếu. Dòng tiền đầu tư FDI, FII vào các thị trường EM nhằm kiếm lợi suất cao (Risk Appetite cao). Trade War sẽ khiến dòng tiền FDi và FII có xu hướng chạy khỏi các quốc gia EM. Khi thị trường chứng khoán của EM bị bán tháo và dòng tiền FDI muốn tháo chạy thì các nhà đầu tư sẽ cần hedging mua lại USD - điều này khiến cho USD mạnh lên. Giai đoạn vừa qua chúng ta có thể thấy Trade War leo thang khiến USD mạnh lên đáng kể so với Emerging market và điều này tạo ra các flows mua USD thực sự trên toàn cầu.
- Các nước có sản lượng dầu lớn (hay gọi là khối OPEC) làm sao có thể bài trừ USD khi hiện nay toàn bộ giá dầu trên thế giới giao dịch đều bằng đồng USD?
- Tất nhiên rủi ro từ nợ công hay thâm hụt ngân sách chính phủ có thể tác động đến sự suy yếu của nền kinh tế trong dài hạn - gián tiếp gây bất lợi cho đồng tiền của nước đó do tác động niềm tin. Đó là lý do cuối năm 2017 khi Mỹ thông qua kế hoạch giảm thuế thì lợi suất TPCP 10 năm tăng lên 3% nhưng USD lại giảm (do niềm tin vào nền kinh tế dài hạn bị giảm bởi lo ngại thâm hụt ngân sách có nguy cơ tăng mạnh hơn dự báo).
Đây là chút quan điểm cá nhân của mình, tranh luận và phản biện tích cực chứ ko có ý gì. Thanks :D
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 123 Xem / 9 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 266 Xem / 11 Trả lời
  • lapuma trong Kiến thức Trading - Kinh nghiệm Trading 317 Xem / 12 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,408 Xem / 53 Trả lời
  • Berkeley trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 54 Xem / 1 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 431 Xem / 13 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên