Nghệ thuật quản lý rủi ro: "Đôi khi cách PHÒNG THỦ hiệu quả nhất chính là chủ động TẤN CÔNG"!

Nghệ thuật quản lý rủi ro: "Đôi khi cách PHÒNG THỦ hiệu quả nhất chính là chủ động TẤN CÔNG"!

Nghệ thuật quản lý rủi ro: "Đôi khi cách PHÒNG THỦ hiệu quả nhất chính là chủ động TẤN CÔNG"!

Le Hue Truong

Editor
Trial mod
7,275
32,426
Trong các trò chơi chiến lược cũng như chiến tranh, có một câu nói xưa cũ vẫn hay được áp dụng, rằng: "Đôi khi cách phòng thủ hiệu quả nhất chính là chủ động tấn công". Một biến thể khác của câu nói này là "Phòng thủ tốt duy nhất chính là phòng thủ chủ động". Hãy cùng biến đổi nó một chút nhé: Phần tốt nhất của một "chiến lược phòng thủ" sẽ có một thành phần "tấn công hiệu quả".

Điều mình đang muốn nhấn mạnh ở đây không phải là mối liên kết cứng nhắc của 2 yếu tố phòng thủ và tấn công, mà là cái này có thể dễ dàng chuyển sang cái kia tuỳ thuộc vào từng tình huống bắt buộc.

Khi nói đến trading, tư thế "phòng thủ" có thể được điều chỉnh để thực hiện một chức năng "tấn công". Nói cách khác, "quản lý rủi ro" là một khái niệm mang tính quyết liệt, cũng giống như một chiến lược phòng thủ. Bạn quản lý rủi ro để hiệu chỉnh tiềm năng lợi nhuận, không chỉ để tránh thua lỗ. Dưới đây là một ví dụ khám phá khái niệm này.

Chiến lược Quản lý Rủi ro Vắt cạn Lợi nhuận Từ Trade thua


Hãy tưởng tượng, có 2 trader - A và B.

Điểm tương đồng


Cả 2 trader đều có số dư ban đầu là $10.000. Cả hai đều đang giao dịch hợp đồng tương lai chỉ số Dow Jones. Cả hai đều theo cùng một tín hiệu giao dịch.

Điểm khác biệt


Trader A giao dịch một vị thế cố định của 1 hợp đồng, lời hoặc lỗ $5 mỗi khi giá tick 1 điểm.

Trader B sử dụng chiến lược rủi ro 2%, vậy, anh ta giao dịch cả YM và MYM (đơn vị quy mô hợp đồng futures: YM là đơn vị standard; MYM là đơn vị micro) để tinh chỉnh quy mô vị thế của mình.

Các giao dịch đều thua, nhưng trader B đã kết thúc một ngày với lợi nhuận


Có tổng cộng 5 giao dịch - tất cả đều kết thúc với mức lỗ -130 điểm. Mặc dù trader A kết thúc ngày chỉ giảm -$650, trader B đã về nhà với lợi nhuận +$1.069.

Làm sao điều này lại có thể?


Làm sao mà hai trader cùng theo một tín hiệu giao dịch cho cùng một công cụ lại có thể có sự chênh lệch về lãi và lỗ như vậy? Câu trả lời mà bạn có thể đoán được là QUẢN LÝ RỦI RO.

Không phải là trader B thua ít hơn nhờ chiến lược quản lý rủi ro của anh ấy, mà là chiến lược của anh cho phép anh ấy thắng nhiều hơn.

Tóm lại, quản lý rủi ro không chỉ là một chiến lược phòng thủ, mà còn là một chiến lược tấn công. Hãy phân tích cụ thể xem cả 2 trader đã kết thúc như thế nào với kết quả của họ nhé:

Quan-ly-rui-ro-Cach-phong-thu-tot-nhat-la-chu-dong-tan-cong-TraderViet1.png

Đi sâu hơn vào các giao dịch


Vị thếDừng lỗMục tiêu lợi nhuậnĐiểm Lời/lỗ
1 hợp đồng-65100-65
1 hợp đồng-75100-75
1 hợp đồng-10100100
1 hợp đồng-75100-75
1 hợp đồng-15100-15
-130
[TBODY] [/TBODY]
Tổng thiệt hệ toàn hệ thống lên tới -130 điểm. Một cú thua khá lớn.

Các quy tắc thoát lệnh trong hệ thống này rất đơn giản: đóng ở mức mục tiêu lợi nhuận tối đa hoặc cho phép vị thế của bạn bị "stop out" (tại điểm dừng lỗ).

Bây giờ, chúng ta hãy xem kết quả cụ thể của từng trader nhé! Bắt đầu với trader A trước.

Vị thếDừng lỗMục tiêu lợi nhuậnĐiểm Lời/lỗ$ Lời/lỗ
1 hợp đồng-65100-65-$325
1 hợp đồng-75100-75-$375
1 hợp đồng-10100100$500
1 hợp đồng-75100-75-$375
1 hợp đồng-15100-15-$175
-130-$650
[TBODY] [/TBODY]
Giao dịch một số tiền cố định (trong trường hợp này là một hợp đồng), sẽ cung cấp cho bạn một kết quả phù hợp với hệ thống P/L sau khi được điều chỉnh giá trị. Trong trường hợp này, một hợp đồng của trader A có giá trị $5 cho mỗi tick giá. Vậy, khoản lỗ -130 điểm tương đương với: (-130 * 5 = -325) một khoản lỗ $650.

Vậy làm thế nào để trader B có kết quả khác biệt đến vậy (+$1.069)? Tất cả những gì anh ấy làm là sử dụng chiến lược quản lý rủi ro 2% đơn giản - cụ thể là không mạo hiểm quá 2% cho bất kỳ giao dịch nào. Hãy cùng tìm hiểu sâu hơn nhé!

Chiến lược quản lý rủi ro linh hoạt của trader B


Lưu ý: Mình sẽ trình bày phần này rất chi tiết, nhưng khi quản lý rủi ro, việc xác định kích thước vị thế có thể trở thành một nỗ lực đòi hỏi bạn phải liên tục kiểm tra số dư của mình so với % rủi ro.
  • Để đưa ra mức rủi ro 2%, trader B sẽ nhân kích thước tài khoản giao dịch của mình với 0,02 (tài khoản x 2%).
  • Để đưa ra giá trị đô la tối đa cho mỗi tick giá, anh ấy chia rủi ro tối đa cho mức dừng lỗ của mình (ví dụ: nhìn vào giao dịch đầu tiên - $200/65= $3,07 là giá trị đô la tối đa cho mỗi tick giá.
  • Sau đó, anh ta chọn số lượng hợp đồng để khớp với số tiền chính xác trên mỗi tick giá của mình (hoặc thấp hơn một chút).
Hãy cùng đi qua từng giao dịch nào:

Vị thếSố dưDừng lỗMục tiêu lợi nhuậnĐiểm Lời/lỗ$ Lời/lỗ
6 MYM$10.000-65100-65-$200
5 MYM$9.800-75100-75-$126
3 YM + 8 MYM$9.604-10100100+$1.921
6 MYM$11.525-75100-75-$230
3 YM$11.294-15100-15-$225
-130+$1.069
[TBODY] [/TBODY]

Trade 1


Số dư: Trader B bắt đầu một ngày với $10.000.

Rủi ro 2%: Số tiền lên tới $200.

Dừng lỗ: 65 điểm.

Số đô la tối đa cho mỗi tick giá: Anh ta không thể mạo hiểm hơn $3,00 cho mỗi tick giá (vì $3 x 65 = -$200).

Quy mô hợp đồng: Để phù hợp với giá trị đô la trên mỗi tick giá lý tưởng, trader B cần phải trade không quá 6 hợp đồng Micro Emini Dow Jones (MYM) mỗi hợp đồng trị giá $0,5 cho mỗi tick giá.

Kết quả: Anh bị stop out với khoản lỗ -$200 (-65 x $0,5 = $200).

Trade 2


Số dư: Còn lại $9.800.

Rủi ro 2%: $196,00.

Dừng lỗ: 75 điểm.

Số đô la tối đa cho mỗi tick giá: Mạo hiểm không quá $2,61 cho mỗi tick giá (làm tròn xuống $2,50).

Quy mô hợp đồng: Tối đa 5 hợp đồng MYM ( 5 hợp đồng x $0,50 = $2,50 trên tick).

Kết quả: Lỗ -$196,00.

Trade 3


Số dư: Bây giờ, tài khoản của trader B giảm xuống còn $9.604.

Rủi ro 2%: Giới hạn thua lỗ 2% của anh là $192.

Dừng lỗ: Điểm dừng lỗ lần này chỉ cách 10 điểm - có nghĩa là anh ta có thể có một vị thế lớn hơn nhiều.

Số đô la tối đa cho mỗi tick giá: Anh ta có thể rủi ro tới $19,21 cho mỗi tick giá ($192 / 10 = $19,20).

Quy mô hợp đồng: 3 hợp đồng YM và 8 hợp đồng MYM ($15 + $4 = $19 trên tick).

Kết quả: Một trade thắng, kết quả này mang lại lợi nhuận $1.921 - một chiến thắng lớn. Lưu ý rằng, trong cú trade này, trader A chỉ kiếm được $500.

Trade 4


Số dư: Tài khoản của trader B giờ tăng lên đến $11.525.

Rủi ro 2%: Rủi ro tối đa đã tăng lên tới $230.

Dừng lỗ: 75 điểm.

Số đô la tối đa cho mỗi tick giá: $3,07 (làm tròn thành $3,00).

Quy mô hợp đồng: 6 hợp đồng MYM.

Kết quả: Bị dừng lại với khoản lỗ -$230.

Trade 5


Số dư: Giá trị tài khoản của trader B giảm xuống $11.294.

Rủi ro 2%: $226.

Dừng lỗ: Lần này là 15 điểm.

Số đô la tối đa cho mỗi tick giá: Bởi vì khoảng cách dừng lỗ nhỏ hơn và chỉ mất có 2%, anh ấy sẽ mạo hiểm $15,00 trên mỗi tick giá.

Quy mô hợp đồng: 3 hợp đồng YM.

Kết quả: Một trade thua khác, và số tiền ra đi là -$225.

Cuối cùng, trader B đã thu được $1.069, tương đương với 10,7% lợi nhuận, so với mức lỗ -6,5% của trader A. Quả là một sự cách biệt!

Cùng winrate, nhưng hệ số lợi nhuận lại khác nhau


Quan-ly-rui-ro-Cach-phong-thu-tot-nhat-la-chu-dong-tan-cong-TraderViet3.jpeg


Winrate là tần suất thắng, thường được biểu thị dưới dạng %.

Còn hệ số lợi nhuận là tỷ lệ thắng thua.

Hệ thống:
  • Winrate của hệ thống cho 5 giao dịch này rất thấp: chỉ có 20%.
  • Hệ số lợi nhuận của hệ thống cũng kém - 0,43/1, hoặc ngược lại, -2,31/1 (hệ số thua lỗ).

Trader A


Winrate và hệ số lợi nhuận của trader A phản ánh đúng hệ thống, vì anh ấy sử dụng phân bổ rủi ro cố định cho mỗi giao dịch.

Trader B


Winrate của trader B thì giống như của hệ thống và giống như của trader A.

Tuy nhiên, hệ số lợi nhuận của anh ấy là 2,25/1 (đáng ngạc nhiên). Cứ một đơn vị thua lỗ, anh ta thu được 2,25 đơn vị lợi nhuận - hoàn toàn ngược lại với trader A.

Winrate sẽ ảnh hưởng đến hệ số lợi nhuận như thế nào và ngược lại?


Hãy tưởng tượng, một hệ thống giao dịch có winrate chỉ là 30%, nhưng nó đã tạo ra gấp đôi những gì nó đã mất.

Nếu trade thắng trung bình của nó là $100, thì khoản lỗ trung bình là $50, bạn có thể kỳ vọng nó tạo ra lợi nhuận dương hay không? Câu trả lời là không, bạn không thể.

Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu nó kiếm được trung bình $120 và lỗ trung bình $50, liệu nó có kỳ vọng lợi nhuận dương? Có, nó có đấy!

Tất cả nằm ở... Kỳ vọng giao dịch


Quan-ly-rui-ro-Cach-phong-thu-tot-nhat-la-chu-dong-tan-cong-TraderViet4.jpeg


Kỳ vọng giao dịch là một phép tính bạn có thể sử dụng để dự đoán về mặt lý thuyết mức độ thuận lợi của một hệ thống giao dịch - dù thắng hay thua - dựa trên winrate và số tiền thắng, thua trung bình (gần giống như hệ số lợi nhuận).

Nó có thể giúp bạn trả lời những câu hỏi sau:
  • Winrate có thể thấp đến mức nào trước khi hệ thống bắt đầu thua?
  • Hệ số lợi nhuận có thể xuống thấp đến mức nào trước khi nó bắt đầu thua?
  • Hay ngược lại, winrate hoặc hệ số lợi nhuận phải cao như thế nào để hệ thống có lãi?
Nếu kỳ vọng của hệ thống dưới 0 thì đó là hệ thống thua cuộc; còn nếu nó trên 0, thì đó là một hệ thống chiến thắng tiềm năng.

Công thức tính kỳ vọng giao dịch:

(% Thắng x Tiền thắng trung bình) - (% Thua x Tiền lỗ trung bình) = Kỳ vọng giao dịch

Với công thức này, bạn không còn phải lo lắng liệu mình có đang tập trung quá nhiều vào winrate hoặc hệ số lợi nhuận của hệ thống hay không. Tất cả những gì bạn cần làm là điền vào các con số, và bạn sẽ dự đoán liệu hệ thống có khả năng "kiếm" hay "lấy" tiền của bạn hay không.

Có thể minh hoạ khái niệm này bằng một ví dụ đơn giản về việc tung đồng xu:

Quan-ly-rui-ro-Cach-phong-thu-tot-nhat-la-chu-dong-tan-cong-TraderViet2.png

Lời kết


Quản lý rủi ro không chỉ là một chiến lược phòng thủ, mà nó còn có thể sử dụng để tích cực theo đuổi cơ hội trong khi giữ rủi ro trong tầm kiểm soát.

Nó cũng có thể giúp bạn xác định rõ hơn các điều kiện trong đó có cơ hội hay không, hoặc hệ thống giao dịch có thể chứng minh ít nhiều thuận lợi hơn về tiềm năng lợi nhuận hay không.

Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, mình hy vọng đã chứng minh được cho các bạn thấy các nguyên tắc quản lý rủi ro có thể nâng cao kiến thức giao dịch của bạn, theo cách đơn giản hoặc phức tạp như thế nào.

Khi tham gia vào thị trường, đừng bao giờ quên câu nói: "Cách phòng thủ tốt nhất là một sự tấn công thật mạnh mẽ". Hãy nhớ rằng, bạn hoàn toàn có thể vừa trade an toàn và vừa trade quyết liệt, cùng một lúc nhé!

Nguồn: tradeciety
Đừng quên THẢ TIM, SHARE VÀ COMMENT để ủng hộ mình nhiều hơn nữa nhé!! Nice day cả nhà ;););)
 

Giới thiệu sách Trading hay
Phương Pháp VPA - Kỹ Thuật Nhận Diện Dòng Tiền Thông Minh bằng Hành Động Giá kết hợp Khối Lượng Giao Dịch

Phương pháp VPA - Volume Price Analysis - là phương pháp Price Action hướng dẫn ĐỌC GIÁ / NẾN kết hợp với KHỐI LƯỢNG GIAO DỊCH để tìm ra hướng đi của DÒNG TIỀN THÔNG MINH
Chỉnh sửa lần cuối:

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • The Blade trong Kiến thức Trading - Kinh nghiệm Trading 70,279 Xem / 38 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,642 Xem / 80 Trả lời
  • TraderViet News trong Chuyện bên lề 258 Xem / 1 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 451 Xem / 24 Trả lời
  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 24,145 Xem / 83 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 343 Xem / 3 Trả lời
  • Berkeley trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 121 Xem / 2 Trả lời
  • LuTienSinh trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 201 Xem / 3 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên