Nhìn lại dữ liệu lạm phát của Mỹ và ảnh hưởng của nó lên FED

Nhìn lại dữ liệu lạm phát của Mỹ và ảnh hưởng của nó lên FED

Nhìn lại dữ liệu lạm phát của Mỹ và ảnh hưởng của nó lên FED

Bianas

Senior Mod
Đã Xác Nhận
Trial mod
5,070
29,700
Với dữ liệu lạm phát mới nhất, áp lực chi phí đang tiếp tục ghi nhận sự gia tăng và các công ty đang tìm cách chuyển chi phí này cho khách hàng trong một môi trường mà nhu cầu đang rất mạnh mẽ, do vậy, khả năng tăng lãi suất năm 2022 đang lớn dần.

Dữ liệu lạm phát bất ngờ của Mỹ đang cho thấy điều gì?


Lạm phát giá tiêu dùng (CPI) tháng 6 của Mỹ đã tăng 0.9% (trên cơ sở tháng), tiếp tục đà tăng trước đó của tháng 5 (ở mức 0.8%) và tháng 4 (ở mức 0.5%). Mức tăng này đã vượt xa con số dự báo đồng thuận vốn chỉ ở mức 0.5%, trong khi đó lạm phát lõi (core inflation) cũng đã ghi nhận mức tăng 0.9% so với dự báo chỉ là 0.4%. Áp lực tăng giá này đang khiến quan điểm “lạm phát chỉ là nhất thời” của FED bị lung lay và các lời kêu gọi rút bớt kích thích cũng đã gia tăng.

Phân tích dữ liệu chi tiết có thể thấy áp lực lạm phát trên diện rộng trong khi mức tăng đáng kể nhất vẫn năm trong mảng xe đã qua sử dụng với mức tăng 10.5% so với tháng trước. Trong khi đó, lương thực tăng 0.8% so với tháng trước, quần áo tăng 0.7%, nhà ở tăng 0.4%, xăng tăng 2.5% so với tháng trước, chăm sóc y tế là thành phần duy nhất giảm (-0.1% so với tháng trước).

Tỷ lệ lạm phát chính hàng năm hiện đang ở mức 5.4% - ngay dưới mức đỉnh 5.6% hồi 2008 được gây ra bởi giá dầu tăng. Tuy nhiên, tỷ lệ lạm phát cơ bản hàng năm hiện là 4.5%, đây là tỷ lệ được nhìn thấy lần cuối vào tháng 11/1991, tức đã cách đây 3 thập kỷ.

Screen Shot 2021-07-14 at 12.09.20.png

Dữ liệu lạm phát hàng năm của Mỹ​

Lạm phát đã vượt đỉnh nhưng sự suy giảm sẽ đến?!


Trong vài tháng qua, lạm phát đã liên tục gia tăng do hiệu ứng tái mở cửa lại nền kinh tế, nền kinh tế hiện tại đang khác xa so với thời kỳ phong toả 12 tháng trước đó. Tuy nhiên sự khác biệt này sẽ giảm dần (tức đà tăng lạm phát cũng có thể giảm dần) khi chúng ta bước sang Q3.

Mặc dù vậy, ING không lạc quan như FED - cho rằng lạm phát sẽ mau chóng quay trở lại mức 2%. Thay vào đó họ nghi ngờ điều này và nhìn thấy rủi ro lạm phát tiếp tục tăng cao trong nhiều tháng nữa.

Cầu sẽ tiếp tục vượt cung


Lý do chính cho mức lạm phát hiện tại là nền kinh tế đang được thúc đẩy bởi kích thích lớn. Nhu cầu dường như đang vượt quá khả năng cung của nền kinh tế, ING cũng cho rằng những căng thẳng trong chuỗi cung ứng và tình trạng thiếu lao động sẽ không sớm kết thúc.

Nhiều cuộc khảo sát hàng tồn kho đang cho thấy những mức thấp kỷ lục trong khi lượng đơn đặt hàng tồn đọng lại ở mức cao kỷ lục và thời gian giao hàng của nhà cung cấp vẫn rất dài, cho thấy những căng thẳng trong toàn bộ nền kinh tế. Điều này có thể khiến các công ty có nhiều quyền lực định giá hơn và họ có khả năng chuyển chi phí gia tăng cho các hộ gia đình.

Điều này cũng đã được thấy trong cuộc khảo sát của Liên đoàn Doanh nghiệp Độc lập Quốc gia (NFIB) vừa qua, với 47% số người được hỏi hiện đang tăng giá của họ - mức cao nhất kể từ tháng 1 năm 1981 - với 44% doanh nghiệp thực sự muốn tăng giá cao hơn trong 3 tháng tới.

Và rõ ràng những điều này đang làm dấy lên những nghi ngờ đối với quan điểm “lạm phát là nhất thời” của FED.

Screen Shot 2021-07-14 at 12.09.29.png

Khảo sát của NFIB cho thấy các công ty đang tìm cách tăng giá ở mức kỷ lục (1975-2021)​

Cần chú ý chi phí nhà ở trong những tháng tới


Rủi ro lạm phát tăng sẽ có thể được cộng hưởng thêm bởi chi phí nhà ở vì giá thuê chính và giá thuê tương đương của chủ sở hữu chiếm 1/3 trong rổ tính CPI. Các biến động trong các thành phần này có xu hướng chậm hơn 12-18 tháng so với thay đổi giá nhà (xem biểu đồ bên dưới). ING cho rằng thành phần nhà ở của lạm phát sẽ là câu chuyện chính cần theo dõi trong nửa cuối năm.

Screen Shot 2021-07-14 at 12.09.38.png

Giá nhà và mối quan hệ với chi phí CPI nhà ở​

Tác động của lạm phát lên FED là như thế nào?


ING dự báo lạm phát của Mỹ sẽ duy trì trên 4% cho đến hết quý 1/22 với lạm phát cơ bản khó có thể xuống dưới 3% cho đến mùa hè năm sau. ING cũng kỳ vọng câu chuyện tăng trưởng mạnh sẽ tiếp tục và với nguồn cung lao động bị thiếu hụt, áp lực tăng lương cũng sẽ lớn hơn.

Do vậy, dường như có rất ít lý do để FED tiếp tục chương trình mua tài sản trị giá 120 tỷ USD hàng tháng của mình, và những lời nói của ông Powell trong phiên điều trần nửa năm trước Uỷ ban Thượng viện bắt đầu vào đêm nay (giờ Hà Nội) và tại Hội nghị Jackson Hole vào tháng 8 sẽ cung cấp những manh mối quan trọng về việc tapering sắp tới. ING hiện đang kỳ vọng động thái giảm bớt kích thích sẽ bắt đầu vào Q4 và nhanh chóng kết thúc trong Q2/22.

Về lãi suất, các quan chức FED đã đẩy thời điểm tăng lãi suất sớm hơn, bắt đầu vào năm 2023, nhưng ING cho rằng như vậy là quá muộn, và hiện đang dự đoán động thái tăng lãi suất đầu tiên sẽ diễn ra vào nửa cuối năm 2022, đồng thời sẽ không ngạc nhiên khi thấy thêm 2 quan chức FED chuyển sang quan điểm này trong cuộc họp FOMC tháng 9, và điều đó cũng sẽ đưa dự báo trung bình về đợt tăng lãi suất đầu tiên của các quan chức FED sang năm 2022.

1-traderviet.jpg

Biểu đồ dotplot mới nhất​

Tham khảo: ING
 

Giới thiệu sách Trading hay
Phương Pháp Wyckoff Hiện Đại - Kỹ thuật Nhận diện Xu hướng Thị trường Tiềm năng

Phương pháp Wyckoff là một phương pháp price action kinh điển và đem lại thành công cho nhiều trader. Phương pháp này là nền tảng của nhiều phương pháp trading nổi tiếng khác

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 270 Xem / 27 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,117 Xem / 84 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 248 Xem / 16 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên