Những công cụ cần thiết để xác định độ mạnh yếu của một xu hướng

Những công cụ cần thiết để xác định độ mạnh yếu của một xu hướng

Những công cụ cần thiết để xác định độ mạnh yếu của một xu hướng

The Blade

Editor
Trial mod
2,920
17,950
Giao dịch theo xu hướng là một trong những môn phái được đông đảo trader ở Việt Nam và trên thế giới đang theo học. Tuy nhiên để giao dịch theo xu hướng hiệu quả thì bài học đầu tiên chính là bài học về xu hướng. Nói xu hướng thì rất đơn giản, giá tăng thì xu hướng lên, giá giảm thì xu hướng xuống.

Tuy nhiên, để nghiên cứu sâu về nó thì là cả một quá trình dài bởi lẽ có rất nhiều vấn đề xoay quanh cái xu hướng đó. Thành thử, các trader muốn giao dịch theo xu hướng hiệu quả, nhất thiết phải tìm hiểu kỹ về xu hướng mà một trong những yếu tố quan trọng nhất chỉ phối xu hướng chính là độ mạnh yếu của nó. Nó giúp ta ước đoán được xu hướng sẽ còn tồn tại nữa hay không hoặc nó sắp đảo chiều rồi.

Trong bài viết ngày hôm nay, tôi sẽ giới thiệu với anh em một số công cụ xác định độ mạnh yếu của xu hướng.

ADX - CHỈ HƯỚNG, CHỈ LUÔN ĐỘ MẠNH YẾU CỦA HƯỚNG

Nhắc đến ADX là nhắc đến một chỉ báo xu hướng đầy uy lực. Sở dĩ có rất nhiều chỉ báo về xu hướng mà ADX vẫn giữ được vị trí quan trọng trong lòng trader là vì nó có những khả năng vượt trội riêng biệt.

ADX có khả năng dự báo sớm một xu hướng (tôi có viết 1 bài như vậy mà không nhớ ở đâu, anh em search lại nhé).

Như chúng ta đã biết, chức năng kinh điển nhất của ADX là xác nhận xu hướng tăng hay giảm qua cái mốc 20. Tức là thị trường sẽ có xu hướng rõ ràng khi ADX đang tăng và cao hơn 20.
Ngoài ra, nó còn là một công cụ đo lường sức mạnh của trend cực hay bằng cách cho biết trend đang mạnh hay đang bị hụt hơi.

4_ADX.png


Dựa vào ví dụ trên đây chúng ta có những điều lưu tâm như sau:

+ ADX tăng vọt cho thấy xu hướng rất mạnh.

+ Nhưng một khi nó đạt đỉnh và giảm xuống thì cho thấy trend đang bị hụt hơi và mất động lượng. Dĩ nhiên nếu nó vẫn còn trên 20 thì tức là trend vẫn đang mạnh chưa hoàn toàn mất hẳn. Cứ mỗi lần ADX tạo đỉnh thì giá sẽ điều chỉnh.

+ ADX tạo một xu hướng giảm (tạo phân kỳ với giá: giá có trend tốt nhưng ADX lại giảm dần) là báo hiệu xu hướng của giá sắp kết thúc và đảo chiều.

ĐỘ DỐC VÀ GÓC CỦA TRENDLINE - MANH MỐI CỦA SỨC MẠNH XU HƯỚNG

3_trendline.png


Anh em nghĩ sao về một con sóng có độ dốc lớn hay góc lớn? Đó là một con sóng đang rất mạnh, góc càng lớn hay càng dốc thì con sóng có động lượng càng mạnh.

Tuy nhiên, nguyên lý "vật cùng tắc biến, vật cực tắc phản" không chỉ đúng trong cuộc sống mà còn đúng trong trường hợp này, do đó mà có một điều lưu ý rằng khi động lượng quá mạnh thể hiện qua góc trendline quá lớn sẽ rất dễ bị gãy và bị đảo chiều một cách nhanh chóng.

Giá tăng càng mạnh, hoặc giảm càng mạnh thì gặp cản sẽ dễ bị đảo chiều trong vòng vài cây nến.
Một xu hướng hay một con sóng bền vững cần phải có sự điều chỉnh để test lại thị trường, đồng thời bỏ bớt trader nhỏ lẻ đu theo, đó là nguyên tắc của dòng tiền lớn khi duy trì một trend. Khi đến cuối trend thì họ mới dễ dàng để cho các trader nhỏ lẻ nhảy vào đánh theo xu hướng.

RSI - MỘT CÔNG CỤ ĐẶC BIỆT TRONG SỐ CÁC CÔNG CỤ ĐẶC BIỆT

6_RSI2.png


Cũng như ADX, RSI không chỉ là một công cụ chỉ báo động lượng, nó còn là một chỉ báo về xu hướng và đôi lúc còn dẫn dắt giá (đi trước giá).

Có thể nói rằng ít có công cụ nào mà chúng ta có thể áp dụng được kháng cự/ hỗ trợ/ trendline vào như áp dụng với giá. Nhưng ở đây tôi sẽ không nói quá sâu về vấn đề này, tôi sẽ có một bài riêng nói về sự dẫn dắt của RSI với giá (leading indicator).

Với xu hướng, chúng ta để ý rằng RSI nếu tạo đỉnh đáy sau cao hơn đỉnh đáy trước thì xu hướng tăng vẫn sẽ được duy trì. Và khi RSI tăng vượt qua vùng 70 thì đó là lúc giá bứt tốc mạnh mẽ và độ mạnh của của thị trường trở nên cực đại (vật cực tắc phản, anh em nhớ nhé).

Và một khi RSI đi ngang, dao động quanh vùng 50 thì xu hướng sẽ không được rõ ràng, động lượng yếu thậm chí còn là dấu hiệu của độ biến động (volatility) tăng lên do sự giằng co không hồi kết giữa phe mua và phe bán.

Hãy nhớ rằng volatility cao là do cả hai phe mua và bán đều mạnh và thay phiên nhau kiểm soát thị trường trong thời gian ngắn. Trong khi momentum cao là do một trong hai phe chiếm thế thượng phong và kiểm soát thị trường trong thời gian dài hơn.

Do đó, là trader theo xu hướng, chúng ta cần momentum chứ không cần volatility.

Tôi vừa chia sẻ xong các công cụ dùng để xác định độ mạnh yếu của xu hướng. Dĩ nhiên còn những công cụ khác nhưng đối với tôi đây là 3 công cụ hay nhất. Anh em còn công cụ nào không, xin mời chia sẻ.
 

Giới thiệu sách Trading hay
Giao Dịch Theo Xu Hướng Để Kiếm Sống

Sách chia sẻ chiến lược giao dịch, tâm lý, phương pháp quản lý vốn thực chiến của Trader 18 năm kinh nghiệm giao dịch theo xu hướng

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,180 Xem / 41 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 841 Xem / 39 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 260 Xem / 7 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 149 Xem / 7 Trả lời
  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 24,284 Xem / 84 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 315 Xem / 31 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên