Những lưu ý để bạn tìm ra các mức kháng cự hỗ trợ hợp lý nhất

Những lưu ý để bạn tìm ra các mức kháng cự hỗ trợ hợp lý nhất

Những lưu ý để bạn tìm ra các mức kháng cự hỗ trợ hợp lý nhất

Bianas

Senior Mod
Đã Xác Nhận
Trial mod
5,125
29,786
  • Làm thế nào biết được một mức kháng cự-hỗ trợ sẽ bị phá hay được giữ vững?
  • Nếu giao dịch trên khung daily/H4 và công cụ chính là kháng cự hỗ trợ, làm sao tôi có thể xác định chúng một cách chính xác nhất?
  • Những đường kháng cự-hỗ trợ được xác định một cách khá chủ quan, vậy làm thế nào để biết chúng có hợp lý hay không?
Nếu bạn có ít nhất một câu hỏi như vậy hoặc vẫn còn đang bối rối trong việc xác định cách mức kháng cự- hỗ trợ thì topic này là dành cho bạn. Với những thủ thuật được nếu ra trong bài viết bạn có thể sẽ nâng cao kỹ năng nhận diện những mức kháng cự- hỗ trợ để giao dịch với chúng.
nhung-luu-y-de-ban-tim-ra-cac-muc-khang-cu-ho-tro-hop-ly-nhat-traderviet5.png

1. Những Trader chuyên nghiệp nhìn nhận kháng cự-hỗ trợ như thế nào


Bất cứ ai tìm hiểu về cách giao dịch của những Trader chuyên nghiệp đều biết rằng họ đa phần sử dụng lệnh chờ hơn là lệnh thị trường, tỷ lệ này là khoảng 70-30. Họ cũng có những cách tiếp cận khác nhau, số thì dùng hành động giá, số thì dùng fibo, ichimoku hay một vài chỉ báo khác, điều quan trọng và giống nhau ở họ chính là sự tập trung vào các mức kháng cự- hỗ trợ quan trọng.

Đây là những vùng mà họ sẽ đặt lệnh chờ của mình và có một khái niệm liên quan bạn cần phải nắm đó chính là thời gian giữ lệnh (holding time). Những Trader có thời gian giữ lệnh thấp thường có một mức dừng lỗ nhỏ để tối đa hóa lợi nhuận của họ. Và ngược lại, đối với những Trader có thời gian giữ lệnh lâu, thường có mức stoploss rộng và đòi hỏi ít sự chính xác hơn.

nhung-luu-y-de-ban-tim-ra-cac-muc-khang-cu-ho-tro-hop-ly-nhat-traderviet1.png

Hình minh họa cho thấy mức kháng cự hỗ trợ được đánh dấu​

Và dưới đây là cách những Trader phản ứng với mức cản này

nhung-luu-y-de-ban-tim-ra-cac-muc-khang-cu-ho-tro-hop-ly-nhat-traderviet2.png


Nếu những pro Trader này nhận định rằng thị trường sẽ đi ngang ( sideway) họ sẽ đặt lệnh chờ bán tại vùng 114.42, tất nhiên là sẽ khác nhau về khối lượng, mức giá, và cả khoảng stoploss. Nếu lực bán đủ mạnh để đẩy lùi lực bán, sẽ có một đợt giảm mạnh, và ngược lại sẽ có một đợt breakout đồng thời tạo ra một cấu trúc giá điều chỉnh phức tạp.

Điều muốn nói ở đây chính là chúng ta không nên nhìn nhận những mức kháng cự-hỗ trợ là một con số cụ thể mà là một vùng giá.

2. Vùng giá kháng cự-hỗ trợ càng lớn, những dòng lệnh trong đó càng đa dạng


Ví dụ bên trên cho thấy một vùng kháng cự khá nhỏ, khi ấy việc quyết định mức giá giao dịch và các điểm bảo vệ (stoploss) tương đối dễ dàng. Dưới đây là một ví dụ khác cho thấy một vùng kháng cự phức tạp hơn, rộng hơn.

nhung-luu-y-de-ban-tim-ra-cac-muc-khang-cu-ho-tro-hop-ly-nhat-traderviet3.png

Khi thị trường xuất hiện vùng giá kháng cự- hỗ trợ rộng có nghĩa là nó không có được sự đồng thuận cao từ thị trường, và với một mức cản như vậy bạn sẽ đối mặt với 3 sự lựa chọn:

Chọn lựa giao dịch số 1
Nếu bạn có một kỳ vọng cao thì bạn có thể sẽ chọn lựa cách vào sớm, mức giá entry sẽ ở vùng dưới của vùng kháng cự. Lợi điểm của chọn lựa này chính là khả năng bạn bỏ lỡ một cú đảo chiều là rất thấp và bất lợi chính là việc gia tăng rủi ro (khoảng cách dừng lỗ dài hơn).

Chọn lựa giao dịch số 2
Nếu bạn không thích rủi ro đồng thời chấp nhận một khả năng khớp lệnh thấp thì nên giao dịch tại vùng trên cùng của vùng cản. Lúc này điểm dừng lỗ khá nhỏ và lợi nhuận tiềm năng của bạn cũng được gia tăng.

Chọn lựa giao dịch số 3
Nếu cả hai phương án trên đều bắt bạn phải đánh đổi và bạn không chấp nhận điều đó thì việc chọn giao dịch ở vùng trung lập là cách dành cho bạn. Với cách này, mọi thứ được cân bằng.
nhung-luu-y-de-ban-tim-ra-cac-muc-khang-cu-ho-tro-hop-ly-nhat-traderviet4.png


3. Giao dịch kháng cự-hỗ trợ là một giao dịch xác suất


Khi giao dịch cản, chúng ta thường chờ đợi các mô hình giá như pinbar, hay fakey để xác nhận xem các mức cản này sẽ được giữ lại hay bị phá. Sự thật là những Trader chuyên nghiệp không làm như vậy, họ đã có quyết định trước rằng sẽ giao dịch mức cản này hay không (trừ trường hợp có những biến động bất ngờ). Họ thường phân tích cấu trúc thị trường để tìm ra những bối cảnh giao dịch phù hợp, bạn có thể tham khảo thêm vấn đề này ở bài:
>> Cách đọc vị thị trường để tìm ra bối cảnh giao dịch phù hợp

Nói ra điều này không phải là phủ nhận việc chờ đợi sự xác nhận các mô hình giá mà là để mách bạn có một sự chuẩn bị sớm hơn cho những biến động sắp đến. Hãy thử luyện tập cách xác định kháng cự- hỗ trợ với những thủ thuật bên trên đồng thời kết hợp chúng với việc nhận định bối cảnh thị trường, có thể bạn sẽ giao dịch với mức cản tốt hơn!

Thanks for reading,
Nguồn 2ndSF

>> Mỗi Trader một setup – Cách để bạn không gục ngã trước thị trường
 

Giới thiệu sách Trading hay
Mô Hình Biểu Đồ - Phương Pháp Hiệu Quả Để Tìm Kiếm Lợi Nhuận

Được xem là cẩm nang về mô hình biểu đồ của các nhà đầu tư, giao dich tài chính toàn cầu và là kiến thức bắt buộc phải nắm về Phân Tích Kỹ Thuật
Chỉnh sửa lần cuối:

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 159 Xem / 19 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 524 Xem / 38 Trả lời
  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 24,411 Xem / 86 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 603 Xem / 46 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên