Những mẩu chuyện cho thấy vì sao trader cần quản lý rủi ro nếu muốn tồn tại với nghề!?

Những mẩu chuyện cho thấy vì sao trader cần quản lý rủi ro nếu muốn tồn tại với nghề!?

Những mẩu chuyện cho thấy vì sao trader cần quản lý rủi ro nếu muốn tồn tại với nghề!?

namthang

Editor
Trial mod
2,986
16,044
Hello cả nhà,

Quản lý rủi ro chắc chắn là 1 điều bắt buộc và không thể thiếu trong trading rồi, nhưng đáng tiếc là hiện nay có khá nhiều trader vẫn đang khá xem thường nó. Dưới đây là những "mẩu chuyện" cho thấy vì sao trader nên và đừng nên xem thường việc quản lý rủi ro:

1. Sự phá sản quỹ Tiger của Nhà quản lý quỹ đầu cơ huyền thoại Julian Robertson!


Robertson được ghi nhận có những thành tích xuất sắc liên quan đến các quỹ phòng hộ trong thập niên 1980-1990. Theo báo cáo, tỷ suất lợi nhuận kép của các nhà đầu tư vào quỹ này đạt tới 32%. Trong những năm hoạt động, ông được xem là “Phù thủy của phố Wall”. Quỹ phòng hộ của ông, Tiger Management, đã trở thành quỹ lớn nhất thế giới và đạt quy mô trên 23 tỷ USD.

upload_2022-8-10_15-12-35.png

Tuy nhiên, trong suốt giai đoạn bong bóng công nghệ phát triển vào những năm 1990. Ông đã phạm sai lầm và cố gắng bán khống cổ phiếu trong suốt giai đoạn này, để rồi biến quỹ 22 tỷ đô la của mình thành 6 tỷ đô la về cơ bản chỉ … sau một đêm. Lá thư chia tay của ông gửi đến các nhà đầu tư đã nói lên tất cả:

“Chìa khóa thành công của quỹ Tiger trong những năm qua xuất phát từ cam kết đều đặn mua những cổ phiếu tốt nhất và bán khống những cổ phiếu xấu nhất. Trong một thị trường hợp lý, chiến lược này hoạt động tốt. Nhưng trong một thị trường phi lý trí, nơi những kiến thức về Thu nhập và Giá trị chỉ là điều thứ yếu so với Lòng tham và các cú nhấp chuột, thì logic như chúng ta đã học, không có giá trị nhiều.”

Có thể thấy sai lầm của Julian Robertson và quỹ Tiger đó là quá xem thường rủi ro. Có một câu nói nổi tiếng về thị trường như sau: "Thị trường có thể tồn tại trong trạng thái phi lý lâu hơn bạn có thể chịu đựng". Câu nói này chính xác hơn những gì bạn nghĩ, và thị trường tài chính tràn ngập các nhà giao dịch cố gắng kiếm tiền bằng cách giao dịch trên thị trường hợp lý – diễn ra 99% khoảng thời gian, để rồi bị xóa sổ chỉ bởi 1% phi lý đó.

2. Ngày thứ Hai đen tối năm 1987:


Thứ Hai đen tối 1987 là ngày 19/10/1987, khi thị trường chứng khoán toàn cầu giảm điểm sốc trong lịch sử khi chứng kiến chỉ số Dow Jones giảm 22,61%, tương đương 508 điểm xuống 1.738,74. Chỉ số S&P 500 giảm 20,4%, xuống 57,64 điểm xuống 225,06. Phải mất hai năm sau, chỉ số Dow Jones mới lấy lại được khoản lỗ này.

Đáng chú ý, thị trường khi đó có rất ít dấu hiệu cảnh báo về một sự sụp đổ vào tháng 10 giống như năm 1929. Ngày Thứ Hai đen tối 1987 đến hoàn toàn bất ngờ. Trước đó, thị trường chứng khoán Mỹ ở trong một xu hướng tăng giá suốt 5 năm liền. Riêng trong phiên ngày 25/8/1987, thị trường tăng 43%, đạt mức cao nhất là 2.746,65 điểm. Nền kinh tế đang trải qua sự tăng trưởng mạnh mẽ và tâm lý lạc quan lan tỏa khắp các thị trường trên toàn thế giới.

upload_2022-8-10_15-13-11.png


Ngay khi thị trường chứng khoán Mỹ mở cửa giao dịch vào sáng thứ Hai, thị trường chứng các nước khác cũng bắt đầu lao dốc. Các nhà tạo lập, đội lái đua nhau bán. Lực bán áp đảo dẫn đến trắng bên mua. Thị trường chứng khoán của New Zealand còn giảm tới 60%.

Cho đến ngày nay, vẫn chưa có sự nhất trí rõ ràng về nguyên nhân gây ra sự sụp đổ cụ thể trên thị trường toàn cầu vào ngày định mệnh đó. Nhiều người cho rằng, nguyên nhân có thể đến từ tin đồn Fed tăng lãi suất, thâm hụt thương mại hoặc đề xuất dự luật Thuế của Mỹ. Tuy nhiên, cũng có quan điểm việc gãy trend này là xu hướng tất yếu sau thời gian dài thị trường thăng hoa. Các nhà đầu tư thu hồi vốn và lãi để bảo vệ danh mục, dẫn đến việc bán tháo, ảnh hưởng tâm lý cả thị trường.

Điều này mới thấy, có những rủi ro có lý do, nhưng có những rủi ro đến hoàn toàn bất ngờ mà không cần lý do gì, vì thế nên, việc luôn cẩn trọng và quản trị rủi ro danh mục là điều chắc chắn mà mỗi nhà đầu tư/ nhà giao dịch cần đặt lên hàng đầu!

3. Sự phá sản của 3AC:


3AC là quỹ đầu cơ mạo hiểm (hedge fund) được thành lập vào năm năm 2012 do Zhusu và KyleLDavies điều hành.

Ngày mới thành lập, 3AC là quỹ đầu cơ các tài sản như tiền tệ các nước, tìm kiếm lợi nhuận bằng việc sử dụng đòn bẩy trên thị trường forex hay các sàn phái sinh.

Đến năm 2013, 3AC để ý tới thị trường crypto và trở thành quỹ đầu cơ trong thị trường để tìm kiếm các cơ hội giao dịch chênh lệch giá. Sau đó, 3AC còn tham gia đầu tư dài hạn và đầu tư sớm vào các dự án tiềm năng.

Ở thời kỳ đỉnh cao, 3AC quản lý tài sản ước tính 18 tỷ USD và nằm trong top 3 quỹ đầu tư mạo hiểu hàng đầu trong lĩnh vực crypto. Một số khoản đầu tư thành công nhất của họ bao gồm: AVAX, NEAR và ETH.

Đáng tiếc, lòng tham và sự liều lĩnh đã khiến 3AC rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán, gây hậu quả nghiêm trọng đến toàn thị trường - và nguyên nhân chính được chỉ ra là DO QUẢN LÝ RỦI RO kém!

upload_2022-8-10_15-13-49.png


Sự khởi đầu xuống dốc của Three Arrows Capital có thể được liên kết với sự sụp đổ của LUNA-UST. 3AC đã vay tiền của các nhà đầu tư và gửi vào Anchor mà không thông báo cho họ biết) để mua 560 triệu USD LUNA bị lock. Khi UST mất peg, số LUNA này chỉ còn 600 USD. Ngoài ra, 3AC còn bị cáo buộc sử dụng quỹ đối tác để đầu tư hàng tỷ UST vào Anchor. Sau khi số tiền gần 600 triệu USD bị bốc hơi, dường như 3AC tìm mọi cách để lấy lại những gì đã mất & lạm dụng đòn bẩy để bù đắp khoản lỗ. 3AC long margin ở khắp mọi nơi. Và hậu quả là BlockFi, FTX, Deribit và BitMEX đã đồng loạt thanh lý các vị thế của Three Arrows Capital trên sàn giao dịch của mình. Trong tháng 5, theo dữ liệu từ Bitfinex Leaderboard, 3AC đã lỗ hơn 31 triệu USD trên sàn này. Không những thế, Three Arrows Capital được cho là đang nợ BitMEX khoảng 6 triệu USD.

Trong danh mục đầu tư của mình, 3AC nắm giữ số lượng lớn ETH. Nhằm tối ưu hoá lợi nhuận, 3AC đã mang ETH stake vào Lido Finance để lấy 81,000 stETH. Sau đó, 81,000 stETH được mang thế chấp vào AAVE nhằm vay ra 53,000 ETH. Lượng ETH mới tiếp tục được mang đi stake trên Lido Finance, tạo ra vòng lặp lợi nhuận lớn.

Đến ngày 14/6, giá stETH trên Lido tiếp tục giảm mạnh. Tính thanh khoản trong các giao dịch swap stETH (staked Ethereum) trên Lido sụt giảm trong bối cảnh nhiều đợt bán tháo lớn của các holder đang diễn ra trên thị trường. Giá của stETH được giao dịch với mức giảm gần 7% so với giá ETH.
Theo đó, vấn đề thanh khoản trở nên tồi tệ hơn. 3AC được cho là buộc phải bán hơn 60,000 stETH để trả nợ.

Và kết cục thì như anh em đã biết, vào đầu tháng 7, 3AC nộp đơn xin phá sản nhằm bảo vệ tài sản khỏi các chủ nợ tại Mỹ.

Có rất nhiều những câu chuyện đau lòng khác đến từ khả năng quản lý rủi ro kém, nhưng chỉ với 3 câu chuyện trên, chúng ta có thể thấy được, rủi ro có thể đến từ bất cứ ai, bất kỳ lý do gì, nó có thể đến từ việc quá tự tin như quỹ Tiger của huyền thoại Julian Robertson, có thể đến bất ngờ như ngày thứ Hai đen tối năm 1987 hoặc do quá xem thường rủi ro, sử dụng đòn bẩy để "sửa sai như quỹ 3AC. Công việc trading là rất khó khăn và nguy hiểm, vì thế, việc quản lý rủi ro là yếu tố số 1 nếu anh em muốn tồn tại với nghề này!

Safe trade nhé cả nhà!​
 

Giới thiệu sách Trading hay
Phương Pháp Thực Chiến Hiệu Suất Cao Của Nhà Quán Quân Giao Dịch Tài Chính

Sách hướng dẫn phương pháp giao dịch hiệu suất cao của tác giả Robert Miner, người đã từng nhiều lần vô địch và đạt thứ hạng cao tại các cuộc thi trading toàn thế giới

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • captainfx trong Chuyện bên lề 529 Xem / 1 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 120 Xem / 6 Trả lời
  • TraderLC trong Hội Trader giao dịch Quỹ 2,216 Xem / 32 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 231 Xem / 12 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 487 Xem / 38 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên