Những sai lầm phổ biến nhất trong giao dịch và cách cải thiện chúng (Phần 2)

Những sai lầm phổ biến nhất trong giao dịch và cách cải thiện chúng (Phần 2)

Những sai lầm phổ biến nhất trong giao dịch và cách cải thiện chúng (Phần 2)

namthang

Editor
Trial mod
3,055
16,212
Xin chào các bạn đã quay trở lại với series về "những sai lầm trong giao dịch và cách cải thiện".

Sai lầm luôn xuất hiện mọi lúc, mọi nơi, trong mọi công việc và cuộc sống. Và trong một nghề mà ''sai lầm luôn đồng hành'' như trading thì xác suất xuất hiện của sai lầm sẽ dày hơn, nhiều hơn. Trong bài viết trước, mình đã cùng các bạn tìm hiểu về 3 sai lầm cơ bản nhất, đó là: Chốt lời sớm, Không kiên nhẫn khi vào lệnh và Để thua lỗ nhỏ biến thành lớn cũng như cách khắc phục chúng. Vào ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về 4 sai lầm tiếp theo, cũng như những cách khắc phục:

Vấn đề số 4 - Giao dịch với những set-up cho xác suất thấp:


Cha tôi (Tác giả bài viết) là một trong những thà làm việc chăm chỉ hơn là muốn có những người khác làm việc cho mình. Khi tôi lớn lên, tôi thường phụ giúp ông dựng hàng rào, nhà để xe, dọn dẹp hầm, đổ bê tông đường lái xe, và luôn cố gắng làm việc chăm chỉ. Tôi rất biết ơn vì những tinh thần do cha tôi truyền lại đó. Nhưng trong giai đoạn đầu trở thành một nhà giao dịch, nó khiến tôi lạc lối. Thị trường chứng khoán không mang lại thu nhập chỉ bằng cách làm việc chăm chỉ. Có những lúc thị trường mang lại cho chúng ta một cái gì đó, và có những lúc thị trường lấy lại tất cả. Nhà giao dịch chứng khoán huyền thoại Vancouver, Murray Pezim từng nói rằng tất cả "lợi nhuận bất thường" trên thị trường chứng khoán chỉ là "các khoản vay ngắn hạn". Quan điểm của ông có nghĩa là mọi người thường không biết khi nào nên rời khỏi thị trường và lúc nào cần làm việc chăm chỉ. Nếu làm việc chăm chỉ ở mọi thời điểm, các nhà giao dịch sẽ có xu hướng vướng vào những cơ hội giao dịch với xác suất thấp tại những thời điểm tồi tệ nhất, bởi vì có những lúc trong điều kiện thị trường yếu, chúng vẫn cho chúng ta những cơ hội - với xác suất thấp. Bằng cách thực hiện các giao dịch xác suất thấp này, nhà giao dịch sẽ tự đưa mình vào những thất bại. Vì thế, hãy đừng quá siêng năng trong thị trường tài chính, lúc cần lười biếng - hãy lười biếng!

1.png

Giải pháp


Như tôi đã đề cập ở trên, khi việc giao dịch trở nên khó khăn, HÃY LƯỜI BIẾNG ĐÚNG LÚC. Bạn phải luôn luôn kén chọn đối với các giao dịch bạn thực hiện, đặc biệt là khi thị trường yếu. Làm việc chăm chỉ để tìm kiếm các cơ hội một cách thường xuyên sẽ không giúp bạn kiếm được nhiều tiền hơn, hãy chăm chỉ khi cần mà thôi. Trong những giai đoạn không có cơ hội giao dịch, hãy lập danh sách những việc bạn sẽ làm khi thị trường chậm lại: Trồng cây, chơi gôn, tiêu diệt lũ kiến đang bò quanh nhà bạn,.... Hoặc nếu khi thị trường không được tốt, rút tiền về tài khoản ngân hàng cũng là một cách làm thông minh.

Vấn đề số 5 - Giao dịch quá nhiều


Có những nhà giao dịch thực hiện hơn 150 giao dịch trong một ngày. Tôi không chắc họ có kiếm được nhiều tiền hay không.? Nhưng tôi tin chắc rằng bạn có thể kiếm được nhiều tiền hơn bằng cách thực hiện ít giao dịch hơn vì nó khiến bạn tập trung vào những cơ hội tốt nhất. Bằng cách kiên nhẫn và kỷ luật với các giao dịch xác suất thực sự cao, bạn có thể tối đa hóa lợi nhuận.

2.jpg

Giải pháp


Nếu bạn hiện đang thực hiện 50 giao dịch mỗi tuần (hoặc hơn), hãy viết một tờ giấy và dán lên tường rằng TUẦN TỚI TÔI SẼ CHỈ ĐƯỢC GIAO DỊCH 10 LỆNH. Nếu bạn đang thực hiện 20 giao dịch mỗi tuần, tương tự, hãy viết rằng TUẦN TỚI TÔI SẼ CHỈ ĐƯỢC GIAO DỊCH 5 LỆNH . Đừng chỉ nói với bản thân như thế, hãy viết nó ra và dán lên tường! Bằng cách đặt giới hạn này, bạn sẽ thay đổi kỳ vọng của mình và cố gắng hơn chỉ để tìm kiếm các giao dịch có xác suất thắng cao. Nếu được, hãy chỉ tập trung vào các cơ hội giao dịch tuyệt vời, bỏ qua luôn cả những cơ hội tốt.

Vấn đề số 6 - Do dự


Bạn đang xem biểu đồ một tài sản có tất cả các tín hiệu giao dịch bạn đang tìm kiếm. Cuối cùng điểm giao dịch mong chờ đã đến, nhưng bạn chờ đợi, bạn muốn nó phải Hồi quy sâu hơn. Bạn đặt một lệnh chờ ở mức mà giá không có khả năng tiếp cận đến. Kết quả là bạn bị bỏ lại phía sau trong khi thị trường tiếp tục tăng cao hơn. Một thời gian sau đó, khi giá tài sản đã tăng được một đoạn kha khá, bạn mới quyết định tham gia giao dịch. Tuy nhiên, không lâu sau khi bạn vào, giá tài sản quay đầu và bạn kết thúc với một giao dịch thua lỗ. Đây là 1 kịch bản thường thấy, tôi chắc chắn 1 điều rằng, 95% bạn đọc sẽ cảm thấy nó ''quen quen''.

3.jpg

Giải pháp


Đây thực sự chỉ là một vấn đề về tự tin. Bạn không tự tin vào khả năng phân tích của mình hoặc bạn không tự tin vào phương pháp mà bạn đang sử dụng để giao dịch. Do đó, bạn phải nghiên cứu phương pháp của mình hơn nữa để bạn có niềm tin rằng nó hoạt động. Với vấn đề này, giải pháp bạn cần đó chính là BẮT ĐẦU LẠI TỪ ĐẦU, hãy rút sạch tiền ra khỏi tài khoản giao dịch. Mở một tài khoản nhỏ và thực hiện các giao dịch làm sao cho mình cảm thấy thoải mái nhất. Khi bạn có được sự tự tin trong phương pháp và khả năng của mình, hãy tăng quy mô tài khoản giao dịch một cách từ tốn.

Với sự tự tin mới được tìm thấy của bạn, hãy đứng trong một căn phòng đông người và la hét, "Tôi thật tuyệt!". Thôi tôi giỡn đấy, nếu không bạn sẽ phải vào nghiên cứu trong Viện Tinh thần Trung Ương với công việc là "Để người ta nghiên cứu'' mất :D

Vấn đề giao dịch số 7 - Để những giao dịch thắng biến thành những giao dịch thua lỗ


Vấn đề giao dịch cuối cùng mà tôi muốn đề cập đến là việc bạn cho phép các giao dịch thắng chuyển thành các giao dịch thua lỗ. Có lẽ tất cả chúng ta đã từng có những giao dịch mang lợi nhuận lớn và rồi thị trường đảo chiều khiến cho giao dịch đó bị thua lỗ - Điều tôi muốn nói ở đây là những giao dịch đã cho lợi nhuận lớn. Thay vì bán để chốt một số lợi nhuận, chúng ta chọn giữ, thị trường quay đầu giảm, chúng ta hứa với bản thân sẽ bán khi nó quay lại giá cũ. Nhưng giá tiếp tục giảm, và cuối cùng lợi nhuận biến thành thua lỗ. Sai lầm ở đây là chúng ta không tìm kiếm các điểm "Khóa lợi nhuận'' sau khi giao dịch thuận lợi.

4.jpg

Giải pháp


Giống như Kenny Rogers đã từng hát: "Đừng đếm số tiền của bạn, khi bạn còn ngồi trong bàn". Hãy đừng tính toán lợi nhuận của bạn trước khi bạn khóa chúng. Tránh việc đếm lợi nhuận sẽ giúp bạn tránh được sự gắn bó về mặt cảm xúc với những đồng ''lợi nhuận trên giấy'' này. Giải pháp được đưa ra là HÃY TÌM ĐIỂM "KHÓA LỢI NHUẬN'' sau khi giao dịch thuận lợi. Tất nhiên, nếu không tìm ra chúng, chúng ta vẫn giữ nguyên mức dừng lỗ ban đầu, nhưng hãy cố nhận ra chúng càng sớm sàng tốt!

Tôi hy vọng phác thảo về "Những sai lầm trong giao dịch" và một số giải pháp đi kèm có thể giúp bạn trở thành một nhà giao dịch tốt hơn. Sự khác biệt giữa những người thành công và những người thất bại trong giao dịch không phải là hệ thống họ sử dụng, mà là cách họ sử dụng nó tốt như thế nào. Tâm trí của bạn là một thứ mạnh mẽ, đừng để nó đánh bại bạn trên thị trường.

Nguồn: tischendorf.com​
 

Giới thiệu sách Trading hay
Đánh Bại Thị Trường Forex - Tư duy khác biệt và các kỹ thuật giao dịch của chuyên gia quản lý quỹ triệu đô

Sách chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm trading từ một chuyên gia quản lý quỹ, cùng các kỹ thuật giao dịch giúp quỹ này đứng trong top nhiều năm

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 24,938 Xem / 91 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 256 Xem / 2 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 366 Xem / 23 Trả lời
  • finfin trong Sách Trading - Sách Đầu Tư Tài Chính 66,832 Xem / 10 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 543 Xem / 17 Trả lời
  • black trong Hệ thống giao dịch - Trading system 18,822 Xem / 24 Trả lời
  • Will Nguyen trong Hệ thống giao dịch - Trading system 46,213 Xem / 157 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên