Phân tích Forex theo góc nhìn đồ thị P&F - Ngày 12/09

Phân tích Forex theo góc nhìn đồ thị P&F - Ngày 12/09

Phân tích Forex theo góc nhìn đồ thị P&F - Ngày 12/09
Em vẽ bậy nó ra thế này. Ý các cụ sao.
Screenshot_20190912-155632.png
 
Xin chào toàn thể các anh em,

Vào ngày hôm qua chúng ta đã có một cú bật ngược khá mạnh mẽ của giá dầu thô. Mặc dù dự trữ dầu thô của Mỹ tiếp tục giảm ~7M thùng nhưng có 2 tin tức khác gây xôn xao cộng đồng: Đó là dự báo nhu cầu năng lượng 2020 của OPEC và Mỹ nới lỏng cấm vận với IRan. Hiện tại xu hướng cho giá dầu mình vẫn chưa thay đổi khi vẫn đang còn một cuộc họp phía trước của OPEC về việc nới rộng việc cắt giảm sản lượng.

Về thị trường ngoại hối thì hôm nay là một ngày dự báo sẽ sôi động với tin tức về chính sách tiền tệ của EU, anh em hãy thắt dây an toàn vào nhé!

1. USD/JPY:


View attachment 112081

breakout khá đẹp khi tỷ giá USDJPY vẫn cứ lầm lũi tiến lên. Tất nhiên rồi, chúng ta vẫn sẽ giữ lệnh - thêm một khoảng Swap dương nữa là quá tuyệt vời.

Khuyến nghị: Tiếp giữ vị thế và điểm dừng lỗ. Lợi nhuận ~75 pips, với những anh em thỏa mãn có thể thu bớt 1/2 lợi nhuận về túi cũng được đấy ạ.

2. USD/CHF:


View attachment 112082

Với USDCHF chúng ta có thể thấy rằng các cột X-O khá là cao và dày, các mốc kháng cự phía trước cho xu hướng tăng cũng khá nhiều. Hiện tại chúng ta vẫn đang có lợi nhuận và có thể tiếp giữ.

Khuyến nghị: Tiếp tục giữ vị thế, lợi nhuận ~17 pips.

3. GBP/JPY:


View attachment 112083

Với GBPJPY chúng ta đang giao dịch phá vỡ đường Kháng cự giảm phụ, xu hướng chính vẫn là xu hướng giảm. Chúng ta còn một loạt các kháng cự phía trên tuy nhiên, nếu đường kháng cự giảm chính bị phá vỡ, chúng ta sẽ có một lợi nhuận tiềm năng cực tốt, nên hiện tại chúng ta sẽ giữ đến vùng giá tiệm cận đường kháng cự giảm chính.

Khuyến nghị: Tiếp tục giữ vị thế và điểm dừng lỗ. Lợi nhuận ~90 pips.

4. EUR/GBP:


View attachment 112084

Tối nay có tin liên quan trực tiếp đến EUR và chắc chắn chúng ta sẽ biết được liệu chúng ta còn đúng tối nay hay không. Hiện tại lệnh giao dịch bán khống đã khớp, mục tiêu giá đã lên, đợi thôi anh em ạ.

Khuyến nghị: Tiếp giữ vị thế và điểm dừng lỗ, Lợi nhuận ~10 pips. Lệnh này anh em cần sự linh hoạt và phản ứng tức thời với tin.

5. EUR/CHF:


View attachment 112085

Đây là 1 lệnh giao dịch thực sự khá rủi ro với tin chiều nay. Hiện tại vùng giá này có thể đưa cặp tỷ giá này giảm tiếp diễn xu hướng khi chạm kháng cự hoặc phá vỡ kháng cự và đường Kháng cự giảm để hình thành xu hướng mới. Với điều kiện hiện tại, chúng ta chỉ có thể đặt lệnh chờ mua (Lệnh chờ bán cần 1 cột X định hình).

Khuyến nghị: Mua khi giá phá lên 1.098, dừng lỗ ở 1.09 >> Lệnh này anh em cực kỳ cẩn trọng khi tối nay có tin của EU.

7. XAU/USD:


View attachment 112086
Với Vàng mình chưa có nhiều cập nhật, cái này lại phải nhờ các anh em khác, xu hướng là tăng nhưng việc giảm điều chỉnh có khả năng cao vẫn sẽ tiếp diễn cho đến khi giá vàng gặp được đường Hỗ trợ tăng!

8. WTI/USD:


View attachment 112092
Với dầu thì tối qua là một cơn ác mộng khi giá dầu giảm hơn 250 pips trong tối ngày hôm qua. Về lý do thì mình đã có nêu ở đầu bài viết.

Hiện tại, xu hướng cho dầu WTI mình vẫn đang thiên về 1 xu hướng tăng và chưa có thay đổi về xu hướng cũng như việc nắm giữ 2 vị thế dầu. Lệnh dừng lỗ sẽ kích hoạt ở 52$ - Một giao dịch có thể đưa lại cho anh em tiềm năng 1000 pips thì cũng có thể lấy đi của anh em 500 pips - Đây chính là tư duy giao dịch trong thị trường hàng hóa của mình chính vì thế mình đặt dừng lỗ đúng nơi mà giá xác nhận mình sai.

Khuyến nghị: Tiếp giữ vị thế, mình đang có 2 vị thế âm trạng thái ~ -19 pips và -178 pips.

Trên đây là một số view cho ngày hôm nay. Anh em chú ý tin của EU nhé, và có bất cứ bình luận nào có thể để lại dưới comment mình sẽ trả lời cho anh em, đừng ngại!

Chúc anh em sức khỏe và một ngày giao dịch thắng lợi!
Mạc An
Đang định đặt lệnh mà thấy lão Mạc đăng bài chỉ có mục 1...578,rớt mất 6 lộc lá nên thấy lo quá. Có lẽ nào đêm nay tt tàn sát ae trader k đây. :(
 
Vì không cam tâm nên phải fomo làm quả lệnh nháp như sau:
- Sell tại nơi SL của đám sell bắt đỉnh - Đỉnh 1504, SL là 1505 => Sell 1505.
- Lệnh chạy quanh vùng 1502 thì nảy sinh tâm lý fomo, do vậy SL 20 pip
=> entry 1505, SL 1507, TP 1:3 là 1499.
Xem thử chết sống =)) (Lưu ý, này kèo nháp ko phải kèo thật nha)
Nhiều khả năng SELL đuổi là chết.
Khung h4:
+ Từ đêm 05/09 hai bên vuốt nhau hẹn hò tháng 10 giá vàng rơi 1538.4 xuống 1506.3. Cho đến sáng nay giá vàng chỉ chạy giữa biên dưới BBđường trung bình.
+ Từ đêm thứ 3, giá thọt phát nữa, đóng khung giá vàng trong đó, chuyển động thu hẹp dần. Bây gio nó nổ, chạm đường trung bình (mình dự doan là roi xuống) phá lên thì nó phá cả biên trên BB là 1510. Vùng kháng cự kế tiếp là 1527.
Tối nay xem đánh nhau ở 1507-1510 rồi tính. Giờ cuộc chơi cho những người đang có lợi nhuận dưới thuyền, còn ai đứng trên bờ thì đừng manh động. Tối nay chờ tin CPI đi, nhìn giá cũng không dám âm mưu đâu.
 
Ông này ở đâu ra tự nhiên vào đây sủa, mà sủa thì nên văn minh chút ai lại như phường chợ búa thế!
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Nhiều khả năng SELL đuổi là chết.
Khung h4:
+ Từ đêm 05/09 hai bên vuốt nhau hẹn hò tháng 10 giá vàng rơi 1538.4 xuống 1506.3. Cho đến sáng nay giá vàng chỉ chạy giữa biên dưới BB và đường trung bình.
+ Từ đêm thứ 3, giá thọt phát nữa, đóng khung giá vàng trong đó, chuyển động thu hẹp dần. Bây gio nó nổ, chạm đường trung bình (mình dự doan là roi xuống) phá lên thì nó phá cả biên trên BB là 1510. Vùng kháng cự kế tiếp là 1527.
Tối nay xem đánh nhau ở 1507-1510 rồi tính. Giờ cuộc chơi cho những người đang có lợi nhuận dưới thuyền, còn ai đứng trên bờ thì đừng manh động. Tối nay chờ tin CPI đi, nhìn giá cũng không dám âm mưu đâu.
awww_tradingview_com_x_W1oR7W18__.png

Đang có lợi nhuận rồi nhé, dù là ảo thôi, nhưng cũng an ủi phần nào :D
 
Rảnh rang phân tích kỹ em EU trước thềm cuộc họp quan trọng tối nay (chú ý là phân tích vĩ mô dài hạn theo hướng PTCB chứ ko phải ngắn hạn hay PTKT nhé).
Khối kinh tế Euro hiện tại đang có nguy cơ rơi vào khủng hoảng kéo dài, là 1 quả bomb kinh tế tiềm ẩn đứng thứ 2 sau Trung Quốc.
1. Đầu tiên cần hiểu rõ EU là 1 liên minh kinh tế chặt chẽ nhưng không liên minh về chính trị, đây chính là mâu thuẫn mang tính bản chất từ ngày đầu thành lập khối EU. Ví dụ điển hình là Hy Lạp. Khi xảy ra khủng hoảng nợ công, châu Âu cấp cứu Hy Lạp nhưng lại không được phép can thiệp vào chính trị Hy Lạp ( thực tế là châu Âu đã ép Hy Lạp thực hiện chính sách kinh tế của mình, việc đó cần thiết nhưng lại vi phạm hiến chương cơ bản của khối EU là ko can thiệp chính trị của nhau). Nhìn rộng ra thì ko chỉ Hy Lạp, các nước châu Âu đều có chung 1 hiện tượng: các chính trị gia từng nước tha hồ hứa hẹn phúc lợi cao ngất ngưởng để thắng cử rồi sau đó quay sang vay ECB các khoản vay rất lớn và dễ dãi. Các nước EU đều có chung tình trạng này, chỉ khác nhau về mức độ phụ thuộc vào liêm sỉ người dân. Hy Lạp, Ý, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha.... là những nước đi đầu trong phong trào này.
Đây chính là hậu quả của hình thức "Hợp nhất kinh tế mà không hợp nhất chính trị" nó thuộc về bản chất của khối này và sẽ khiến khối này tan rã hoặc phải cải tổ hoàn toàn.

2. Từ ngày thành lập liên minh EU, các nhà lãnh đạo đã nhìn thấy nhược điểm này nên họ đưa ra những quy định rất chặt chẽ về tài chính cho các thành viên. Tuy nhiên năm 90 Liên Xô sụp đổ, phần vì hào hứng với những thành quả nhờ hiệu ứng EU zone mang lại, phần vì muốn lôi kéo các nước châu Âu thuộc khối cộng sản cũ nên châu Âu đã gỡ bỏ các yêu cầu khắt khe đối với các thành viên, hạ thấp tiêu chuẩn để cho 1 loạt nước mới gia nhập. Kết quả các nước này không chỉ là gánh nặng kinh tế mà với ý thức rất tệ từ thời cộng sản để lại, người dân chỉ thích thụ hưởng tài sản người khác mà rất lười lao động. Kết quả tất nhiên là các chính trị gia cơ hội tha hồ vay tiền trợ cấp người dân hào phóng, để lại các khoản nợ khổng lồ sau lưng trong khi nền kinh tế thì què quặt rất khó trả nợ.

3. Khi liên minh EU hình thành, Đức là nước hưởng lợi lớn vì có trình độ phát triển vượt trội các nước khác, dễ dàng thâu tóm cả thị trường châu Âu rộng lớn. Mặt trái của việc này là các nền kinh tế khác bị bóp nghẹt không phát triển được. Điều này dẫn đến hệ lụy như ngày nay : 1 mình kinh tế Đức cân cả khối EU. Đồng thời cũng dẫn đến mâu thuẫn giữa Đức và phần còn lại của EU. Người dân Đức than vãn vì mình cứ phải còng lưng ra nuôi và trả nợ cho dân nước khác ăn chơi nhảy múa, các nước còn lại thì kêu ca nước Đức cướp hết công ăn việc làm khiến nền kinh tế của họ khánh kiệt, lại phải sử dụng 1 đồng tiền chung có giá trị quá cao so với khả năng của nền kinh tế nước họ.
Từ thực tế đó dễ đang nhìn ra khi nền kinh tế Đức đủ khỏe khối EU còn yên ổn, nhưng 1 khi có dấu hiệu hụt hơi là khu vực Euro gãy. Những chỉ báo kinh tế gần đây từ nước Đức và hiện tượng đảo ngược đường cong lãi suất khiến cho nguy cơ khủng hoảng từ EU đã trở nên rõ ràng, giờ người ta ngồi chờ ECB hành động, nếu thất vọng là EU đi bụi luôn.
Trước đây 1 mình Hy Lạp vỡ nợ cả khối EU loay hoay nhiều năm giải quyết mới tạm yên, giờ cả khối khủng hoảng thì sẽ giải quyết kiểu gì?

Nhìn thực tế đó dễ hiểu tại sao giới chuyên môn khẳng định trước thái độ dovish của EU trước cuộc họp hôm nay. Lí do là ECB ko có lựa chọn khác. Nếu cố tỏ ra mạnh mẽ = 1 hành động hawish sẽ chỉ khiến nền kinh tế khối này nát nhanh hơn và EU có thể tăng chút đỉnh nhờ hiệu ứng hawish rồi sập mạnh hơn.
Cho nên bất kể kết quả tối nay thế nào chỉ nên canh sell, quan trọng là sell ở điểm nào cho tối ưu.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Rảnh rang phân tích kỹ em EU trước thềm cuộc họp quan trọng tối nay (chú ý là phân tích vĩ mô dài hạn theo hướng PTCB chứ ko phải ngắn hạn hay PTKT nhé).
Khối kinh tế Euro hiện tại đang có nguy cơ rơi vào khủng hoảng kéo dài, là 1 quả bomb kinh tế tiềm ẩn đứng thứ 2 sau Trung Quốc.
1. Đầu tiên cần hiểu rõ EU là 1 liên minh kinh tế chặt chẽ nhưng không liên minh về chính trị, đây chính là mâu thuẫn mang tính bản chất từ ngày đầu thành lập khối EU. Ví dụ điển hình là Hy Lạp. Khi xảy ra khủng hoảng nợ công, châu Âu cấp cứu Hy Lạp nhưng lại không được phép can thiệp vào chính trị Hy Lạp ( thực tế là châu Âu đã ép Hy Lạp thực hiện chính sách kinh tế của mình, việc đó cần thiết nhưng lại vi phạm hiến chương cơ bản của khối EU là ko can thiệp chính trị của nhau). Nhìn rộng ra thì ko chỉ Hy Lạp, các nước châu Âu đều có chung 1 hiện tượng: các chính trị gia từng nước tha hồ hứa hẹn phúc lợi cao ngất ngưởng để thắng cử rồi sau đó quay sang vay ECB các khoản vay rất lớn và dễ dãi. Các nước EU đều có chung tình trạng này, chỉ khác nhau về mức độ phụ thuộc vào liêm sỉ người dân. Hy Lạp, Ý, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha.... là những nước đi đầu trong phong trào này.
Đây chính là hậu quả của hình thức "Hợp nhất kinh tế mà không hợp nhất chính trị" nó thuộc về bản chất của khối này và sẽ khiến khối này tan rã hoặc phải cải tổ hoàn toàn.

2. Từ ngày thành lập liên minh EU, các nhà lãnh đạo đã nhìn thấy nhược điểm này nên họ đưa ra những quy định rất chặt chẽ về tài chính cho các thành viên. Tuy nhiên năm 90 Liên Xô sụp đổ, phần vì hào hứng với những thành quả nhờ hiệu ứng EU zone mang lại, phần vì muốn lôi kéo các nước châu Âu thuộc khối cộng sản cũ nên châu Âu đã gỡ bỏ các yêu cầu khắt khe đối với các thành viên, hạ thấp tiêu chuẩn để cho 1 loạt nước mới gia nhập. Kết quả các nước này không chỉ là gánh nặng kinh tế mà với ý thức rất tệ từ thời cộng sản để lại, người dân chỉ thích thụ hưởng tài sản người khác mà rất lười lao động. Kết quả tất nhiên là các chính trị gia cơ hội tha hồ vay tiền trợ cấp người dân hào phóng, để lại các khoản nợ khổng lồ sau lưng trong khi nền kinh tế thì què quặt rất khó trả nợ.

3. Khi liên minh EU hình thành, Đức là nước hưởng lợi lớn vì có trình độ phát triển vượt trội các nước khác, dễ dàng thâu tóm cả thị trường châu Âu rộng lớn. Mặt trái của việc này là các nền kinh tế khác bị bóp nghẹt không phát triển được. Điều này dẫn đến hệ lụy như ngày nay : 1 mình kinh tế Đức cân cả khối EU. Đồng thời cũng dẫn đến mâu thuẫn giữa Đức và phần còn lại của EU. Người dân Đức than vãn vì mình cứ phải còng lưng ra nuôi và trả nợ cho dân nước khác ăn chơi nhảy múa, các nước còn lại thì kêu ca nước Đức cướp hết công ăn việc làm khiến nền kinh tế của họ khánh kiệt, lại phải sử dụng 1 đồng tiền chung có giá trị quá cao so với khả năng của nền kinh tế nước họ.
Từ thực tế đó dễ đang nhìn ra khi nền kinh tế Đức đủ khỏe khối EU còn yên ổn, nhưng 1 khi có dấu hiệu hụt hơi là khu vực Euro gãy. Những chỉ báo kinh tế gần đây từ nước Đức và hiện tượng đảo ngược đường cong lãi suất khiến cho nguy cơ khủng hoảng từ EU đã trở nên rõ ràng, giờ người ta ngồi chờ ECB hành động, nếu thất vọng là EU đi bụi luôn.
Trước đây 1 mình Hy Lạp vỡ nợ cả khối EU loay hoay nhiều năm giải quyết mới tạm yên, giờ cả khối khủng hoảng thì sẽ giải quyết kiểu gì?

Nhìn thực tế đó dễ hiểu tại sao giới chuyên môn khẳng định trước thái độ dovish của EU trước cuộc họp hôm nay. Lí do là ECB ko có lựa chọn khác. Nếu cố tỏ ra mạnh mẽ = 1 hành động hawish sẽ chỉ khiến nền kinh tế khối này nát nhanh hơn và EU có thể sập mạnh hơn sau khi tăng chút đỉnh.
Cho nên bất kể kết quả tối nay thế nào chỉ nên canh sell, quan trọng là sell ở điểm nào cho tối ưu.
Cùng quan điểm với bác về vấn đề này.
EU tan rã chỉ là chuyện sớm muộn, nợ công Ý, TBN, BĐN vỡ sẽ là ngòi nổ. EU bây giờ không chỉ đối mặt với vấn đề kinh tế mà còn cả sắc tộc, tôn giáo khi dòng nhập cư từ Trung đông vào quá nhiều, gây xáo trộn mạnh về mọi mặt kinh tế - xã hội.
Khả năng sẽ thành các khu vực với trình độ phát triển, kinh tế tương đồng, tây, bắc âu khả năng sẽ tách thành khu vực riêng, tội gì phải gánh nợ cho tụi đông, nam âu lười biếng.
Nhưng đây là câu chuyện dài, chưa phải lúc này, biết đâu khủng hoảng kinh tế đợt này sẽ kéo theo cả khủng hoảng chính trị... nếu điều này xảy ra, cả thế giới sẽ có biến đổi lớn.
 
Ai cung du bao la E giam. Vay thi ta bo 1% de mua Vietlot. Buy EU a e oi. Da chot. Tk cent danh suong thiet. Chã bõ tk mini.
 

Đính kèm

  • Screenshot_20190912-184534.png
    Screenshot_20190912-184534.png
    62.5 KB · Xem: 5
Chỉnh sửa lần cuối:
Tin ECB sắp ra anh em cẩn thận củi lửa, những cặp nào giá thấy bất ổn thì đóng lệnh không suy nghĩ nhé :D
 
aspotware.ctrader.com_images_screens_jLkdn.png


chờ hết nến kiếm điểm hồi vào vậy tin ra cây sao chỗi thế này chả thánh nào dám xài bắt đỉnh thần công đâu
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 30 Xem / 9 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 162 Xem / 5 Trả lời
  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 24,365 Xem / 85 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 248 Xem / 13 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,107 Xem / 41 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên