[Phân tích liên thị trường] Ba dấu hiệu cho thấy nhóm tấn công đang chiếm lĩnh thị trường

[Phân tích liên thị trường] Ba dấu hiệu cho thấy nhóm tấn công đang chiếm lĩnh thị trường

[Phân tích liên thị trường] Ba dấu hiệu cho thấy nhóm tấn công đang chiếm lĩnh thị trường

Mạc An

Junior Mod
Thành viên BQT
Trial mod
17,803
84,116
Xin chào anh em,

Diễn đàn cũng khá lâu rồi chưa có những phân tích về thị trường chứng khoán Mỹ cũng như một số những nhận định về liên thị trường. Cuối tuần, mình thường có hay xem những báo cáo, cũng như các phân tích của chuyên gia về thị trường. Tất nhiên, khi đọc các báo cáo về liên thị trường, chúng ta sẽ có cái nhìn tổng quan về xu hướng hiện thời cũng như là tâm lý thị trường, từ đó sẽ phục vụ cho việc giao dịch của chúng ta.

Trên đây là bài viết của tác giả Arthur Hill, CMT trên blog của stockcharts về những dấu hiệu cho thấy ''nhóm phòng thủ'' đang yếu thế. Mình xin phép được lược dịch lại để anh em cùng tham khảo:
---------------​

Đặc tính của thị trường chứng khoán đã thay đổi trong sáu đến bảy tuần qua khi thị trường mang một sắc thái ''tấn công'' hơn. Đừng hiểu lầm tôi. Thị trường chứng khoán đã kích hoạt một ''bullish'' khi chỉ số S&P 500 đã ở trên mức SMA 200 ngày kể từ đầu tháng 6. Thị trường hiện tại chỉ đơn giản là mở rộng và trở nên đầy sức mạnh với các dấu hiệu tích cực tràn ngập thị trường hơn mà thôi.

Sau một đợt tăng giá trong quý đầu tiên của năm 2019, sáu tháng tiếp theo thị trường đã trở nên phân hóa và mang tính chọn lọc khi các cổ phiếu lớn tăng cao hơn trong khi các ''small-cap'' lại giảm giá. S&P 500 SPDR và Nasdaq 100 ETF tăng khoảng 5% từ tháng 4 đến tháng 9, trong khi Russell 2000 ETF giảm 2,4% và S&P Small - Cap 600 SPDR giảm 0,40%. Môi trường hỗn hợp này làm gây khó khăn cho các traders cũng như các nhà đầu tư.

Tuy nhiên, thị trường đã thay đổi trong sáu tuần qua khi Russell 2000 ETF tăng mạnh và đồng pha với S&P 500 SPDR. Cả hai đều tăng trưởng khoảng 5% trong bảy tuần qua. Mặc dù IWM (iShares Russell 2000 ETF) không "vượt trội", nhưng các cổ phiếu nhỏ đang lấy lại ''phong độ" của chúng và thị trường đang tăng trưởng cũng như mở rộng. Ngoài sự hồi sinh của các Small - Cap, tôi cũng muốn làm nổi bật thêm ba dấu hiệu của một thị trường tăng trưởng và đang có dấu hiệu mở rộng - Anh em giao dịch FX chú ý chỗ này nhé, việc các nhóm tài sản mang tính rủi ro như nhóm Small-Cap trong thị trường chứng khoán đang quay trở lại thể hiện tâm lý "Risk-on'' của thị trường, trong thị trường hàng hóa/tiền tệ, chúng ta cũng có thể thấy được các đồng tiền/mặt hàng phòng thủ như Vàng, JPY sẽ có ít đất diễn hơn so với USD/Dầu mỏ.

1. Cổ phiếu vượt trội so với trái phiếu:


SPY ( SPDR S&P 500 ETF) không chỉ đạt mức cao mới và đang ở trong một xu hướng tăng dài hạn mà còn vượt trội hơn so với TLT (iShares 20+ Year Treasury Bond ETF ). Cổ phiếu đại diện cho nhóm tài sản rủi ro và trái phiếu đại diện cho nhóm tài sản trú ẩn an toàn. Khi cổ phiếu hoạt động tốt hơn - thị trường chấp nhận rủi ro và khi trái phiếu hoạt động tốt hơn - thị trường e ngại rủi ro.

Biểu đồ dưới đây cho thấy SPY đạt mức cao mới trong tháng 10 và đang được giao dịch tốt trên mức SMA50 ngày. Ngược lại, TLT hình thành mức ''lower high'' vào đầu tháng 10 và vượt quá mức thấp nhất của tháng 9 vào đầu tháng 11 này. TLT cũng nằm dưới đường trung bình SMA 50 ngày đang trên đà chúi xuống. Dòng tiền đang có xu hướng dịch chuyển ra khỏi các trái phiếu mang tính chất trú ẩn an toàn.

1.jpg


Đồ thị dưới cùng hiển thị tương quan tương đối giữa SPY và TLT bằng biểu đồ tỷ lệ (SPY / TLT). Tỷ lệ này hình thành các mức ''higher low'' hơn từ tháng 8 đến tháng 10 và phá vỡ mức cao nhất của tháng 9. Tâm lý chấp nhận rủi ro rõ ràng là "chiến thắng" vì nhóm tài sản rủi ro (cổ phiếu) đang vượt trội so với nhóm tài sản trú ẩn an toàn (trái phiếu kho bạc).

2. S&P High Beta ETF (SPHB) vượt trội so với S&P Low Volatility ETF (SPLV):


2.jpg


Biểu đồ tiếp theo xác nhận những gì chúng ta đã thấy và đề cập ở phía trên với với SPY và TLT.

S&P High Beta ETF (SPHB) đang bắt đầu vượt trội so với S&P Low Volatility ETF (SPLV). Đồ thị trên cùng cho thấy SPHB phá vỡ mức cao nhất của tháng 9 và đồ thị ở giữa cho thấy SPLV đang nằm ngay dưới mức cao nhất của tháng 9. SPLV đã không giảm nhiều trong sáu tuần qua, nhưng rõ ràng nhóm cổ phiếu này không đóng góp vào sự tăng trưởng vừa qua của thị trường chứng khoán.

Mối tương quan tương đối này được xác nhận khi chúng ta xem xét tỷ lệ SPHB: SPLV trên đồ thị thứ 3. Tỷ lệ này vượt quá mức cao nhất trong tháng 9 và một mức cao hơn hình thành đồng nghĩa là SPHB đang vượt trội so với SPLV (hoặc SPLV đang kém hơn SPHB). Dù bạn cắt nghĩa nó như thế nào, tâm lý chấp nhận rủi ro vẫn chiếm ưu thế khi nhóm cổ phiếu có hệ số beta cao (Hệ số rủi ro) vượt trội so với nhóm cổ phiếu biến động thấp.

*** Giải thích chỗ này một chút cho anh em về SPHB và SPLV. Đây là 2 quỹ ETF với SPHB tập trung vào nhóm cổ phiếu có hệ số β - hệ số rủi ro cao, trong khi đó SPLV tập trung vào nhóm cổ phiếu có hệ số β thấp (Hoặc ít biến động - Low Volatility) như các công ty năng lượng và tài chính trong danh mục. Chúng ta đầu tư vào các SPLV khi có nhu cầu muốn phòng hộ khi thị trường đi xuống!

3. Nhóm ngành tấn công vượt trội so với nhóm ngành phòng thủ:


3.jpg


Đã có một sự thay đổi rõ ràng từ các sectors phòng thủ trong sáu tuần qua. Đồ thị đầu tiên cho thấy sự hoạt động của 11 SPDR sectors từ tháng 4 đến tháng 9. Nhóm sectors tiện ích, hàng tiêu dùng và bất động sản dẫn đầu sáu tháng giữa với mức tăng lớn. Ngược lại, nhóm công nghệ, tài chính, hàng tiêu dùng không thiết yếu tụt lại với mức tăng ít hơn. Nhóm công nghiệp trong khi đó lại giảm.

4.jpg


Chúng ta chuyển nhanh đến sáu tuần qua với một bức tranh khác xuất hiện. Công nghệ, Tài chính, Công nghiệp và Chăm sóc sức khỏe đang dẫn đầu với mức tăng lớn nhất. Ba trong số các lĩnh vực này là các ngành tấn công và Chăm sóc sức khỏe là ngành lớn thứ hai trong S&P 500. Cùng với đó, bốn lĩnh vực này chiếm 59% S&P 500. Ngược lại, dòng tiền chuyển ra khỏi Tiện ích, Hàng tiêu dùng và Bất động sản. Từ đây chúng ta có thể thấy được những lĩnh vực phòng thủ đang hoạt động kém hơn.

Trên đây là 3 yếu tố cho thấy thị trường đang ở trong trạng thái "Risk-on''. Anh em đã biết mình cần hành động theo xu hướng như thế nào rồi chứ ạ?

Chúc anh em cuối tuần thư thái và bổ sung được nhiều kiến thức mới!
Mạc An
 

Giới thiệu sách Trading hay
Phương Pháp Wyckoff Hiện Đại - Kỹ thuật Nhận diện Xu hướng Thị trường Tiềm năng

Phương pháp Wyckoff là một phương pháp price action kinh điển và đem lại thành công cho nhiều trader. Phương pháp này là nền tảng của nhiều phương pháp trading nổi tiếng khác
Chỉnh sửa lần cuối:
Nay bạn lấn sân sang đây luôn ak. Kinh ! ))
Kịch bản năm trước khó lòng lặp lại năm nay
Anw bài viết hay
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 689 Xem / 38 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 210 Xem / 19 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 158 Xem / 6 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên