Phân tích mô hình Head & Shoulders và Rouding top and bottom qua góc nhìn Volume

Phân tích mô hình Head & Shoulders và Rouding top and bottom qua góc nhìn Volume

Phân tích mô hình Head & Shoulders và Rouding top and bottom qua góc nhìn Volume

The Blade

Editor
Trial mod
2,920
17,937
Trong hai bài viết vừa qua, tôi đã chia sẻ cho các bạn hai mẫu hình: hai đỉnh - hai đáy, ba đỉnh - ba đáy và cái cốc và tay cầm. Các bạn đã áp dụng chưa, thấy như thế nào? Anh em comment thảo luận với nhau nhé. Chứ học một mình có khúc mắt không biết gỡ như thế nào đâu.

Tôi xin đăng lại link ba bài trước để anh em tiện theo dõi chuỗi bài viết về phân tích mô hình giá:

>> Giao dịch hiệu quả các mô hình giá đảo chiều qua góc nhìn Volume

>> Phương pháp giao dịch mô hình cái cốc và tay cầm qua góc nhìn Volume

>> Giao dịch mô hình ba đỉnh - ba đáy bằng phương pháp phân tích volume


Hôm nay tôi sẽ giới thiệu thêm hai mô hình nữa kinh điển nữa, với tần suất "gặp nhau" cực kỳ nhiều, ý tôi là độ phổ biến và sự ưa thích của trader đối với nó cực cao. Đó là hai mô hình Vai đầu vai và mô hình Rouding top and bottom.

MÔ HÌNH VAI - ĐẦU - VAI

Giới thiệu sơ lược một chút về mô hình vai đầu vai kinh điển này. Mặc dù nó là kinh điển nhưng chắc chắn trong 10 người đọc bài này cũng có hai hoặc 3 người chưa biết. Do đó, thực sự cần thiết để tôi định nghĩa lại cho tất cả các bạn đều hiểu.

Ở mô hình vai đầu vai thuận, giá sẽ hình thành 3 đỉnh liên tiếp nhau, giống như mô hình 3 đỉnh - 3 đáy mà tôi đã giới thiệu ở bài trước. Tuy nhiên trong ba đỉnh này, thì đỉnh ở giữa có phần vượt trội hơn, nên gọi là đầu, hai đỉnh hai bên là vai của mô hình.

Ở mô hình vai đầu vai ngược cũng tương tự như vậy, trong 3 đáy hình thành kế tiếp nhau, thì đáy ở giữa sẽ sâu hơn, hình thành dài hơn tạo thành đầu, hai đáy hai bên nhỏ hơn tạo thành vai của mô hình.

1.png

Mô hình vai đầu vai tuy giống như mô hình 3 đỉnh - 3 đáy nhưng phổ biến hơn rất nhiều, tần suất gặp mô hình này rất nhiều. Do đó, các bạn có thể tận dụng phương pháp này để kiếm lợi nhuận ở mọi lúc mọi nơi.

PHÂN TÍCH MÔ HÌNH VAI ĐẦU VAI BẰNG KHỐI LƯỢNG NHƯ THẾ NÀO ?

2.png

Nhìn hình trên ta cũng nắm được đôi chút rồi đúng không?

Chúng ta sẽ tập trung vào các đỉnh (đầu và vai) của mô hình và volume tại đó thay đổi như thế nào.

Đầu tiên, volume vai trái bao giờ cũng cao. Sau khi hình thành đầu rõ ràng, volume ở đầu có thể cao bằng hoặc thấp vai trái, nhưng không được quá thấp.

Kế tiếp, volume vai phải được coi là hoàn hảo khi trở nên thấp đáng kể, thấp hơn hẳn so với hai đỉnh trước.

Và quyết định cuối cùng thuộc về cây nến breakout khỏi đường viền cổ, nó phải mang một volume lớn thể hiện sự quyết tâm của phe bán muốn breakout khỏi hỗ trợ.

Nếu đạt được những điều kiện trên, mô hình vai đầu vai xem như hoàn hảo, xác suất thành công cao và đáng để chúng ta đặt một lệnh SELL full tài khoản (đùa thôi, đặt lệnh SELL 0.01 lot thôi nhé anh em).

Về ví dụ thì bao la bạt ngàn trên bất kỳ đồ thị nào, mời anh em post vài ví dụ để chúng ta thảo luận nhé. Còn bây giờ tôi chuyển sang một mô hình khác đây.

MÔ HÌNH ROUNDING TOP & BOTTOM

Mô hình này tiếng Việt gọi là mô hình "cái dĩa". Tên này không thông dụng lắm nên tôi tạm gọi theo tiếng Anh là Roundinng Top và Rounding Bottom nhé.

Sở dĩ gọi nó là cái dĩa vì hình dạng của nó giống hệt như cái dĩa:

3.png

Mô hình này thì vô cùng dễ nhận biết rồi nên tôi không lấy hình minh họa và vào thằng cách phân tích volume luôn nhé.

PHÂN TÍCH MÔ HÌNH ROUNDING TOP & BOTTOM BẰNG VOLUME NHƯ THẾ NÀO?

4.png

Trên đây là một mô hình Rounding Bottom (cái dĩa đáy).

Nếu tinh ý, chúng ta sẽ thấy nó khá giống mô hình 2 đáy, nhưng không phải, đáy của nó bẹt hơn, phẳng hơn giống như cái đáy dĩa chứ không nhọn như mô hình 2 đáy thường gặp.

Volume ở mép dĩa bên trái (sóng giảm) thường rất cao vào giảm dần sau đó tăng nhẹ khi đến giữa dĩa.

Khoảng giá giữa cái dĩa đến mép dĩa bên phải, volume lại tiếp tục tạo thành một hình vòng cung như hình và tăng dần khi chạm vào kháng cự tạo bởi mép dĩa bên trái.

Chúng ta sẽ đặt lệnh BUY khi có một cây nến breakout kèm volume lớn thể hiện sức mạnh của phe mua. Hoặc trong trường hợp này là giá đi sideway để test đường kháng cự và hấp thụ hết lực bán trước khi tăng tiếp.

Mục tiêu giá của mô hình Rounding Top & Bottom là khoảng cách bằng khoảng cách từ mép dĩa cho đến đáy dĩa.

Lần này tôi sẽ không đưa ví dụ để cho anh em tự thực hành và đưa ví dụ lên rồi chúng ta cùng chém gió nhé, thảo luận cho vui nhé.

Xem thêm:

>> Giao dịch mô hình ba đỉnh - ba đáy bằng phương pháp phân tích volume
 

Giới thiệu sách Trading hay
Mô Hình Biểu Đồ - Phương Pháp Hiệu Quả Để Tìm Kiếm Lợi Nhuận

Được xem là cẩm nang về mô hình biểu đồ của các nhà đầu tư, giao dich tài chính toàn cầu và là kiến thức bắt buộc phải nắm về Phân Tích Kỹ Thuật
Những mô hình anh ví dụ quả thực rất thông dụng kết hợp vs tin tức nữa thì hết sức tuyệt vời.Một lần nữa cuối đầu cảm ơn anh!
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 225 Xem / 7 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 106 Xem / 6 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,394 Xem / 53 Trả lời
  • Berkeley trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 50 Xem / 1 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 425 Xem / 13 Trả lời
  • DuongHuy trong Kiến thức Trading - Kinh nghiệm Trading 73,188 Xem / 22 Trả lời
  • Huan2051 trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 294,209 Xem / 1,396 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên