Phỏng vấn Takehiro Hikita - Trader 15 năm kinh nghiệm lão làng với biểu đồ nến Nhật | Phần 1

Phỏng vấn Takehiro Hikita - Trader 15 năm kinh nghiệm lão làng với biểu đồ nến Nhật | Phần 1

Phỏng vấn Takehiro Hikita - Trader 15 năm kinh nghiệm lão làng với biểu đồ nến Nhật | Phần 1

Le Hue Truong

Editor
Trial mod
7,217
32,342
Xin chào cả nhà!

Đây là một cuộc phỏng vấn dài, vì vậy trong bài viết này mình xin phép chỉ đi nửa đầu thôi nhé!

Ông Takehiro Hikita sẽ chia sẻ cho các bạn một cái nhìn sâu sắc về mô hình nến. Ông ấy đã bắt đầu sử dụng phân tích nến từ nhiều năm trước, trên thực tế, tất cả những biểu đồ mà ông sử dụng đều được thực hiện bằng tay cho đến khi máy tính cá nhân có sẵn.

Cùng bắt đầu thôi!

------------------------

1. Ông bắt đầu quan tâm đến đầu tư và giao dịch từ khi nào?


Đó là lúc tôi khoảng 31 tuổi, tức là hơn 25 năm trước. Tuy nhiên, đã có một lần tôi phải đứng ngoài thị trường khoảng 2 năm vì tôi đã mất tiền quá đủ vào thời điểm đó.

2. Khi nào thì ông nhận ra rằng phân tích kỹ thuật hiệu quả hơn phân tích cơ bản đối với ông?


Đó là khi tôi bắt đầu giao dịch trở lại lúc 41 tuổi, sau khi rời khỏi công ty vì một số lý do. Bắt đầu với việc phân tích mô hình nền, tôi đã nghiên cứu tất cả các loại phân tích kỹ thuật khác nhau của Nhật Bản với giao dịch thực và sau đó, áp dụng cả những phương pháp có sẵn ở Hoa Kỳ. Tôi bắt đầu giao dịch trở lại là để thực hiện chính sách giao dịch dựa trên phân tích kỹ thuật và không còn phải đoán hay phân tích cơ bản để kiếm sống nữa. May mắn thay, tôi vẫn còn sống trong cái nghề trading này.

Nói xa hơn một chút, tôi đã bắt đầu giao dịch Hàng hóa (bây giờ gọi là hợp đồng tương lai) và mua nhiều ấn phẩm như "Comodity Trading Systems and Methods" ("Phương pháp và hệ thống giao dịch hàng hóa") của tác giả Kaufman và Wilder. Lần đầu tiên tôi dùng máy tính là để sử dụng sản phẩm lập trình Texas Instruments trong phương pháp của Wilder. Sau đó, tôi đã tự xây dựng nên phương pháp của riêng mình trên máy tính lập trình Casio khi đã nghiêm túc hơn. Và rồi, để thuận tiện cho công việc phân tích hàng ngày, tôi đã tâu con IBM-5100 với bộ nhớ 32K vào năm 1977.

Phong-van-Takehiro-Hikita-Trader-15-nam-kinh-nghiem-voi-bieu-do-nen-Nhat-TraderViet1.jpg


Năm 1979, tôi được biết Apple II ra mắt trên thị trường với khả năng về đồ họa. Sau đó, tôi đã mua nó ngay lập tức, xách tay trực tiếp từ Hoa Kỳ về. Năm 1980, tôi đã tham gia CompuTrac và tham dự Hội nghị TAG đầu tiên của họ ở New Orleans. Và tôi đã đăng ký theo dõi tạp chí Chứng khoán và Hàng hóa kể từ đó.

3. Có phải lúc nào ông cũng sử dụng biểu đồ nến cho phân tích của mình? Nếu không thì khi nào ông không sử dụng nó?


Biểu đồ nến là phương pháp duy nhất có sẵn ở Nhật Bản để ghi lại lịch sử hành động giá ở dạng đồ họa (nó giống như biểu đồ thanh ở Hoa Kỳ vậy). Bất kể tôi có thích hay không thì đó là những gì được sử dụng tại thời điểm đó.

Nhưng sử dụng biểu đồ nến là một chuyện, phân tích mô hình nến lại là một chuyện khác. Sự quan tâm đến cách đọc mô hình nến của tôi chỉ thực sự mạnh mẽ có lẽ là vài năm sau. Lần đầu tiên tôi bắt đầu giao dịch là sau khi đọc số đầu tiên của cuốn sách The Japanese Chart of Charts do Seiki Shimuzu viết và dịch bởi Nicholson.

Phong-van-Takehiro-Hikita-Trader-15-nam-kinh-nghiem-voi-bieu-do-nen-Nhat-TraderViet2.jpg


4. Có phải ngày nay ở Nhật Bản cũng sử dụng nến rộng rãi như biểu đồ thanh được sử dụng ở Hoa Kỳ?


Như đã đề cập ở trên, không có phương pháp nào khác ngoài biểu đồ nến được sử dụng để hiện thị lịch sử hoạt động của thị trường tại Nhật Bản. Vâng, nó đang được sử dụng giống như biểu đồ thanh tại Hoa Kỳ. Nhưng cách nhận diện mô hình lại là một chủ đề khác trong phân tích biểu đồ.

5. Từ "nến" có phải là một thuật ngữ phương Tây? Nếu vậy, biểu đồ nến và phân tích nến được gọi là gì ở Nhật Bản?


Nhìn chung, biểu đồ nến không có gì ngoài chức năng hiển thị xu hướng và hành động của thị trường, còn những loại biểu đồ khác sẽ được phân loại thành phân tích vì chúng khá rõ ràng để giúp chúng ta biết chính xác nên hành động gì, ví dụ như biểu đồ Point and Figure. Nói về biểu đồ, chúng tôi thường gọi nó là: Hi Ashi (biểu đồ hàng ngày), Shu Ashi (biểu đồ hàng tuần) và Tsuki Ashi (biểu đồ hàng tháng). Và tiếng Nhật sẽ gọi "nến" là "roshoku".

Để bạn hiểu rõ hơn, thì Ashi có nghĩa là "chân", hay đúng hơn là "dấu chân". Nó biểu trưng cho bước đi của thị trường trong quá khứ.

Phong-van-Takehiro-Hikita-Trader-15-nam-kinh-nghiem-voi-bieu-do-nen-Nhat-TraderViet3.png

6. Ông giao dịch cổ phiếu, hay hợp đồng tương lai, hay cả hai?


Vâng, tôi giao dịch cả hai, nhưng chủ yếu là giao dịch trên thị trường giao sau. Còn cổ phiếu tôi chỉ giao dịch trên dài hạn, không bao giờ bán, điều này là để phòng ngừa lạm phát. Giao dịch hợp đồng tương lai mới là để kiếm tiền trong ngắn hạn.

7. Ông nghĩ nến sẽ hoạt động hiệu quả hơn với cổ phiếu hay hợp đồng tương lai? Hay nó có quan trọng không?


Một lần nữa, biểu đồ nến và việc phân tích mô hình nến là 2 thứ tách biệt. Nến chỉ là biểu đồ, nhưng các mô hình nến là phân tích dựa trên một cơ sở nào đó. Mô hình nến hàng ngày sẽ hoạt động hiệu quả hơn trên thị trường giao sau vì hợp đồng tương lai có xu hướng chu kỳ ngắn hơn so với cổ phiếu.

8. Những mô hình nến nào có vẻ hiệu quả nhất với ông? Ông có thể liệt kê 10 mô hình mà ông yêu thích không?


Câu hỏi của bạn rất khó để trả lời. Bạn phải hiểu rằng phân tích mô hình nến bắt nguồn từ kinh nghiệm của trader và đó là sự pha trộn của xu hướng thị trường với tâm lý con người thể hiện trong mô hình.

Tiếp cận từ góc nhìn thống kê và giả sử có một mô hình nến hoàn hảo 100% đi, nhưng nếu nó chỉ xuất hiện 1 năm 1 lần, hoặc cứ khoảng 3 năm 1 lần, thì liệu có ai đủ kiên nhẫn ngồi canh không? Nó phải được dựa trên một phân tích hàng ngày, lặp đi lặp lại. Nhưng không có gì đảm bảo rằng một mô hình thành công 100% trong quá khứ sẽ hoạt động tốt nhiều lần trong tương lai.

Tóm lại, mô hình nến hiệu quả sẽ phụ thuộc vào cách sử dụng, kết hợp với các yếu tố khác và điều kiện thị trường, chỉ không phải bằng chính mô hình nến. Một lần nữa, mô hình nến chỉ là một trong những công cụ phân tích mà thôi!

-----------------------------

Mình xin được tạm kết Phần 1 tại đây, Phần 2 sẽ được "xuất bản" vào tuần sau. Anh em nhớ đón xem nhé!

Nguồn: stockcharts

Nếu thấy bài viết hay và hữu ích thì đừng quên THẢ TIM, SHARE VÀ COMMENT để ủng hộ mình nhiều hơn nữa nhé!! Nice day cả nhà ;););)
 

Giới thiệu sách Trading hay
Phương Pháp Mới Để Giao Dịch Kiếm Sống

Quyển sách của Tiến sỹ Alexander Elder đề cập đến những vấn đề cơ bản và cần thiết nhất với các trader. Sách được đánh giá rất cao trên toàn cầu

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 397 Xem / 31 Trả lời
  • DuongHuy trong Hệ thống giao dịch - Trading system 37,533 Xem / 19 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 59 Xem / 3 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 415 Xem / 19 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,792 Xem / 99 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên