Phương pháp tìm điểm vào lệnh theo quy tắc 50% mô hình nến: sự thật hay trò lừa đảo?

Phương pháp tìm điểm vào lệnh theo quy tắc 50% mô hình nến: sự thật hay trò lừa đảo?

Phương pháp tìm điểm vào lệnh theo quy tắc 50% mô hình nến: sự thật hay trò lừa đảo?

khapham1010

Active Member
639
4,967
Nếu bạn từng dùng mô hình nến Nhật dạng pinbar, engulfing, inside bar v.v... để giao dịch, bạn chắc sẽ biết quy tắc 50% để tìm điểm vào lệnh. Quy tắc này áp dụng như sau: khi bạn phát hiện một mô hình nến thỏa mãn chiến lược giao dịch của bạn, bạn đặt một lệnh limit ở vị trí 50% của mô hình nến. Chẳng hạn, khi bạn phát hiện mô hình nến pinbar cho điểm vào lệnh bán, bạn sẽ đặt sell limit ở giữa mô hình này như ví dụ trong hình.

phuong-phap-tim-diem-vao-lenh-theo-quy-tac-50-traderviet.png

Quy tắc 50% không tuân thủ bất kỳ quy tắc nào trong phân tích kỹ thuật


Bản chất của mô hình nến pinbar là một mô hình dạng bẫy giá. Đuôi nến pinbar là hành động chứng tỏ thị trường đã bẫy được các Trader đi ngược hướng của mô hình nến. Trader dùng nến pinbar tin rằng nhờ áp lực bẫy, thị trường sẽ đủ sức để di chuyển theo hướng ngược lại.

Nhưng nếu mô hình nến Pinbar chỉ được sử dụng để làm mô hình phát hiện Trader bị sập bẫy, thì đáng lẽ ra Trader chỉ cần dùng lệnh stop order để đặt bên trên hay bên dưới cây nến Pinbar đúng không các bạn? Khi Trader đặt lệnh tại mức 50% mô hình nến, họ chẳng có một logic nào hỗ trợ cho việc nên đặt lệnh như thế cả. Đây là một ví dụ giải thích rõ hơn quan điểm này.

phuong-phap-tim-diem-vao-lenh-theo-quy-tac-50-traderviet-1.jpg

Chart này cho bạn một mô hình nến pinbar xuất hiện tại vùng kháng cự và cho điểm vào lệnh bán. Một Trader thông thường sẽ dùng công cụ Fibonacci Retracement để xác định mức 50% rồi đặt lệnh sell limit tại các vị trí của mức Fibonacci, cũng có Trader dùng các mức Fibonacci khác nhưng chúng ta tạm chỉ bàn đến mức Fibo 50% vì chủ yếu các Trader dùng quy tắc này để tìm điểm vào lệnh sớm.

Nhưng nhìn vào cây nến B sau khi đóng cửa, bạn hãy nhìn kĩ đuôi nến B, nó rất ít khi chạm ngay mức 50% mà thường chạm mức 38.2% Fibonacci. Nếu bạn nào có sử dụng phương pháp đặt limit order theo kiểu này sẽ thấy đuôi nến thường chạm 2 mức 38.2% và 61.8% nhiều hơn, bởi vì mức 50% không phải là mức Fibonacci, nó chỉ là một vùng số chẵn hay vùng tâm lý nhiều Trader hay sử dụng. Do vậy, việc dùng mức 50% để đặt lệnh nghĩa là bạn chưa có hiểu biết đầy đủ về cách đặt lệnh sử dụng các công cụ phân tích kỹ thuật. Bạn đang đặt "lệnh mù" mà không hề hay biết.

Bạn sẽ hiểu rõ hơn nếu xem chart này ở khung thời gian thấp hơn (khung thời gian thấp hơn so với khung chính bạn trade, không phải các khung thời gian thấp như 5 phút hay 15 phút)

phuong-phap-tim-diem-vao-lenh-theo-quy-tac-50-traderviet-2.jpg

Từ các nến được đánh số từ vị trí 1 đến vị trí 4 chính là nến pinbar của chúng ta trên chart ở trên, còn nến 5, 6, 7 là đuôi nến B. Các cây nến 5, 6, 7 thậm chí không thể vươn nỗi lên trên mức 38.2% Fibonacci. Nhìn sang nến 9, 10, thị trường còn đâm xuyên đến mức 61.8% Fibo chứ không dừng ở mức 50%.

Quy tắc 50% làm bạn hiểu sai về cấu trúc thị trường


Cách vào lệnh của bạn không quan trọng bằng việc bạn có tôn trọng cấu trúc của thị trường hay không. Dưới đây là một ví dụ cho Trader dùng cách vào lệnh theo quy tắc 50% nhưng bỏ qua chi tiết về cấu trúc thị trường.

phuong-phap-tim-diem-vao-lenh-theo-quy-tac-50-traderviet-3.jpg

Chart này đang trong tình trạng sideway, hơn nữa giá vẫn đang hình thành bên trên đường moving average. Một Trader khi vừa phát hiện nến pinbar hình thành ngay lập tức sẽ đặt một lệnh sell limit tại mức 50% của nến pinbar. Trader nyà dự đoán giá giảm và vào lệnh nhưng không biết rằng mức 50% của nến pinbar cũng nằm ngay chính giữa vùng giá sideway. Trader này đang vào lệnh ngay giữa vùng sideway, mắc phải sai lầm cơ bản khi giao dịch thị trường: không nên giao dịch khi thị trường chưa hình thành xu hướng. Đó là chưa kể việc giao dịch bên trên đường moving average nghĩa là thị trường vẫn đang trong xu hướng tăng chưa xác nhận đã chuyển sang thị trường giảm, bạn cần hết sức chú ý điều này trước khi lựa chọn pinbar để vào lệnh, đừng dại dột vào lệnh một cách máy móc.

Hy vọng những kiến thức bổ ích này đã giúp bạn hiểu rõ về một quy tắc vào lệnh phổ biến nhưng rất sai lầm trong Trading.

Xem thêm

>> [Review sách] Văn hóa làm việc của các chuyên gia tại quỹ giao dịch tài chính

>> Hãy sẵn sàng cho lần thiên nga đen tiếp theo của thị trường, bài viết này sẽ giúp bạn

 

Giới thiệu sách Trading hay
Trading In The Zone - Thực hành Kiểm soát Cảm xúc bằng Tâm lý học Hành vi trong Đầu tư và Giao dịch Tài chính

Là quyển sách Top 1 toàn cầu về chủ đề đầu tư/trading, Trading In The Zone giúp thấu hiểu và quản trị cảm xúc cũng như giữ vững kỷ luật khi tham gia thị trường tài chính, nhằm nâng cao trình độ và hiệu quả đầu tư lên mức cao nhất có thể

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 522 Xem / 45 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 271 Xem / 2 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 621 Xem / 12 Trả lời
  • forex_vn trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,754 Xem / 14 Trả lời
  • phaisinh trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 87 Xem / 1 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên