[PTCB] Đang có sự thay đổi lớn trên thị trường tiền tệ, chính sách đồng tiền rẻ không còn được ưa chuộng và số phận của USD

[PTCB] Đang có sự thay đổi lớn trên thị trường tiền tệ, chính sách đồng tiền rẻ không còn được ưa chuộng và số phận của USD

[PTCB] Đang có sự thay đổi lớn trên thị trường tiền tệ, chính sách đồng tiền rẻ không còn được ưa chuộng và số phận của USD

Bianas

Senior Mod
Đã Xác Nhận
Trial mod
5,073
29,701
Đã khá lâu kể từ khi các thuật ngữ như “chiến tranh tiền tệ” hay “chủ nghĩa trọng thương” được sử dụng trên thị trường ngoại hối. Các thuật ngữ như vậy thường liên quan đến việc cạnh tranh phá giá để đảm bảo thị phần xuất khẩu trong thế giới giảm phát. Nhưng đâu là chính sách tiền tệ tốt nhất trong môi trường khan hiếm tài nguyên hàng hóa? Đồng nhân dân tệ (CNY) đã cho thấy một hướng đi và ING cho rằng đồng USD sẽ tiếp bước…

Chính sách duy trì một đồng tiền tệ yếu không còn hợp thời


Đối mặt với các nhân tố bất ổn trong 20 năm qua và đặc biệt là trong trận đại dịch năm ngoái, hầu hết các quốc gia phát triển đã ưu tiên giữ cho đồng tiền nước họ yếu để hỗ trợ tăng trưởng xuất khẩu. Cạnh tranh phá giá, hay sự quan tâm nhiều hơn đến báo cáo của Bộ Tài chính Hoa Kỳ về vấn đề thao túng tiền tệ, và thuật ngữ “chiến tranh tiền tệ” đều đồng nghĩa với giả định rằng lạm phát “đã chết” và tất cả các đòn bẩy kinh tế, bao gồm cả ngoại hối, nên được sử dụng để hỗ trợ tăng trưởng.

Có những dấu hiệu cho thấy xu hướng này đang bắt đầu thay đổi. Dẫn đầu trong sự thay đổi đó chính là đồng CNY. Giá trị đồng CNY tính theo tỷ trọng thương mại đã tăng gần 6%. Động thái này dường như trái ngược với những lo ngại như: suy thoái của Trung Quốc, việc cắt giảm dự trữ bắt buộc của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC), và khả năng Evergrande vỡ nợ.

CNY_01.png


Vậy có thể hiểu vấn đề này như thế nào?

ING nghi ngờ động thái này liên quan đến việc giá hàng hóa cao hơn đã trở thành mối lo ngại đối với các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc. Nó được củng cố bởi động thái chưa từng có của Trung Quốc trong việc mở các kho hàng hoá dự trữ chiến lược, từ các kho dự trữ kim loại công nghiệp đến năng lượng. Gần đây nhất, các nhà hoạch định chính sách của Trung Quốc đã chỉ thị các công ty năng lượng lớn phải đảm bảo nguồn cung cấp năng lượng cho mùa đông này bằng mọi giá, và một đồng CNY mạnh hơn chắc chắn sẽ giúp ích cho việc thu mua.

Giá năng lượng tăng cao cũng bắt đầu đặt câu hỏi đối với các ưu đãi chính sách ngoại hối ở những nơi khác trên thế giới. Các NHTW đang tiến hành các chu kỳ thắt chặt, đặc biệt là ở các thị trường mới nổi (EM), sẽ chào đón việc các đồng tiền của họ mạnh và ổn định hơn. Còn trong nhóm các nước phát triển, cả Na Uy và New Zealand đều đã bắt đầu các chu kỳ thắt chặt và có vẻ không hề e ngại sự mạnh lên của đồng nội tệ. Mặc dù vậy, ở bên kia chiến tuyến, các NHTW khu vực đồng tiền chung châu Âu, Thụy Điển, Thụy Sĩ và Nhật Bản đều giữ nguyên lo ngại về giảm phát và không có dấu hiệu chuyển sang lập trường ít “ bồ câu” hơn.

Vậy còn đồng tiền thống trị thế giới thì sao? Những kỳ vọng về việc thắt chặt chính sách của FED đang được thị trường định giá, FED cũng đã bắt đầu có những động thái, và ING hiện đang đưa ra những dự báo tăng giá cho USD trong tương lai.

2-traderviet.png

Đồng CNY của Trung Quốc đang duy trì đà tăng tốt nhất (giá trị tính theo phương pháp có trọng số thương mại ) - Nguồn: BIS, ING

Tại sao đồng USD có thể duy trì đà tăng?


Nhà phân tích James Knightley của ING đã có những dự đoán khá chính xác về câu chuyện lạm phát và chính sách tiền tệ của FED. Dựa trên quan điểm của ông rằng đợt tăng lãi suất đầu tiên của FED (tức thời điểm FED chính thức bắt đầu chu kỳ thắt chặt chính sách mới) sẽ đến vào tháng 9/2022, ING đã cho rằng đồng USD sẽ bật tăng mạnh mẽ bắt đầu từ Q2 năm sau trở đi.

Tuy nhiên, dựa trên các dự phóng lãi suất của FED (biểu đồ dot-plot) có phần hawkish công bố vào tháng 9 vừa qua, cộng với việc giá năng lượng tăng chóng mặt, nó đòi hỏi FED phải có một phản ứng chính sách khẩn cấp hơn, và đợt tăng lãi suất đầu tiền có thể đến sớm hơn nhiều.

Screen Shot 2021-10-12 at 08.27.19.png

Biểu đồ dot-plot mới nhất trong cuộc họp tháng 9 của FED


Screen Shot 2021-10-12 at 08.27.35.png

Biểu đồ dot-plot trước đó​

ING cũng cho rằng áp lực từ việc dữ liệu kinh tế tốt hơn của Mỹ và tiến độ hướng tới mục tiêu việc làm của FED trong những tháng tới sẽ có thể duy trì mức độ định giá “hawkish” đối với các hành động của FED, và do đó, USD sẽ tiếp tục được mua vào.

Lãi suất cao hơn tại Mỹ và các vấn đề trong thương mại và chuỗi cung ứng đang diễn ra cho thấy rằng năm 2022 sẽ là thời điểm khó khăn cho các thị trường mới nổi, tức các dòng vốn đổ vào EM sẽ giảm sút, và đây là một lý do khác khiến USD vẫn có động lực hỗ trợ trong 15 tháng tới.

Đối với EURUSD, việc ECB không có những phản ứng hawkish trước tình hình hiện tại có nghĩa là mức hỗ trợ 1.15 đang chịu áp lực lớn, và giá có thể giảm về vùng 1.13 trong những tháng tới. Mặc dù vậy, sự suy yếu của USD theo chu kỳ vào tháng cuối năm khiến ING đặt mục tiêu cuối năm 2021 cho EURUSD ở quanh mức 1.17. Nhìn xa hơn, ING đặt mục tiêu tỷ giá EURUSD vào cuối năm sau ở mức 1.10.

Tham khảo: ING
 

Giới thiệu sách Trading hay
Thấu hiểu Hành vi giá Thị trường Tài chính - Understanding Price Action

Là quyển sách hướng dẫn giao dịch Phương Pháp Price Action của Bob Volman, chỉ sử dụng duy nhất một đường MA và cấu trúc thị trường cùng hành vi giá để tìm kiếm lợi nhuận

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • captainfx trong Chuyện bên lề 584 Xem / 1 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 131 Xem / 6 Trả lời
  • TraderLC trong Hội Trader giao dịch Quỹ 2,221 Xem / 32 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 246 Xem / 12 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 488 Xem / 38 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên