[Quản lý rủi ro] Câu chuyện về 3 người đàn ông dại khờ và bài học quản lý rủi ro

[Quản lý rủi ro] Câu chuyện về 3 người đàn ông dại khờ và bài học quản lý rủi ro

[Quản lý rủi ro] Câu chuyện về 3 người đàn ông dại khờ và bài học quản lý rủi ro

chauchau1207

Editor
Trial mod
346
2,306
Quản lý vốn là quá trình phân tích rủi ro và lợi nhuận tiềm cho một giao dịch hoặc một danh mục, để xác định chúng ta sẽ chịu rủi ro bao nhiêu và đạt được lợi nhuận tối đa là bao nhiêu.

Nhiều trader dồn hết tâm tư vào việc đi tìm những hệ thống hoàn hảo hoặc phương pháp giao dịch chén thánh nào đó. Họ luôn lờ đi những lời khuyên về quản lý rủi ro.

Câu chuyện 3 người đàn ông

Tôi biết có 1 người đầu tư với số vốn $5,000 vào hợp đồng quyền chọn 1 cổ phiếu nóng. Mỗi lần cổ phiếu tăng và hợp đồng chuẩn bị đáo hạn, anh ta bắt đầu thực hiện chiến lược pyramid, tức là mua thêm, mua thêm nữa.

Tôi hỏi anh ta "tại sao anh không đa dạng hóa rủi ro để bảo vệ vốn của mình? Anh trả lời rằng anh sẽ còn vào thêm lệnh cho đến khi anh ta kiếm được con số 3 - 4 triệu đô la để có thể nghỉ hưu và mua du thuyền.

Rồi gần đây, tôi lại gặp 1 anh chàng thứ hai tại 1 bữa tiệc. Anh ta nói tôi cách đây 6 tháng, anh ta bắt đầu mua những cổ phiếu nóng. Nó tăng rất nhanh, lướt sóng là có lời, anh ta nói thế. Do đó nên anh ta đã nghỉ làm luật sư để đi theo con đường trader fulltime. Rất ngạc nhiên về sự thành công này, tôi mới hỏi rằng "Anh đặt rủi ro cho mỗi giao dịch là bao nhiêu percent ?" Anh ta trả lời với vẻ tự hào "Rủi ro hả, tôi không thích nói đến chuyện thất bại đâu".

Người đàn ông thứ 3 tôi gặp, các bạn có biết không, anh ta đang dồn hết tài sản để mua những cổ phiếu nóng nhất trên thị trường chứng khoán. Cũng những 2 tay kia, anh này bỏ luôn công việc kinh doanh đang rất thành công của mình. Và thế là tôi lại hỏi anh ta một câu như tôi hỏi 2 người trước "Khi nào thì anh thoát lệnh?" Anh trả lời "Tôi chỉ chờ chúng lên". " Vậy khi chúng xuống thì sao?" tôi nói, và tôi nhận được 1 câu trả lời đúng như dự đoán "Ồ, chúng sẽ quay đầu tăng lại nhanh thôi, luôn là vậy mà, cổ này giờ đang nóng".

3 anh chàng bây giờ ra sao rồi? Theo tôi được biết, anh số 1 bây giờ là homeless, còn 2 anh kia thì sắp sửa. Họ đang bị khủng hoảng tài chính, lẫn khủng hoảng tâm lý.

Thực sự tồi tệ nếu bỏ quên hai từ "rủi ro" khi giao dịch. Cũng giống như chúng ta cứ lo làm việc mà quên đi bảo vệ sức khỏe của mình. Chỉ có 3 thứ có thể giúp chúng ta không bị phá sản, đó là quản lý vốn, quản lý rủi ro và quản lý giao dịch.

Tầm quan trọng của quản lý vốn có thể được hiểu thông qua việc phân tích drawdown.

Drawdown

Drawdown đơn giản là số tiền bạn thua lỗ, biểu thị theo phần trăm tính trên tài khoản vốn. Nếu bạn trade có lời, bạn không bao giờ bị drawdown. Drawdown không đo lường toàn bộ hiệu suất giao dịch, nó chỉ cho ta biết số tiền bị mất.

Giả sử bạn bắt đầu với tài khoản $10,000 và thua $2,000. Drawdown của bạn là 20%. Bây giờ còn $8,000, nếu bạn kiếm được $1,000 và thua $2,000 thì bạn có drawdown là 30% (8000 + 1000 - 2000 = 7000, 70% vốn).

Nhưng nếu bạn kiếm lại $4,000 sau khi thua $2,000 (tài khoản lúc này tăng lên $12,000), rồi lại thua $3,000, drawdown bây giờ là 25% ($12,000 - 3000 = 9000, 25% rớt từ đỉnh $12,000).

Maximum drawdown là tỷ lệ cao nhất mà tài khoản bạn bị sụt giảm. Nếu bạn bắt đầu với $10,000 và mất $4,000 trước khi huề vốn, maximum drawdown bạn là 40%.

Drawdown recovery (Số tiền huề vốn), đây là thuật ngữ minh họa tốt nhất cho tầm quan trọng của quản lý vốn, nó cho biết bạn phải kiếm lại bao nhiêu để tài khoản trở lại mức ban đầu. Nhiều người nghĩ mất 10% chỉ cần kiếm lại 10% là huề vốn. Không may là điều đó không xảy ra.

Giả rằng bạn bắt đầu với $10,000 và thua 10% tài khoản ($1,000), bạn còn $9,000. Để cho tài khoản quay về con số $10,00, bạn cần phải kiếm 11,11% số tiền tính trên tài khoản mới chứ không phải 10% (10% của $9,000 chỉ mới có $900, phải là 11,11% của $9,000 mới tròn $1,000 bị mất).

1.png

Kịch bản tệ hơn nữa là drawdown không chỉ ở con số 10% mà nó xuống 50%, nhìn vào bảng dưới cho phép bạn tính nhanh là bạn phải kiếm lại 100% số tiền tài khoản hiện tại.
Các trader chuyên nghiệp và các nhà quản lý vốn rất quan tâm đến sự khó khăn khi phải đối mặt với drawdown. Họ đặt khái niệm này lên hàng đầu. Trong khi các trader nhỏ lẻ thậm chí còn không nhớ đến nó.

Untitled.png


Tóm lại, quản lý vốn liên quan đến việc phân tích tỷ lệ Reward : Risk, tỷ lệ drawdown. Không chỉ các trader dài hạn, các trader ngắn hạn cần phải quan tâm đến vấn đề này nhiều hơn để có thể kiểm soát tốt rủi ro cho chính mình.

Bài tiếp theo, tôi sẽ chia sẻ với anh em một đoạn hội thoại giữa các pro trader, họ sẽ chia sẻ những bài học bổ ích về quản lý vốn.

Xem thêm:

>> [Quản lý rủi ro] Đọc xong bài này, có lẽ bạn sẽ có suy nghĩ khác về Drawdown !

>> [Quản lý rủi ro] Tối đa lợi nhuận và tối thiểu rủi ro - có thể làm được không ?


Theo Dave Landry
 

Giới thiệu sách Trading hay
Mô Hình Biểu Đồ - Phương Pháp Hiệu Quả Để Tìm Kiếm Lợi Nhuận

Được xem là cẩm nang về mô hình biểu đồ của các nhà đầu tư, giao dich tài chính toàn cầu và là kiến thức bắt buộc phải nắm về Phân Tích Kỹ Thuật
Chỉnh sửa lần cuối:

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 24,021 Xem / 83 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 328 Xem / 21 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,349 Xem / 77 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 230 Xem / 3 Trả lời
  • Berkeley trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 109 Xem / 2 Trả lời
  • LuTienSinh trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 140 Xem / 3 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 234 Xem / 9 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên