[Serie Nến Nhật] Bài 1: Giới thiệu biểu đồ nến Nhật

[Serie Nến Nhật] Bài 1: Giới thiệu biểu đồ nến Nhật

[Serie Nến Nhật] Bài 1: Giới thiệu biểu đồ nến Nhật

Hàng Hóa 24

Member
13
5
Mô hình nến Nhật rất phổ biến đối với các nhà đầu tư. Đối với hàng hóa phái sinh, nến Nhật cung cấp rất nhiều thông tin về biến động giá, giúp các nhà đầu tư chủ động hơn trong việc giao dịch.

Đồ thị nến Nhật đã được phát minh từ thế kỷ 18, sử dụng đầu tiên trong giao dịch hàng hóa, với rất nhiều ưu điểm thể hiện thông tin tăng giảm của giá trong một mốc thời gian. Ngoài ra có nhiều mẫu nến đặc trưng thường gặp trong giao dịch, dựa vào đó đánh giá tâm lý giao dịch của thị trường trong một nến.
1. Giới thiệu biểu đồ nến Nhật

Đồ thị nến Nhật được ông Munehisa Homma phát mình ra trong thế kỷ 18, ông sử dụng nó để nghiên cứu chuyển động của giá gạo. Thời điểm đó Osaka là thị trường buôn bán gạo lớn nhất Nhật Bản, gạo là hàng hóa được giao dịch chủ yếu, thậm chí hình thức hàng hóa phái sinh của gạo còn đã xuất hiện dưới dạng các "văn tự báo gạo".
Thời điểm đó ông đã ứng dụng đồ thị cây nến, để nghiên cứu, đối chứng với tin tức về kinh tế, chính sách nhà nước, biến động thời tiết,... để tìm ra quy luật của giá. Từ đó áp dụng vào thị trường vàthành công rất lớn, ông đặc biệt nổi tiếng với việc sử dụng nguyên tắc 3 ngày mua 1 ngày bán trong một thương vụ đầu cơ lớn nhất thời bấy giờ và đã đưa ông trở thành người giàu có nhất nước Nhật, kiểm soát toàn bộ thị trường.
2. Đặc điểm của nến Nhật

Mô tả nến Nhật
Một cây nến Nhật thông thường bao gồm 2 phần: Phần thân nến được cấu tạo bởi 2 điểm giá mở cửa và giá đóng cửa. Phần bóng nến được tạo nên từ thân nến và 2 điểm giá cao nhất và thấp nhất.

upload_2021-4-2_8-21-48.png

Mỗi cây nến là 1 chu kỳ vận động của giá, có thể trong 1 phút, 1 giờ, 1 ngày.
Các yếu tố tạo thành cây nến
Giá mở cửa
Mức giá đầu tiên được giao dịch vào đầu chu kỳ, mở đầu quá trình hình thành nến.
Giá đóng cửa
Mức giá cuối cùng được giao dịch vào cuối chu kỳ, kết thúc quá trình hình thành nến.
Giá cao nhất
Mức giá cao nhất được giao dịch trong 1 chu kỳ.
Giá thấp nhất
Mức giá thấp nhất được giao dịch trong 1 chu kỳ.
Bóng nến
Đoạn thẳng giữa mức giá cao nhất (hoặc thấp nhất) với mức giá đóng cửa (hoặc mức giá mở cửa)
Thân nến
Vùng ở giữa mức giá mở cửa và đóng cửa.
Phân biệt nến tăng giá, giảm giá.
  • Đối với nến tăng giá:
    • Giá đóng cửa cao hơn giá mở cửa
    • Phần giữa là thân nến có màu xanh lá cây
  • Đối với nến giảm giá:
    • Giá đóng cửa cao thấp giá mở cửa
    • Phần giữa là thân nến có màu đỏ
3. Lưu ý khi sử dụng nến Nhật
  • Mô hình nến Nhật đứng 1 mình chưa đủ điều kiện đảm bảo hiệu quả trong giao dịch, cần ứng dụng thêm các phân tích kỹ thuật khác như đường hỗ trợ, kháng cự, đường trung bình động.
  • Cần theo dõi mô hình nến với thời gian lớn để giao dịch trong khung thời gian nhỏ (Ví dụ: Khi giao dịch khung H1 hay nhỏ hơn cần theo dõi cả khung giao dịch D1).
Nguyễn Đức Thịnh, Chuyên viên phân tích Hanghoa24 - FTV
 

Giới thiệu sách Trading hay
Mô Hình Biểu Đồ - Phương Pháp Hiệu Quả Để Tìm Kiếm Lợi Nhuận

Được xem là cẩm nang về mô hình biểu đồ của các nhà đầu tư, giao dich tài chính toàn cầu và là kiến thức bắt buộc phải nắm về Phân Tích Kỹ Thuật

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 260 Xem / 7 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 169 Xem / 13 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 302 Xem / 12 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 569 Xem / 14 Trả lời
  • DungMaximus trong Quyền chọn Nhị phân - Binary Options 12,910 Xem / 37 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên