Siêu trader Nhật & Ichimoku Kinko Hyo | Phần cuối: "TINH HOA" hội tụ ở Lý thuyết Sóng và Lý thuyết Quan sát Giá

Siêu trader Nhật & Ichimoku Kinko Hyo | Phần cuối: "TINH HOA" hội tụ ở Lý thuyết Sóng và Lý thuyết Quan sát Giá

Siêu trader Nhật & Ichimoku Kinko Hyo | Phần cuối: "TINH HOA" hội tụ ở Lý thuyết Sóng và Lý thuyết Quan sát Giá

Le Hue Truong

Editor
Trial mod
7,221
32,354
Xin chào cả nhà!

Đây là chia sẻ của trader Nhật, tên là Kei (phát âm như chữ "K" trong tiếng Anh). Kei là một Forex trader cá nhân và cũng là một mentor (cố vấn) ở Nhật Bản.

Anh bắt đầu giao dịch Forex từ năm 2013 và đến giờ vẫn cảm thấy nó thú vị như thuở ban đầu. Anh không chỉ kiếm tiền mà còn có thể hiểu được tâm lý của mọi người, nhìn lại tư duy của bản thân để tiếp tục phát triển và biết những yếu tố quan trọng khác trong cuộc sống nói chung.

Kết quả giao dịch của trader Kei từ năm 2013-2019 như sau:

Ichimoku-Kinko-Hyo-May-Kumo-va-duong-Chiko-span-TraderViet0.png


Đôi nét về nhân vật chính vậy là đủ rồi, bây giờ chúng ta cùng theo dõi chia sẻ của anh ấy về Phần 4 của Series " Ichimoku Kinko Hyo" này nhé!

----------------------------------------​


Xin chào, tôi là Kei đến từ Tokyo. Đây là Phần 5 của series Ichimoku và trong video này, tôi sẽ nói về Lý thuyết Sóng (Wave Theory) và Lý thuyết Quan sát Giá (Price Observation Theory) cùng một số chart làm ví dụ. Và đây có lẽ là video cuối cùng về series này rồi.

Giờ thì bắt đầu thôi!

Đầu tiên, tôi sẽ nói về Lý thuyết Sóng, sau đó tôi sẽ cho bạn thấy cách kết hợp thời gian và Lý thuyết Sóng lại với nhau. Tiếp theo, tôi sẽ giới thiệu về Lý thuyết Quan sát Giá, và cuối cùng là cách móc nối tất cả cùng với chỉ báo Ichimoku. Tôi sẽ giải thích qua một số chart làm ví dụ ở cuối video.

LÝ THUYẾT SÓNG (WAVE THEORY)


Sieu-trader-Nhat-Ly-thuyet-Song-va-Ly-thuyet-Quan-sat-Gia-TraderViet1.png


Đối với chuyển động giá của thị trường, về cơ bản chúng ta có 3 mô hình:

Đầu tiên là sóng hình chữ I: Tức là khi bạn nghĩ về thị trường, thì giá đơn giản là đi lên hoặc đi xuống. Tất nhiên vẫn có một số hành động giá nhỏ bên trong xu hướng chính đang tiếp diễn đó, nhưng về cơ bản, khi bạn nhìn vào chuyển động của giá thì chỉ đơn giản là tăng hoặc giảm. Đây là một trong những mô hình sóng và tôi gọi nó là "I wave", nó trông giống như chữ "I" vậy đó!

Mặt khác, khi giá đi xuống rồi đi lên, nó sẽ được gọi là sóng hình chữ V- "V wave" (trong tiếng Nhật gọi là "V hado").

Nhìn chung, thị trường sẽ di chuyển với 3 dạng sóng chính. Nếu bạn ghép sóng hình chữ I với sóng hình chữ V với nhau, bạn sẽ có được sóng hình chữ N. Và trên đây là những ví dụ của xu hướng tăng. Khi xu hướng giảm, chúng ta sẽ có 3 mô hình ngược lại, như thế này:

Sieu-trader-Nhat-Ly-thuyet-Song-va-Ly-thuyet-Quan-sat-Gia-TraderViet2.png


Và đây là 3 dạng sóng chính điển hình trong Ichimoku Kinko Hyo. Ngoài ra, có một số biến thể khác, như sóng hình chữ Y, chữ P, chữ S... Cá nhân tôi, tôi thích sóng hình chữ P vì nó thường xuất hiện trên một chart, nó là một mô hình lá cờ bị nén lại và thành thật mà nói, tôi khá giỏi trong việc phát hiện những lợi thế đảo chiều này trong giao dịch thực tế. Tuy nhiên, sóng hình chữ Y và chữ S tương đối khó tìm hơn trên chart, theo kinh nghiệm của tôi.

Về cơ bản, mô hình sóng hình chữ Y, chữ P và chữ S này thường xuất hiện như một mô hình biểu đồ tích luỹ, và trong trường hợp đó, bạn sẽ trade cùng với xu hướng chính.

Đôi khi, sóng hình chữ Y có thể là một mô hình đảo chiều, nhưng đặc biệt là sóng hình chữ P, khi bạn thấy mô hình này trên một thị trường, thì nhiều khả năng giá sẽ phá vỡ đi lên khu xu hướng chính là bullish (tăng), như thế này...

Sieu-trader-Nhat-Ly-thuyet-Song-va-Ly-thuyet-Quan-sat-Gia-TraderViet3.png


Vậy, Lý thuyết Thời gian dùng để nhận biết khi nào thì giá có thể đảo chiều. Nó cho thấy thời điểm mà cây nến đảo chiều có thể xảy ra và nó hoạt động giống hệt như một "thước đo" trên thị trường (điều mà tôi đã đề cập trong Phần 4). Cụ thể, khi bạn đo lường từng cây nến, bạn có thể tính toán và kỳ vọng cây nến nào thì thị trường có thể đảo chiều. Và trong Lý thuyết Sóng này, chúng ta có sóng hình chữ I, chữ V và chữ N, phải không? Bây giờ, hãy cùng kết hợp 2 lý thuyết này lại với nhau thôi!

LÝ THUYẾT SÓNG (WAVE THEORY) + LÝ THUYẾT THỜI GIAN (TIME THEORY)


Giả sử, chúng ta có một thị trường tăng giá và bạn sẽ đo lường từ khi bắt đầu đến khi kết thúc một xu hướng, có bao nhiêu cây nến. Ví dụ, bạn đếm được con số là 26 ngày (cây nến) nhé. Trong trường hợp này, điều có thể xảy ra trong 26 ngày tới sẽ là những mô hình này...

Sieu-trader-Nhat-Ly-thuyet-Song-va-Ly-thuyet-Quan-sat-Gia-TraderViet4.png


Với sóng hình chữ I, chúng ta có thể hiểu giá đã kéo dài đà tăng từ ngày hôm nay đến 26 ngày nữa, hoặc giá có thể đảo chiều và quay trở lại mức giá ban đầu ở thời điểm 26 ngày tới.

Sieu-trader-Nhat-Ly-thuyet-Song-va-Ly-thuyet-Quan-sat-Gia-TraderViet5.png


Nếu thị trường di chuyển theo sóng hình chữ V trong 26 ngày tới thì sao? Chúng ta có thể hiểu giá đã đi xuống một lần, những đã được hỗ trợ ở đâu đó và cuối cùng, bật tăng trở lại.

Hoặc nếu giá đi theo sóng hình chữ N, thì giá sẽ đi lên xuống, rồi lại đi lên và tạo ra đỉnh cao hơn sau 26 ngày.

Đây là cách bạn có thể kết hợp Lý thuyết Thời gian và Lý thuyết Sóng lại với nhau. Bây giờ, hãy quan sát vào các hình vẽ ở góc dưới khung hình.

Một trong những ví dụ có thể như thế này... Giá tiếp tục đi xuống theo một chu kỳ Kihon Suchi (9, 17, 26, 33,...). Sau đó, thị trường đi lên với số ngày tương tự (tức là số nến bằng với chu kỳ giảm trước đó) nhưng với sóng hình chữ N như thế này...

Sieu-trader-Nhat-Ly-thuyet-Song-va-Ly-thuyet-Quan-sat-Gia-TraderViet6.png


Hoặc, một trường hợp khác có thể là... chuyển động giá đầu tiên đi theo sóng hình chữ V, và mô hình sóng tiếp theo có thể là sóng hình chữ I (hoặc chữ V, hoặc chữ N) như thế này...

Sieu-trader-Nhat-Ly-thuyet-Song-va-Ly-thuyet-Quan-sat-Gia-TraderViet7.png


Điều quan trọng là, nó phải diễn ra với cùng một chu kỳ, cùng một số lượng các cây nến trước và sau con sóng. Hãy quan sát ví dụ ở góc dưới màn hình.

Con sóng đầu tiên có thể là sóng hình chữ V (đi xuống, được hỗ trợ, rồi bật lên nhưng chỉ đi đến một nửa mức giá). Và trong chu kỳ tiếp theo, giá đi xuống một lần nữa, nhưng lại được hỗ trợ, rồi cuối cùng di chuyển lên trên. Bạn biết mô hình biểu đồ này đúng chứ? Đó chính là mô hình 2 đáy ( double bottom).

Vậy, khi bạn tính toán nửa sóng chữ V đầu tiên và nửa sóng chữ V thứ hai, bạn có thể có khả năng tìm ra một chu kỳ thời gian nhất định (có thể là một chu kỳ Taito Suchi) ở đó.

Còn ở hình cuối cùng, khi thị trường di chuyển theo sóng hình chữ N (giả sử sóng hình chữ N đầu tiên được tạo ra ra trong 9 ngày), sau đó chu kỳ 9 ngày thứ hai có thể là một sóng hình chữ I, hoặc chữ V, hoặc chữ N.

Sieu-trader-Nhat-Ly-thuyet-Song-va-Ly-thuyet-Quan-sat-Gia-TraderViet8.png


Trong ví dụ này, sau khi bạn nhận ra sóng hình chữ N đầu tiên, bạn có thể thấy giá đã đi xuống một lần, nhưng được hỗ trợ ở đâu đó, rồi cuối cùng đã bật lên. Và bạn có thể nhận ra đó chính là con sóng hình chữ V, đúng chứ?

Một lần nữa, với cùng một chu kỳ thời gian (đôi khi có thể chênh nhau 1-2 cây nến), thì thị trường sẽ di chuyển theo các sóng hình chữ I, chữ V hoặc chữ N giữa chu kỳ thời gian đầu tiên và chu kỳ thời gian thứ hai trong thị trường, và nó có thể tiếp tục 3, 4 hoặc 5 chu kỳ. Đây là cách bạn kết hợp Lý thuyết Thời gian và Lý thuyết Sóng lại với nhau. Và nhớ rằng, các con số chu kỳ có thể là các số trong Kihon Suchi (như 9, 17, 26...), hoặc có thể là bất kỳ con số nào miễn là số nến nửa đầu và số nến nửa sau là giống nhau (Taito Suchi).

Bây giờ, chúng ta sẽ đi tiếp với Lý thuyết Quan sát Giá nhé!

LÝ THUYẾT QUAN SÁT GIÁ (PRICE OBSERVATION THEORY)


Trong tiếng Nhật, nó được gọi là "Ne-Jaba Kansoku Ron":
  • Ne: Giá
  • Haba: Độ rộng/ vùng range độ biến động
  • Kansoku: Quan sát
  • Ron: Lý thuyết
Vậy, dịch ra chính xác có nghĩa là Lý thuyết Quan sát Vùng range Biến động giá. Nhưng tôi thấy nó quá dài dòng, nên tôi chỉ gọi tắt là Lý thuyết Quan sát Giá mà thôi. Ý tưởng xuất phát trong lý thuyết này liên quan đến vùng range biến động giá (volatility range).

Điều này có nghĩa là, bạn tìm ra 3 điểm và lấy 3 con số đó để tính toán nơi mà giá có thể tìm đến trong tương lai (bạn có thể gọi đó là mục tiêu, hay điểm đảo chiều). Về cơ bản, có 4 cách tính toán (thực ra còn có một vài biến thể khác nữa) nhưng tôi chỉ đề cập đến 4 kiểu chính như sau:

Sieu-trader-Nhat-Ly-thuyet-Song-va-Ly-thuyet-Quan-sat-Gia-TraderViet9.png


Cách tính đầu tiên được gọi là V Caculation. Giả sử, thị trường bắt đầu ở điểm A và bạn có một vị thế Buy ở trên điểm A một chút. Và khi bạn theo dõi thị trường, giá đi lên điểm B, nhưng khi nó giảm trở lại điểm C (thời điểm hiện tại) tức là bạn đã có cho mình một chút lợi nhuận rồi. Bây giờ là lúc tìm kiếm nơi để chốt lời. Trong trường hợp này, bạn có thể sử dụng phép tính này để biết mục tiêu tiềm năng (điểm D).

Sieu-trader-Nhat-Ly-thuyet-Song-va-Ly-thuyet-Quan-sat-Gia-TraderViet10.png


Ý tưởng với phép tính V này rất đơn giản. Về cơ bản, bạn lấy số pip từ điểm B đến C, cộng nó với mức giá của điểm B, bạn sẽ được mức giá cao hơn gấp đôi tính từ điểm C. Vậy, nếu khoảng cách từ B đến C là 10 pips, thì khoảng cách từ C đến D sẽ là 20 pips.

Tiếp theo là E Caculation. Bạn sẽ lấy số pip tính từ A đến B (không quan tâm giá sẽ pullback bao nhiêu pip), bạn lấy con số đó cộng với mức giá của điểm B, bạn sẽ có được mức giá của điểm D. Vậy, nếu khoảng cách A đến B là 20 pips, vậy khoảng cách từ B đến D sẽ là 20 pips (tức thị trường kéo dài đà tăng 20 pips lên trên).

Sieu-trader-Nhat-Ly-thuyet-Song-va-Ly-thuyet-Quan-sat-Gia-TraderViet11.png


Tiếp nữa là N Caculation. Bạn cũng tính khoảng cách pip từ A đến B tương tự như E Caculation, và giả sử thị trường pullback về điểm C, bạn sẽ cộng số pip khoảng cách từ A đến B với điểm C, cho nên khoảng cách từ A đến B và khoảng cách từ C đến D sẽ bằng nhau.

Sieu-trader-Nhat-Ly-thuyet-Song-va-Ly-thuyet-Quan-sat-Gia-TraderViet12.png


Tôi sẽ cho bạn biết cách nhớ được những công thức này.

Sieu-trader-Nhat-Ly-thuyet-Song-va-Ly-thuyet-Quan-sat-Gia-TraderViet13.png


  • V Caculation sẽ như thế này. Bạn thấy chữ V ở đây chứ? Và mục tiêu D sẽ cao gấp đôi từ cú pullback về điểm C.
  • E Caculation thì sao? Bạn thấy chữ E chứ?
  • N Caculation thì cũng giống như chuyển động của thị trường. Khoảng cách từ A-B bằng C-D.
Bây giờ, hãy cùng đi tiếp với NT Caculation. Nó hơi khó hiểu nên hãy nghe cho kỹ nhé!

Từ điểm A, giá đi lên điểm B, và pullback về điểm C, phải vậy không? Bạn tính số pip giữa điểm C và A, rồi cộng nó với mức giá hiện tại của C, cho nên số pip giữa C và A sẽ bằng với số pip giữa C và mục tiêu D. Đó là một mục tiêu dựa trên NT Caculation.

Cách để nhớ cách tính này là bạn sẽ vẽ một chữ N ở đây và một chữ T ở kia.

Sieu-trader-Nhat-Ly-thuyet-Song-va-Ly-thuyet-Quan-sat-Gia-TraderViet14.png


Vậy khoảng cách giữa điểm C và A sẽ bằng với khoảng cách giữa điểm C và D, đúng không nào?

Tôi đã ghi công thức ở ngay bên cạnh tên của mỗi cách tính, cho nên dù là xu hướng tăng hay giảm, dù là bạn trade cặp tiền nào, bạn chỉ cần bỏ giá vào mỗi điểm A, B và C, và áp dụng các mức giá vào công thức, bạn sẽ có được mục tiêu được kỳ vọng D theo mỗi cách tính.

Ví dụ:

Sieu-trader-Nhat-Ly-thuyet-Song-va-Ly-thuyet-Quan-sat-Gia-TraderViet15.png


Giả sử bạn đang quan sát cặp USDJPY và cố gắng tính toán mục tiêu theo V Caculation. Bạn tìm ra mức giá của điểm A là 90 yên, điểm B là 95 yên, và giả sử thị trường pullback về 92.5 yên (điểm C), thì bạn có thể áp các mức giá này vào công thức V Caculation như trên, bạn sẽ có:

95 + 95 - 92.5 = 97.5

Đó sẽ là mức giá của mục tiêu D theo công thức V Caculation.

Và bạn có thể làm tương tự với E, N và NT Caculation để tính ra mục tiêu kỳ vọng.

Sieu-trader-Nhat-Ly-thuyet-Song-va-Ly-thuyet-Quan-sat-Gia-TraderViet16.png


Như tôi đã nói, có rất nhiều biến thể công thức khác, chẳng hạn như 2E Caculation, 3E Caculation (tức là bạn nhân 2 hoặc nhân 3 mục tiêu giá tính ra), Half-price Caculation (tức là bạn cộng các mục tiêu giá tính ra bởi các công thức V, E hoặc N Caculation rồi chia chúng cho 2). Nhưng đây là những phiên bản vận dụng, nên tôi sẽ không đi sâu vào chi tiết ở lần này.

Bây giờ, tôi sẽ đưa các bạn qua các ví dụ chart thực tế nhé!

VÍ DỤ CHART THỰC TẾ


Đây là chart khung Daily của EURJPY. Giữa các động lượng giảm này, các đỉnh và đáy đã di chuyển chính xác theo chu kỳ 9 ngày (một con số trong Kihon Suchi). Tôi đã đặt các đường nằm dọc màu vàng trên các đỉnh và đáy đó. Con sóng đầu tiên có hình chữ V và con sóng thứ hai có hình chữ I.

Sieu-trader-Nhat-Ly-thuyet-Song-va-Ly-thuyet-Quan-sat-Gia-TraderViet17.png


Và nếu bạn nhìn vào các ngưỡng giá này, bạn sẽ biết mục tiêu D được tính toán theo công thức của V Caculation.

Điểm B là 121.298 yên và điểm C là 122.337 yên. Vậy: 122.337 - 121.298 = 1.039 tức là khoảng 104 pips.

Sieu-trader-Nhat-Ly-thuyet-Song-va-Ly-thuyet-Quan-sat-Gia-TraderViet18.png


Nếu giá giảm 104 pips từ điểm C, bạn sẽ có mức giá nào? Bạn lấy mức giá của B (121.298) trừ cho 1.04, bạn sẽ được 120.258. Và nếu bạn nhìn vào chart, bạn thấy nó gần sát với mục tiêu, phải không?

Thị trường là bearish, nên nó có thể hơi khó cho bạn, bởi vì bạn phải tính ngược, nhưng bạn đã thấy cách tôi kết hợp 3 lý thuyết trên lại với nhau rồi chứ?

Sieu-trader-Nhat-Ly-thuyet-Song-va-Ly-thuyet-Quan-sat-Gia-TraderViet19.png


Đầu tiên, bạn tìm nơi thị trường di chuyển với cùng chu kỳ thời gian (như Kihon Suchi). Khi đã xác định được mô hình thời gian, bạn sẽ kiểm tra các con sóng, liệu nó là sóng hình chữ I, chữ V hay chữ N. Tiếp theo, bạn lấy các mức giá của điểm A, B, C và tính toán mục tiêu giá có thể nằm ở đâu.

Tất nhiên, thị trường không phải lúc nào cũng di chuyển dựa theo Lý thuyết Thời gian hay Lý thuyết Quan sát Giá, nhưng khi bạn nhận thấy các mô hình này trên biểu đồ, thì nó rất đáng để trade dựa trên các công thức tính toán.

Quay lại với biểu đồ lúc nãy, bạn có thể muốn Sell vì nghĩ rằng thị trường đang có xu hướng giảm, nhưng bạn không chắc nên đặt lệnh ở đâu. Sau đó, khi nhìn chart, bạn nhận ra một sóng hình chữ V với chu kỳ 9 ngày. Nếu bạn lùi lại đúng 9 ngày, bạn hiểu ra rằng sóng chữ V đó nằm sau ngay một con sóng hình chữ I tăng.

Giả sử bạn nhận thấy mô hình 2 đáy, hoặc Vai-Đầu-Vai ở khung thời gian thấp hơn (như khung H1 hoặc M15) ngay tại râu nến hướng lên trên này đây.

Sieu-trader-Nhat-Ly-thuyet-Song-va-Ly-thuyet-Quan-sat-Gia-TraderViet20.png


Vậy, bạn đã khá tự tin để đặt lệnh Sell tại đây rồi đúng không? Và khi bạn nắm giữ vị thế, giá bắt đầu giảm từ điểm C, tuy nhiên, bạn bắt đầu hoang mang: "Tôi nên chốt lời ở đâu đây?"

Bạn biết đấy, đôi khi chốt lời còn khó hơn cả việc cắt lỗ, bởi vì chúng ta đều tham lam và bạn luôn ở trong tình thế tiến thoái lưỡng nan khi chốt lời: nếu chốt quá sớm thì giá có thể mở rộng lợi nhuận ngay sau đó, nhưng nếu ra quyết định quá muộn, thì lợi nhuận có thể biến thành thua lỗ.

Và trong trường hợp đó, Lý thuyết Quan sát Giá có thể cho bạn câu trả lời. Dựa trên các mức giá tại A, B và C, cũng như các công thức V, E, N và NT Caculation, bạn sẽ có 4 mục tiêu khác nhau. Sau đó, bạn sẽ chốt lời khi quan sát hành động giá thực tế trên thị trường. Và đôi khi, mục tiêu có thể nằm cùng ngưỡng giá với đường hỗ trợ hoặc kháng cự, hoặc nó có thể chạm vào đường kênh giá. Như thế, bạn sẽ càng được củng cố với mục tiêu đó!

Nên nhớ rằng, đây không phải là một công thức chén thánh. Hãy kết hợp nó với các đường và chỉ báo khác mà bạn tin tưởng.

Okay, hãy cùng xem một ví dụ khác nhé. Đây là chart khung Daily của cặp EURGBP.

Sieu-trader-Nhat-Ly-thuyet-Song-va-Ly-thuyet-Quan-sat-Gia-TraderViet21.png


Từ điểm A, giá đi lên điểm B, rồi đi xuống điểm C, rồi chạm vào mục tiêu D. Nếu bạn tính theo công thức N Caculation, bạn sẽ ra được mục tiêu D.

Trong trường hợp này, N Caculation là câu trả lời chính xác, nhưng đó là khi bạn đã nhìn thấy hành động giá rồi. Trong live chart, bạn có thể nhìn một chart như thế này và có thể bạn đang tìm kiếm một cú đảo chiều.

Sieu-trader-Nhat-Ly-thuyet-Song-va-Ly-thuyet-Quan-sat-Gia-TraderViet22.png


Đầu tiên, bạn sẽ nhận thấy thị trường đang ở trong một chu kỳ 10 ngày. Vậy bạn có thể tưởng tượng, trong khoảng 3 ngày nữa, thị trường sẽ chạm một ngưỡng giá quan trọng phải không? Sau đó, bạn bắt đầu tính toán với với 4 công thức và đánh dấu trước các mức giá có tiềm năng đảo chiều, kết hợp cùng các ngưỡng giá và chỉ báo khác, hoặc dựa trên các tin tức kinh tế vào lúc đó.

Khi thời gian trôi qua, cuối cùng giá đã bị cản tại điểm D (kết quả theo công thức N Caculation). Bạn đặt lệnh Sell ở đây và kiếm được rất nhiều pip lợi nhuận.

Sieu-trader-Nhat-Ly-thuyet-Song-va-Ly-thuyet-Quan-sat-Gia-TraderViet23.png


Những công thức tính này sẽ không cho bạn biết giá sẽ chạm đến ngưỡng giá nào, nhưng nó có thể hoạt động như một mục tiêu tiềm năng để bạn biết rõ mình nên làm gì tiếp theo.

Sieu-trader-Nhat-Ly-thuyet-Song-va-Ly-thuyet-Quan-sat-Gia-TraderViet24.png


Như vậy là đã kết thúc series Ichimoku Kinko Hyo rồi. Hy vọng qua 5 Phần này, các bạn đã nắm rõ hơn cách kết hợp 3 lý thuyết chính cùng với chỉ báo Ichimoku để kiếm được thật nhiều lợi nhuận trên thị trường nhé!

Sieu-trader-Nhat-Ly-thuyet-Song-va-Ly-thuyet-Quan-sat-Gia-TraderViet25.png


Nguồn: forex-kei

Đừng quên THẢ TIM, SHARE VÀ COMMENT để ủng hộ mình nhiều hơn nữa nhé!! Nice day cả nhà ;););)
 

Giới thiệu sách Trading hay
Giao Dịch Theo Xu Hướng Để Kiếm Sống

Sách chia sẻ chiến lược giao dịch, tâm lý, phương pháp quản lý vốn thực chiến của Trader 18 năm kinh nghiệm giao dịch theo xu hướng
Chỉnh sửa lần cuối:
thanks ad.rất hay, mây ichimoku này áp dụng cho thị trường cổ phiếu ổn không ad.
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 300 Xem / 15 Trả lời
  • captainfx trong Chuyện bên lề 711 Xem / 1 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 169 Xem / 6 Trả lời
  • TraderLC trong Hội Trader giao dịch Quỹ 2,230 Xem / 32 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên