Sự kiện Tái cân bằng danh mục cuối tháng (month-end rebalancing) là gì và cách một số phòng giao dịch Ngoại hối tận dụng sự kiện này!

Sự kiện Tái cân bằng danh mục cuối tháng (month-end rebalancing) là gì và cách một số phòng giao dịch Ngoại hối tận dụng sự kiện này!

Sự kiện Tái cân bằng danh mục cuối tháng (month-end rebalancing) là gì và cách một số phòng giao dịch Ngoại hối tận dụng sự kiện này!

Mạc An

Junior Mod
Thành viên BQT
Trial mod
17,803
84,117
Xin chào toàn thể anh em,

Ngày hôm nay chúng ta có một sự kiện mà có lẽ anh em đã đọc qua đâu đó trên các trang tài chính và thường được nhắc đi nhắc lại nhiều lần, đó chính là Month-End Rebalancing - tạm dịch là Tái cân bằng danh mục cuối tháng. Vậy thì tái cân bằng danh mục cuối tháng là gì và cách một số phòng giao dịch Ngoại hối kiếm tiền dựa vào sự kiện này. Mời anh em cùng tìm hiểu.

upload_2021-3-31_19-41-36.png


Trước khi đi vào ví dụ thì chúng ta cùng thâm nhập một chút vào giới đầu tư tài chính chuyên nghiệp. Và dưới đây là cách SocGen (Société Générale - một trong những công ty dịch vụ tài chính lớn của châu Âu, có hoạt động trên khắp thế giới. Trụ sở đóng tại Tours Société Générale ở quận kinh doanh của La Défense phía Tây Paris, Pháp) giải thích mô hình giao dịch dựa trên sự kiện tái cân bằng danh mục cuối tháng của mình và nêu lên cách họ dự đoán điều gì sẽ xảy ra vào thời điểm chốt sổ cuối tháng (Đây là 1 mô hình, chiến lược giao dịch chứ không phải sự kiện nhé anh em, sự kiện sẽ được mình nhắc đến sau)

“Mô hình giao dịch với sự kiện Tái cân bằng cuối tháng dựa trên tiêu chuẩn mà các nhà quản lý danh mục đầu tư toàn cầu đã đặt ra đối với nghiệp vụ phòng hộ rủi ro tỷ giá cho các tài sản trong danh mục đầu tư của họ. Điều này có nghĩa là các nhà quản lý danh mục đầu tư sẽ cần phải tái phòng hộ rủi ro tỷ giá, để các tiêu chuẩn về quản lý tài sản của họ được duy trì. Thông thường, các luồng tái cân bằng này thường xuất hiện vào ngày cuối tháng và tác động của chúng được cảm nhận nhiều nhất vào khoảng 4 giờ chiều tại London (Khoảng 10 giờ tối giờ Hà Nội).

Chúng tôi sẽ xem xét sự thay đổi trong thị trường vốn dựa trên vốn hóa thị trường cho tất cả các thị trường thuộc nhóm G10, và chúng tôi sử dụng điều này để đánh giá các động thái có thể xuất hiện trên thị trường FX giao ngay. Nói cách khác, chúng tôi tìm kiếm những dấu hiệu cho thấy giá trị của tài sản đã thay đổi như thế nào trong suốt tháng và từ đó ngoại suy ra hành động tái cân bằng danh mục đầu tư có thể sẽ diễn ra như nào. Chúng tôi tạo ra một mô hình định giá cho tất cả các cặp tiền tệ G10 so với đồng USD cho biết hướng dự kiến và sức mạnh của dòng chảy cuối tháng. Độ mạnh của tín hiệu phụ thuộc vào quy mô thị trường vốn và dòng tiền dịch chuyển trong suốt tháng đó, so với lịch sử trước đó (từ năm 2002). Tín hiệu này sẽ được thể hiện trên thang điểm từ +5 đến -5. Tín hiệu +5 cho biết dòng chảy cuối tháng dự kiến sẽ dương > USD/CCY mạnh, trong khi -5 cho biết dòng chảy dự kiến sẽ âm > USD/CCY yếu.”


Okay, sau khi đọc phần giải thích của anh em SocGen thiện lành thì anh em có thể sẽ có một chút hoang mang. Tuy nhiên, mình sẽ làm rõ hơn một chút về sự kiện này.

Nhắc lại nguồn gốc của Thị trường Ngoại Hối


Đầu tiên, anh em nên nhớ, nguồn gốc bắt đầu của thị trường ngoại hối là gì? Thị trường ngoại hối không phải là một thị trường đầu cơ đơn thuần (chỉ được xây dựng nhằm mục đích mua, bán) mà là thị trường trung gian. Có nghĩa là thị trường này được tạo ra nhằm mục đích trao đổi tiền tệ phục vụ cho hoạt động kinh doanh buôn bán. Nếu Mỹ muốn nhập khẩu cá Tra, cá Basa của Việt Nam, họ phải dùng USD mua VND để trả cho các doanh nghiệp Việt Nam và ngược lại. Đây là một ví dụ trong thị trường kinh doanh xuất nhập khẩu đơn thuần. Bên cạnh những thị trường truyền thống, có một thị trường khác mà hẳn những anh em giao dịch tài chính như chúng ta không ai không biết - đó là thị trường Vốn. Hẳn những anh em giao dịch trên TTCKVN không còn xa lạ với “Khối Ngoại” hay anh em ta vẫn thường dùng từ lóng là “Tây Lông”. Thị trường Vốn, cũng giống như thị trường truyền thống, cũng cần sự luân chuyển tiền tệ để các giao dịch được thực hiện một cách trôi chảy. Và các hoạt động mua/bán tiền tệ này được gọi là Dòng luân chuyển Vốn với trung gian là Thị trường Ngoại hối.

Vậy thì Dòng luân chuyển vốn này có liên quan gì tới hoạt động Tái cân bằng danh mục?


Okay, chúng ta sẽ cùng xem lại qua mục đích của các Quỹ quản lý tài sản. Hẳn là họ khác với anh em chúng ta, kiếm vài pips mỗi ngày để rồi ngủ ngủ khoèo vào buổi tối. Nhiệm vụ của họ là làm sao để danh mục đầu tư tăng trưởng, chứ không phải vài pips trên thị trường Ngoại hối, nên họ cần loại bỏ tất cả những rủi ro liên quan, trong đó có cả rủi ro về biến động Tỷ giá Hối đoái.

Giả sử một nhà quản lý danh mục đầu tư của Hoa Kỳ đầu tư vào TTCK Hoa Kỳ và Châu Âu với 50% danh mục cho mỗi thị trường và hiệu suất của tháng đó là 15% trên thị trường Hoa Kỳ và 10% trên thị trường Châu Âu. Vào cuối tháng, tổng giá trị danh mục đầu tư bằng đồng đô la Mỹ chênh 5% so với danh mục đầu tư bằng đồng Euro. Điều đó đặt các nhà quản lý quỹ vào tình thế khó khăn, đặc biệt là những danh mục đầu tư thụ động (như quỹ chỉ số)… Tại sao? Bởi vì tiền tệ sẽ thay đổi. Vì vậy, nếu họ muốn duy trì cùng một tỷ lệ lợi nhuận, họ sẽ phải bán "thêm" đô la và mua euro để đưa quỹ tổng thể trở lại cân bằng. Đây chính là hành động “Tái cân bằng danh mục” vào cuối tháng mà mình có đề cập đến ở trên.

Sau khi đọc lại phần giải thích phía trên, hẳn anh em đã có thể hiểu hơn về cách một số phòng kinh doanh ngoại hối sử dụng sự kiện Tái cân bằng danh mục vào cuối tháng để giao dịch như SocGen có đề cập ở phía trên. Và rõ ràng, những mô hình này rất khó thu lợi nhuận ngoại trừ một khoảng thời gian rất ngắn xung quanh thời điểm chốt sổ cuối tháng. Bên cạnh đó, các nhà giao dịch nhỏ lẻ như chúng ta cũng không thể tận dụng được thời điểm này khi chúng ta không có các báo cáo lưu chuyển tiền tệ và các phân tích chuyên sâu dựa trên dòng luân chuyển trên thị trường Vốn. Việc tìm hiểu sự kiện này chỉ cho chúng ta thông tin rằng “Đây thường là thời điểm hỗn loạn, và là cuộc chiến của phe Cá mập. Nếu tránh được, hãy tránh bằng mọi giá!”

Chúc anh em nghiên cứu vui vẻ!
Mạc An

P/s: Đây là 1 bài viết dựa trên hiểu biết cá nhân và tham khảo thêm các nguồn như forexlive.com, globalprime. Nếu có gì thiếu sót hay hiểu nhầm, mong anh em bổ sung và góp ý!
 

Giới thiệu sách Trading hay
Phương Pháp VPA - Kỹ Thuật Nhận Diện Dòng Tiền Thông Minh bằng Hành Động Giá kết hợp Khối Lượng Giao Dịch

Phương pháp VPA - Volume Price Analysis - là phương pháp Price Action hướng dẫn ĐỌC GIÁ / NẾN kết hợp với KHỐI LƯỢNG GIAO DỊCH để tìm ra hướng đi của DÒNG TIỀN THÔNG MINH

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • DuongHuy trong Hệ thống giao dịch - Trading system 37,489 Xem / 18 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,561 Xem / 94 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 367 Xem / 29 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 345 Xem / 18 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên